Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.2. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm 1997 - 2000
1.2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
* Chủ trương và biện pháp phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
Tháng 1 năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bắc Ninh. Cùng với việc kiện toàn bộ máy tổ chức các cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lí Nhà nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã sắp xếp, tổ chức lại hệ thống tổ chức Đảng cho phù hợp với bộ máy tổ chức mới và tăng cường sự lãnh đạo trực
24
tiếp của Tỉnh ủy trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng.
Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra trong Nghị quyết các Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, lần thứ VIII, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã họp Hội nghị lần thứ nhất ngay trong tháng 1 năm 1997 và xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là: “Tập trung cao độ mọi có gắng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và mở mang dịch vụ”
[4, tr.522]. Hội nghị khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng bộ Tỉnh đến phát triển nông nghiệp.
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân Tỉnh đã có kế hoạch cụ thể triển khai nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, quán triệt và phân công nhiệm vụ cho các ngành, các cấp trong Tỉnh đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng những văn bản cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy và Nghị quyết Hội đồng Nhân dân Tỉnh để thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Sau gần một năm tái lập, trên cơ sở những kết quả đạt được trong phát triển KTXH nói chung và mục tiêu phát triển nông nghiệp nói riêng, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Đại hội đã mở ra một giai đoạn phát triển mới, đáp ứng được lòng mong mỏi, tin tưởng của nhân dân toàn Tỉnh.
Nhận thức tính đúng đắn, thiết thực của mục tiêu phát triển mạnh mẽ nông nghiệp theo định hướng CNH, HĐH, đáp ứng thực tiễn xây dựng, phát triển KTXH của Tỉnh, bước sang nhiệm kì 1998 - 2000 Đảng bộ Tỉnh đã quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp phát triển nông nghiệp.
Đại hội đã xác định mục tiêu kinh tế của Tỉnh là: “từng bước hình thành các khu công nghiệp tập trung có công nghệ cao, các cụm công nghiệp đồng thời xúc tiến CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn” [1, tr.24]. Đây là hai hướng quan trọng có tính chiến lược đối với nền kinh tế của Tỉnh. Để thực
25
hiện mục tiêu đó, Đại hội xác định phải: “khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, vốn, đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp toàn diện, từng bước chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao” [1, tr.25].
Đại hội cũng đã xác định những phương hướng và giải pháp cụ thể thực hiện nhiệm vụ:
Đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, đẩy mạnh thủy lợi hóa, từng bước thực hiện điện khí hóa, cơ khí hóa nông nghiệp, nông thôn. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt xuống còn 60%.
Đẩy mạnh sản xuất lương thực nhằm đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng tại chỗ, mở rộng diện tích lúa đặc sản, chất lượng cao để có nhiều lương thực hàng hóa. Phấn đấu đến năm 2000 đạt 400 ngàn tấn.
Lương thực bình quân đầu người đạt 407 kg. Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày đạt diện tích 4,3 ha, rau đậu các loại đạt 9 ngàn ha... Chuyển một phần diện tích cấy lúa, màu sang kinh doanh cây, con có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu đạt giá trị sản xuất trên một ha canh tác từ 16,6 triệu đồng năm 1995 lên trên 22 triệu đồng năm 2000.
Đặc biệt chú trọng thâm canh, tăng năng suất cây trồng đi đôi với mở rộng diện tích bằng tăng vụ, đưa hệ số sử dụng đất từ 2,09 lần năm 1995 lên 2,22 lần năm 2000. Mở rộng diện tích lúa mùa sớm, sử dụng có hiệu quả các bãi bồi ven sông, phát triển mạnh cây vụ đông nhất là cây ngô lai, khoai tây và các loại rau màu.
Khuyến khích phát triển sản xuất theo mô hình trang trại gắn trồng trọt với chăn nuôi. Phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế VAC theo hình thức, quy mô hợp lí. Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình như cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế đồi rừng, “Sind hóa” đàn bò, “Nạc hóa” đàn lợn, kiên cố hóa kênh mương, hình thành các vùng sản xuất tập trung cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây đặc sản để đáp ứng nhu cầu thị trường.
