Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG NHỮNG NĂM 2001 - 2008
2.2. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
2.2.3. Thực hiện cơ khí hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
* Thực hiện cơ khí hóa
Một điều tất yếu của quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn là phải thực hiện cơ giới hóa bởi không thể có một nền nông nghiệp tiên tiến nếu chỉ dựa vào nông nghiệp với những công cụ truyền thống sử dúng sức kéo của trâu bò mà phải thay thế cơ bản việc sử dụng máy móc.
Cơ giới hóa nông nghiệp là việc thực hiện việc đổi mới công cụ và công nghệ sản xuất của cả quá trình sản xuất, bắt đầu từ những công việc sản xuất ngoài đồng ruộng, trong chuồng trại, thu hoạch, phơi sấy, sơ chế, bảo quản, chế biến, lưu thông, vận chuyển nông sản đến tay người tiêu dùng. Cơ giới hóa trong nông nghiệp không chỉ làm tăng năng suất lao động mà còn tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
Khâu đầu tiên trong cơ giới hóa nông nghiệp là sản xuất ngoài đồng ruộng. Khâu làm đất trên diện tích cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày của Bắc Ninh trước đây chủ yếu được thực hiện bằng sức lao động thủ công. Số lượng các loại máy móc trong nông nghiệp rất ít. Năm 2000, bình quân 100 hộ dân chỉ có khoảng 0,05 chiếc máy kéo trên 12 CV; máy kéo dưới 12 CV là 1,25 chiếc.
Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân Tỉnh và ngành nông nghiệp đã xác định việc cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp là một khâu giữ vai trò quan trọng. Nó có tác động lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải phóng lao động
66
nặng nhọc, gieo trồng kịp thời vụ, tăng năng suất lao động và tăng năng suất, sản lượng lương thực hàng năm.
Đến nay, nhiều hộ nông dân đã vay vốn ngân hàng với mức ưu đãi mua máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy tuốt lúa, xe công nông... Tính đến hết năm 2007, toàn Tỉnh có khoảng hơn 4000 máy cày, máy kéo trong đó chủ yếu là máy có công suất nhỏ; hơn 2000 xe công nông vận tải và khoảng 2500 máy tuốt lúa. Số lượng máy cày, máy kéo đó đã đảm bảo thực hiện cơ giới hóa cho gần 70% diện tích đất canh tác. Đến năm 2008, 100% lúa thu hoạch đã được đập bằng máy thay thế hoàn toàn cho lao động thủ công [4, tr.575].
Bên cạnh đó, cùng với hệ thống các trạm bơm nước do HTX phụ trách, nhiều hộ gia đình còn trang bị máy bơm nước để chủ động nước cho gieo trồng cũng như phục vụ chăn nuôi đặc biệt là trong các trang trại.
Bảo quản, chế biến công nghiệp sau thu hoạch là một khâu quan trọng để tăng chất lượng sản phẩm cũng như tạo ra sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Đến nay, bên cạnh những phương pháp bảo quản truyền thống như phơi, hong, bảo quản trong các dụng cụ của gia đình đã xuất hiện ngày càng nhiều các phương pháp bảo quản công nghiệp như dùng máy sấy ngô giống tại Gia Bình, Thuận Thành. Tuy nhiên việc đầu tư sấy nông sản để tạo ra hàng hóa có chất lượng cao chưa được áp dụng rộng rãi trong Tỉnh.
Bắc Ninh đã xây dựng những nhà máy chế biến nông sản như chế biến đường, bánh kẹo, đồ uống, chế biến tinh bột sắn... Ngoài ra trên địa bàn Tỉnh cũng có những cơ sở chế biến thức ăn gia súc vừa tận dụng những sản phẩm nông nghiệp vừa cung cấp thức ăn công nghiệp cho ngành chăn nuôi, thủy sản của Tỉnh cũng như các cùng khác trong nước. Công nghiệp chế biến nông sản đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong Tỉnh.
Việc tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp ở các khâu làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản đã tiết kiệm được nhiều thời gian và công
67
sức cho người nông dân. Đồng thời góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất cho lao động, làm tăng giá trị hàng hóa của các sản phẩm nông nghiệp.