26
Đổi mới cơ chế quản lí và tăng cường đầu tư cho các cơ sở sản xuất giống cây, con. Thực hiện chính sách khuyến nông, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển các dịch vụ cung ứng phân bón, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, tưới tiêu, tiêu thụ sản phẩm.
Quản lí chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, từng bước chuyển dịch một số diện tích trồng cây lương thực bấp bênh sang trồng cây, con có hiệu quả cao. Chăm sóc, quản lí tốt diện tích rừng, phát triển phong trào trồng cây, gây rừng [1, tr.25-26]. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình cụ thể để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp như: Nghị quyết 09 - NQ/TU tháng 3 năm 1998 về “Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống trong trồng trọt”; Nghị quyết 05 - NQ/TU tháng 5 năm 1999 về “Thực hiện trợ giá giống lúa cho nông dân”;Nghị quyết số 09-NQ/TU tháng 9 năm 1999 về “Sản xuất và sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng cao”; Chỉ thị 13 - CT/TU tháng 4 năm 2000 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân”; Quyết định 21/2000/QĐ - UBND tháng 7 năm 2000 về “Thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương”;
Nghị quyết 07/2000/NQ - HĐND tháng 1 năm 2000 về “Hỗ trợ cho các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp”... Những Chỉ thị, Nghị quyết này đã tạo thuận lợi để triển khai kế hoạch, chương trình phát triển nông nghiệp đồng thời tạo ra động lực mạnh mẽ để nhân dân Bắc Ninh hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh đề ra trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước, Tỉnh ủy Bắc Ninh xác định năm 1997 là năm khởi đầu cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH làm thay đổi bộ mặt của Tỉnh và trước hết là trong lĩnh vực nông nghiệp.
* Sự chỉ đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp, trong những năm 1997 - 2000 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, các cấp ủy Đảng và chính quyền đặc biệt là ngành nông nghiệp đã chú trọng triển khai nhiệm
27
vụ phát triển nông nghiệp và thu được những kết quả đáng mừng, góp phần tạo nên diện mạo kinh tế mới của Tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Tỉnh lần thứ XV, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị cụ thể.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, sự nỗ lực của nhân dân địa phương, nền kinh tế Bắc Ninh có sự chuyển biến tích cực. Trong 4 năm (1997 - 2000), giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh tăng bình quân hàng năm 12,4%, công nghiệp, xây dựng tăng 23,5%, dịch vụ tăng 9,2%; GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt 348 USD, tăng 7,06% so với 1996; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 38,8%, công nghiêp, xây dựng tăng lên 31,5% [4, tr.25-26].
Đây là những tiền đề quan trọng tạo ra sự chuyển biến KTXH của Tỉnh nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chương trình phát triển nông nghiệp, Tỉnh cũng gặp không ít khó khăn.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế phụ thuộc nhiều vào thời tiết, trong thời gian này sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn. Năm 1998, thời tiết liên tục có những diễn biến bất thường, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Năm 1999, nắng hạn kéo dài dẫn đến diện tích gieo trồng các loại cây trong Tỉnh đều giảm đặc biệt là các loại cây rau, màu. Trước khó khăn đó, Tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến nông kịp thời như cho vay vốn, hỗ trợ thủy lợi phí, hỗ trợ giống... tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân ổn định sản xuất và đạt nhiều kết quả quan trọng.
* Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trong 4 năm (1997 - 2000), sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh đạt tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân gần 6%/năm. Sản lượng lương thực đạt 466.800 tấn tăng hơn 144.200 tấn so với năm 1996. Lương thực bình quân đầu người đạt 490,9 kg, tăng 83,9kg so với
28
năm 1996. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm 2000 đạt 26,9 triệu đồng tăng 9 triệu đồng/ha so với năm 1996 [82, tr.1].