* Thực hiện thủy lợi hóa
Hệ thống thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng đến việc cung cấp nước, thực hiện tưới, tiêu cho cây trồng đặc biệt là đến khả năng thâm canh, tăng vụ. Do vậy, việc HĐH hệ thống thủy lợi cần phải tăng cường trang bị hệ thống trạm bơm, tu bổ hệ thống kênh mương, hồ đập để giải quyết yêu cầu về tưới nước, tiêu úng thoát nước lũ cho các vùng sản xuất.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 12 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về triển khai kiên cố hóa kênh mương nội đồng, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng nhân dân Tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều nghị quyết chỉ đạo như:
Nghị quyết số 31/2001/NQ- HĐND tháng năm 2001 của Hội đồng Nhân dân Tỉnh về “Tiếp tục thực hiện và bổ sung một số nội dung vào Nghị quyết của HĐND tỉnh về xây dựng đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương”. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Tỉnh cũng giao cho sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai các dự án kiên cố hóa kênh mương, xây dựng các công trình tưới tiêu. Đây được coi là công tác trọng điểm trong năm của Tỉnh.
Về công tác thủy lợi: phong trào làm thủy lợi, xây dựng trạm biến thế điện là một nhiệm vụ trọng tâm, có tính chất quyết định cho việc xây dựng công trình thủy lợi và thực hiện các đề án phát triển kinh tế như xây dựng các cánh đồng cao sản, chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ.
Trong thời gian từ 2001 - 2008, Bắc Ninh đã tiến hành cải tạo, nâng cấp và đưa vào sử dụng mới 25 trạm bơm. Nhiều trạm bơm trong Tỉnh có công suất lớn như trạm bơm Kênh Vàng II với công suất 80.000m3/giờ; trạm bơm Phấn Động II; trạm bơm Tam Tảo; trạm bơm Phú Lân. Vì vậy, mặc dù thời tiết có những diến biến bất lợi, nguồn nước tưới khan hiếm ở đầu vụ xuân
68
nhưng hai công ty Khai thác công trình thủy lợi Bắc và Nam sông Đuống đã đảm bảo tưới tiêu cho diện tích đất canh tác trung bình một năm là 75.500 ha.
Một số huyện ở vùng trũng như Lương Tài, Gia Bình, Yên Phong cũng chủ động được nguồn nước, hạn chế tình trạng ngập úng gây thiệt hại cho sản xuất.
Về kiên cố hóa kênh mương: chương trình kiên cố hóa kênh mương được tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách Tỉnh đặc biệt là trong thời gian từ 2005 - 2008. Số dự án và tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình tăng nhanh qua từng năm.
Năm 2004, Bắc Ninh đã hỗ trợ kinh phí là 15 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Tỉnh. Trong đó, tập trung vào: đầu tư kiên cố kênh loại II với 7 dự án, mức đầu tư là 13,955 tỷ đồng; đầu tư cho các tuyến kênh loại III là 10,189 tỷ đồng [101, tr.4]. Trong năm 2004, Tỉnh đã hoàn thành nhiều tuyến kênh mương, đê sông Đuống, sông Thái Bình ở các huyện Thuận Thành, Gia Bình.
Năm 2006, Tỉnh đã hoàn thành đắp 90.328 m3 đê thuộc tuyến đê trung ương; thi công cứng hóa mặt đê từ K36+900 - K37+700 đê Hữu Cầu; 122.080 m3 đê do địa phương quản lí; tu bổ 2 kè Hiền Lương ở Ba Xã, Làng Đông ở Đào Viên; tu bổ 3 cống qua đê là Châu Cầu (Quế Võ), Song Tháp (Từ Sơn).
Kẻ Tiên (Tiên Du). Tổng số tiền đầu tư cho các công trình tưới, tiêu trong năm là 100.000 triệu đồng [102, tr.5].
Năm 2007, Tỉnh triển khai thực hiện kiên cố hóa 34 tuyến kênh loại II với tổng số tiền đầu tư là 13,6 tỷ đồng [103, tr.4].
Năm 2008, đã có 19 dự án kiên cố hóa kênh mương được triển khai với số vốn đầu tư đạt 6.153 tỷ đồng; hoàn thành cứng hóa mặt cắt đê Tả Đuống Tiên Du và Quế Võ với chiều dài 6,5 km; đắp hoàn chỉnh mặt cắt và rải cấp phối mặt đê dài 6 km; tu bổ 2 cống, 3 kè [103, tr.3].
Trong 8 năm (2001 - 2008), Bắc Ninh đã hoàn thành cứng hóa 235 tuyến kênh mương các loại. Kết quả đạt được đã vượt kế hoạch đề ra. Chính
69
vì vậy những năm qua mặc dù thời tiết thường xuyên xuất hiện mưa lớn, bão lụt nhưng trên địa bàn Tỉnh ít xảy ra vỡ đê, gây thiệt hại xấu đến sản xuất nông nghiệp.
* Ứng dụng khoa học - công nghệ
Ngày nay, khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học đang là một nhân tố mới cho sự phát triển của nông nghiệp. Vì vậy cần phải đưa những tiến bộ khoa học công nghệ sinh hóa vào nông nghiệp, trước hết là những loại giống mới về cây, con phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu lớn có chất lượng cao cho công nghiệp chế biến. Áp dụng rộng rãi công nghệ và các biện pháp sinh học trong các khâu chính của quá trình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học trong giai đoạn sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị nông phẩm tiêu dùng, xuất khẩu.
Công nghệ sinh học có tác động đến việc cải tạo các loại giống, tạo ra những loại giống mới có năng suất, chất lượng cao đồng thời ảnh hưởng đến khâu chế biến, bảo quản sản phẩm. Áp dụng các thành tựu về lai giống, sản xuất phân vi sinh, chế phẩm vi sinh là biện pháp vừa tăng năng suất cây trồng, vật nuôi vừa tạo ra những nông sản sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái. Đó chính là mục đích mà nền nông nghiệp bền vững đang hướng tới. Không những thế, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ cũng là một yêu cầu cấp thiết để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng một nền nông nghiệp lạc hậu, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học, công nghệ đối với sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, Tỉnh ủy Bắc Ninh luôn quan tâm chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành trong Tỉnh nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm thúc đẩy nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tính cạnh
70
tranh của nông sản trên thị trường. Khoa học và công nghệ được xác định là khâu đột phá, tạo động lực cho sự phát triển; ưu tiên việc đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Hoạt động khuyến nông, khuyến ngư được coi trọng nhằm đưa các tiến bộ KHKT nhanh chóng đến với người nông dân. Trung tâm khuyến nông Tỉnh Bắc Ninh được thành lập và hoạt động mang lại kết quả đáng mừng, góp phần tạo ra sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh. Đến 2008, 100% số xã trong Tỉnh có cán bộ khuyến nông, thú y. Hoạt động của tổ chức khuyến nông thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành ở tỉnh, huyện và cơ sở tạo điều kiện. Hoạt động khuyến nông trong Tỉnh chủ yếu thực hiện về các mặt: phổ biến những tiến bộ kĩ thuật về trồng trọt, chăn nuôi; chuyển giao khoa học kĩ thuật; giới thiệu những mô hình sản xuất giỏi; bồi dưỡng, hướng dẫn kĩ năng, kiến thức cho nông dân để sản xuất đạt hiệu quả cao.
Một trong những sáng tạo của hoạt động khuyến nông trong Tỉnh là trung tâm khuyến nông thường xuyên phối hợp chặt chẽ với hoạt động của các đoàn thể chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội làm vườn... mở các lớp tập huấn. Từ đó, hoạt động khuyến nông có hiệu quả hơn. Không những thế các tiến bộ KHKT đã được các hộ nông dân áp dụng vào thực tế sản xuất có hiệu quả cao. Hàng năm đã có hàng trăm lớp tập huấn, chuyển giao KHKT được tổ chức với hàng chục ngàn nông dân tham gia. Chỉ tính riêng năm 2008, các tổ chức khuyến nông trong Tỉnh đã tổ chức 490 lớp tập huấn kĩ thuật cho 32.150 lượt hộ nông dân tham gia. Nội dung tập trung chủ yếu vào các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và cách vận hành bể khí Biogas; đồng thời triển khai 8 lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ khuyến nông cho trên 240 cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông và nông dân; tổ chức 65 buổi hội thảo đầu bờ và hội nghị triển khai chương trình chăn nuôi, thủy sản [104, tr.4].