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 4%/năm; thủy sản tăng 16%/năm. Vì vậy, tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản tăng trưởng với tốc độ cao, đạt khoảng gần 6% [82, tr.12]. Tuy nhiên tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp với trên 60%.
Tuy vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh trong thời gian này diễn ra còn chậm, xu hướng chuyển dịch không ổn định và trong từng lĩnh vực lại có sự khác nhau.
Ngành trồng trọt
Trồng trọt luôn được ưu tiên hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Đây là lĩnh vực đảm bảo nhu cầu lương thực, vấn đề đầu tiên để đáp ứng các yêu cầu phát triển khác. Trong thời gian này, ngành trồng trọt của Bắc Ninh đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,25%. Đặc biệt là năm 2000 với thời tiết thuận lợi và thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, trồng trọt của Tỉnh đã đạt kết quả khá toàn diện.
Bảng 1.1: Kết quả gieo trồng cây lương thực qua các năm Năm Sản lượng quy thóc
(tấn)
Năng suất bình quân (tạ/ha)
Diện tích gieo trồng (ha)
1998 371.197 35,8 103.564
1999 414.400 39,5 104.812
2000 466.800 44,5 104.817
Nguồn: Báo cáo kết quả 5 năm phát triển nông nghiệp 1998 - 2002;
lưu tại Văn phòng Hội Nông dân Tỉnh.
Đạt được những kết quả trên là do cơ cấu cây trồng của Bắc Ninh đã có sự thay đổi phù hợp. Bên cạnh việc tăng diện tích các cây lương thực nhờ đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích Tỉnh còn tăng nhanh diện tích các loại
29
cây rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp nhờ việc đẩy mạnh việc tăng cường hệ số sử dụng đất từ 2,14 lần năm 1996 lên 2,21 lần năm 2000 vượt mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh đề ra. Nông dân trong Tỉnh đã tận dụng có hiệu quả đất bãi đưa vào trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày với hiệu quả kinh tế cao như các loại đậu tương, lạc, dâu... hình thành một số vùng chuyên canh ở các huyện như Từ Sơn, Yên Phong, Tiên Du, Thị xã Bắc Ninh. Vì vậy diện tích không ngừng tăng đạt trên 4.500 ha vượt chỉ tiêu đề ra. Sản lượng các loại rau, cây công nghiệp ngắn ngày cũng tăng nhanh. Trong đó, rau các loại tăng từ 116.400 tấn năm 1997 lên 120.329 tấn; đậu tương tăng từ 1.919 tấn lên 2.024 tấn; lạc tăng từ 2.453 tấn lên 2.893 tấn [82, tr.7].
Như vậy, trong những năm qua, diện tích gieo trồng của Tỉnh khá ổn định và có xu hướng tăng với tốc độ chậm tuy nhiên năng suất bình quân lại không ngừng tăng. Trong đó, có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh các loại cây ăn quả, cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đây là xu hướng tích cực để Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH trong những năm tiếp theo.
Đối với lâm nghiệp: với diện tích rừng không lớn chỉ chiếm khoảng 1%
diện tích đất tự nhiên của Tỉnh và chủ yếu tập trung ở các huyện như Quế Võ, Tiên Du. Thực hiện các chương trình của Chính phủ như chương trình trồng 5 triệu ha rừng, Tỉnh ủy đã có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển lâm nghiệp. Với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, công tác trồng rừng đã được chú trọng. Đến năm 2000, Bắc Ninh đã cơ bản phủ xanh đất trống, đồi trọc. Trong 4 năm (1997 - 2000), Tỉnh đã trồng thêm được 277 ha rừng tập trung, 8,3 triệu cây phân tán, nâng tổng diện tích rừng lên 700 ha, phủ xanh trên 80%
diện tích đồi. Công tác chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng dày thêm diện tích hiện có, đồng thời phát triển trồng thêm các loại cây ăn quả trên đất đồi rừng luôn được quan tâm phát triển và thu nhiều kết quả quan trọng.