71
Công tác xây dựng mô hình trình diễn kĩ thuật là một nội dung quan trọng của công tác khuyến nông nhằm đưa những tiến bộ kĩ thuật đến người nông dân một cách nhanh và hiệu quả. Hàng năm thông qua chương trình khuyến nông của tỉnh, huyện, một số địa phương đã đầu tư kinh phí xây dựng các mô hình trình diễn kĩ thuật có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện kinh tế từng vùng. Thông qua đó, giúp người dân nắm bắt được những quy trình kĩ thuật, công nghệ mới, tin tưởng và mạnh dạn áp dụng ngay trên đồng ruộng, chuồng trại để đạt hiệu quả cao. Từ 2004 đến nay, công tác khuyến nông thực sự được triển khai rộng khắp và là người bạn đồng hành của nhà nông.
Năm 2005, các mô hình khuyến nông đã thực sự được chỉ đạo triển khai rộng rãi trong toàn Tỉnh trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
Với tổng kinh phí hỗ trợ là 1.147,3 triệu đồng, trong đó nguồn vốn Tỉnh là 200 triệu đồng, vốn Trung ương là 947,3 triệu đồng. Số vốn hỗ đã được đầu tư xây dựng các mô hình như sau:
Trong trồng trọt: đã xây dựng 5 mô hình khoai tây giống mới với diện tích 60 ha; 6 mô hình sản xuất lúa cao sản có diện tích 185 ha; 3 mô hình lạc thu đông có diện tích 30 ha; 5 mô hình rau chất lượng cao có diện tích 40 ha;
1 mô hình trồng đậu tương đông trên chân ruộng 2 vụ lúa có diện tích 4 ha.
Trong chăn nuôi: triển khai thực hiện chương trình sind hóa đàn bò.
Trong năm 2005, đã tạo ra được 1000 con bò thịt và 25 con bò sữa nhờ truyền tinh nhân tạo; xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt có quy mô 50 con; nuôi gà sinh sản với quy mô 1000 con; gà thả vườn 4000 con và nuôi lợn ngoại 165 con.
Trong nuôi trồng thủy sản: đã triển khai mô hình nuôi cá lóc bông: 20 cặp cá bố mẹ, mô hình luân canh cá lúa với diện tích 3 ha; mô hình nuôi cá rô phi đơn tính có diện tích 5 ha; nuôi ếch Thái Lan với số lượng 1000 con [102, tr.34].
Năm 2006, Tỉnh đã triển khai thực hiện 16 mô hình khuyến nông với tổng số vốn đầu tư 1.031,6 triệu đồng. Trong đó, 6 mô hình đầu tư bằng nguồn vốn của Trung ương: trồng trọt 4 mô hình, chăn nuôi 2 mô hình; 10 mô
72
hình đầu tư bằng ngân sách của Tỉnh: 4 mô hình trồng trọt, 3 mô hình chăn nuôi và 3 mô hình thủy sản [102, tr.30].
Năm 2007, Trung tâm khuyến nông thực hiện 19 mô hình khuyến nông với tổng kinh phí là 519,5 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương đầu tư 14 mô hình; ngân sách Tỉnh đầu tư 5 mô hình [103, tr.4].
Năm 2008, đã thực hiện 19 mô hình trên địa bàn các huyện, thị, thành phố trong Tỉnh.
Công tác thông tin tuyên truyền, phổ cập chuyển giao các tiến bộ KHKT được xác định là một nhiệm vụ quan trọng và được thực hiện thường xuyên với nhiều nội dung phong phú, cụ thể và thiết thực như phối hợp với Báo, Đài phát thanh, truyền hình trong Tỉnh xây dựng các chương trình tuyên truyền; phát tài liệu cho nông dân đặc biệt là tổ chức các Hội chợ nông nghiệp xuân kết hợp với Hội Lim; tổ chức các diễn đàn “Khuyến nông công nghệ
@”... Qua đó phổ biến những chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước về sản xuất nông nghiệp, giới thiệu tiến bộ kĩ thuật, công nghệ mới, thông tin thị trường, định hướng cơ cấu sản xuất về cây trồng, vật nuôi.
Tỉnh đã giao cho các Ban, Ngành chuyên môn đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học vào việc lai tạo, sản xuất giống cây, giống con có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Hình thành những vùng chuyên canh sản xuất giống cây, con.
Về trồng trọt:
Trong 8 năm 2001 - 2008, đặc biệt là từ 2005 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy cùng với sự hoạt động hiệu quả của hệ thống khuyến nông, Bắc Ninh đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KHKT phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào trong nông nghiệp đã góp phần làm chuyển biến về cơ bản chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.