30
Bảng 1.2: Kết quả sản xuất lâm nghiệp Năm Diện tích rừng trồng
(ha)
Số lượng cây trồng mới (cây)
Diện tích rừng chăm sóc (ha)
1998 230 2.000.000 190
2000 174 1.600.000 325
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp 5 năm (1997 - 2002);
Lưu tại Văn phòng Hội Nông dân Tỉnh Ngành chăn nuôi
Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh đã đạt nhiệm vụ tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp là một trọng những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện phát triển nông nghiệp của Tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Chính vì vậy, chăn nuôi đã tiếp tục được phát triển mạnh trong các địa phương của Tỉnh. Các chương trình như “Sind hóa” đàn bò, “Nạc hóa” đàn lợn đã được triển khai rộng khắp. Sau 4 năm thực hiện, ngành chăn nuôi của Tỉnh đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Đến năm 2000, đàn trâu của Tỉnh có 17.065 con đạt 93,5%; đàn bò là 42.647 con đạt 104,7%; tổng đàn lợn là 419.685 con đạt 105,3%; tổng đàn gia cầm là 3,5 triệu con đạt 136,9% so với năm 1999. Phong trào chăn nuôi trâu bò lấy sức kéo kết hợp với lấy thịt đã trở thành xu hướng phát triển phổ biến ở các địa phương. Đàn bò sữa tiếp tục được phát triển ở các huyện như Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành. Chăn nuôi gia cầm quy mô vừa và lớn có xu hướng mở rộng. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 41.548 tấn, tăng 28,2% so với năm 1999 [82, tr.2].
Nuôi trồng thủy sản
Với chủ trương chuyển diện tích đất trũng, cấy lúa bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản, trong những năm qua Bắc Ninh đã áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích mở rộng diện tích mặt nước. Phong trào cải tạo ao hồ, diện tích mặt nước nước để nuôi trồng thủy sản. Trong 4 năm 1997 - 2000, Bắc Ninh
31
đã đưa 4.196 ha ao hồ và ruộng trũng vào nuôi thả cá chiếm trên 90% diện tích ao hồ và 35% ruộng trũng của toàn Tỉnh. Sản lượng thủy sản bao gồm cả nuôi trồng và đánh bắt năm 2000 đạt 6.773 tấn, tăng 3,5% so với năm 1997.
Đặc biệt, Bắc Ninh đã hình thành 209 vùng chăn nuôi thủy sản tập trung trong đó tập trung nhiều ở các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ [82, tr.16].
Để tăng hiệu quả nuôi trồng thủy sản, trong thời gian này Tỉnh đã chú ý đến công tác chọn lọc, sản xuất các giống nhân tạo có năng suất cao để đáp ứng nhu cầu giống nuôi cho các loại mặt nước, các vùng sinh thái.
Bên cạnh nuôi cá, Bắc Ninh còn chú trọng mở rộng diện tích các loại thủy sản hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao như ba ba, ếch...ở các huyện như Lương Tài, Tiên Du.
Như vậy, trong cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Trong lĩnh vực trồng trọt cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau màu. Sự chuyển biến này đã tạo ra tiền đề cần thiết cho sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp của Tỉnh trong những năm tiếp theo.
* Về phát triển kinh tế hợp tác xã
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã góp phần đưa đến sự đổi mới của kinh tế HTX nông nghiệp. Trong những năm qua, hoạt động của HTX ở Bắc Ninh đã từng bước được đổi mới và hoạt động ngày càng có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trong Tỉnh.
Quán triệt Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI về đổi mới quản lí nông nghiệp và Luật HTX (1996), Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV đã xác định nhiệm vụ: “Triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã và các chính sách khuyến khích HTX, tạo điều kiện để kinh tế HTX thực sự là hình thức liên kết tự nguyện của người lao động, nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên