Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố vĩnh yên (vĩnh phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 33 - 37)

Chương 1: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG NHỮNG NĂM

1.3. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên về giáo dục và đào tạo

1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội

Vị trí địa lý: Vĩnh Yên trước khi có tên gọi như ngày nay, là một vùng đất đƣợc hình thành từ lâu đời với ba vùng sinh thái: Vùng núi cao (Tam Đảo); vùng đồi và vùng đồng bằng châu thổ. Vĩnh Yên là đô thị thuộc vùng trung du, cách thành phố Hà Nội 50km, cách thành phố Việt Trì 25km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, thông đến thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); đường quốc lộ số 2 Hà Nội - Hà Giang....

32

Ngày 6-11-1996, tại kỳ họp thứ X Quốc hội khóa IX có Nghị quyết về việc điều chỉnh lại địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc tách tỉnh Vĩnh Phú thành tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Ngày 1-1-1997, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức đƣợc tái lập, Vĩnh Yên trở lại là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc.

Địa hình: Vĩnh Yên có địa hình mang đặc trƣng của vùng trung du gồm các đồi thoai thải, độ cao từ 9m-15m so với mặt nước biển. Khu vực thấp nhất là hồ đầm vạc. Địa hình có hướng dốc từ đông bắc xuống tây nam và được chia thành hai vùng: vùng đồi thấp tập trung ở phía bắc thành phố gồm các xã phường: Định Trung, Khai Quang có độ cao trung bình 260m so với mực nước biển, với những quả đồi không liên tục xen kẽ và các khe lạch thấp xuống phía tây nam. Khu vực đồng bằng và đầm lầy thuộc phía tây và nam thành phố gồm các xã phường: Thanh Trù, Đồng Tâm, Hội Hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 7m-8m, xen kẽ là các ao hồ đầm có mặt nước lớn.

Khí hậu: Vĩnh Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 230C - 240C. Lƣợng mƣa trung bình cả năm là 1.488,2mm, độ ẩm không khí là 81%, số giờ nắng trong năm là 1407h, độ ẩm tương đối trung bình 82,35%. Đây là điều kiện để thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và thuận tiện cho sinh hoạt của nhân dân. Vĩnh Yên có Đầm Vạc, nguồn thủy sản phong phú, diện tích thoáng rộng, bao bọc những thảm thực vật nhƣ những bức tranh sơn thủy hoành tráng, không khí mát mẻ, yên tĩnh, cảnh non nước nên thơ, thật hiếm thấy ở nơi đô thị.

Từ năm 2002 trở về trước, thị trấn Tam Đảo trực thuộc Vĩnh Yên, từ năm 2003 thuộc huyện Tam Đảo. Đặc sắc của khí hậu Tam Đảo là khí hậu mát mẻ quanh năm tạo nên sự đa dạng trong cảnh quan với tiềm năng du lịch to lớn, đƣợc ví nhƣ Đà Lạt ở miền Bắc.

33

Tài nguyên thiên nhiên: Vĩnh Yên có điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích đất tự nhiên là 5080,21ha. Đất đai chủ yếu là đất phù sa, ngoài ra còn có đất đỏ vàng hình thành ở ven đồi núi thấp và đất feralít.

Với điều kiện tự nhiên đó sẽ tạo thuận lợi để Vĩnh Yên phát triển mọi mặt.

Tình hình kinh tế - xã hội

Ngày 1-12-2006 Chính phủ ra Nghị định thành lập thành phố Vĩnh Yên với 9 đơn vị hành chính gồm các xã, phường: Phường Ngô Quyền, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Đống Đa và 2 xã Định Trung, Thanh Trù với dân số 122.568 người [9, tr. 15]. Vĩnh Yên có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng (45%).

Kết cấu hạ tầng ở Vĩnh Yên ngày càng phát triển nhƣ các nhà máy, khu công nghiệp, mạng lưới giao thông đường bộ... Đặc biệt trong những năm qua, Vĩnh Yên là một trong những thành phố đứng đầu cả nước về quy mô phát triển mạng lưới điện phục vụ sản xuất và đời sống. Năm 2009 toàn thành phố có 100% xã phường và 100% hộ dân có điện sinh hoạt.

Mạng lưới bưu chính - viễn thông của thành phố phát triển và hiện đại hóa nhanh chóng. Các tổng đài kỹ thuật số đƣợc trang bị ở tất cả các xã phường và tiểu vùng kinh tế. Các tuyến truyền dẫn trong thành phố và cáp quang có tiêu chuẩn công nghệ vào loại cao và nhất hiện nay. Điện thoại đã đến 100% xã phường trong thành phố. Mạng lưới bưu chính - viễn thông của Vĩnh Yên hiện nay không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của người dân trong thành phố, trong tỉnh mà còn có khả năng hòa nhập với khu vực và thế giới. Hệ thống cấp thoát nước đã đáp ứng nhu cầu của nhân dân, các công trình cấp nước sạch của thành phố đã được đầu tư và xây dựng.

Điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội và kết cấu hạ tầng là những nhân tố quan trọng tác động đến phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong những năm

34

qua kinh tế Vĩnh Yên phát triển nhanh: Kinh tế tăng trưởng trên 20%/năm;

thu nhập GDP/người/năm, đạt 66,08 triệu đồng..., cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp và hằng năm giải quyết việc làm cho 2.300 lao động.

Vĩnh Yên cũng là nơi có truyền thống văn hóa, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng từ xƣa đến nay nhƣ Đầm Vạc, chùa Hà Tiên, chùa Tích, chùa Phú, đình Đông Đạo... Truyền thống văn hóa được ghi lại trong hương ƣớc, trong các kiểu dáng kiến trúc đình chùa, đền, miếu, lễ hội...Trong các lễ hội truyền thống của Vĩnh Yên, ngoài lễ hội lớn ở Tích Sơn ca ngợi bảy anh em họ Lỗ có công lớn giúp nhà Trần đánh thắng quân Nguyên Mông thế kỷ XIII, còn có lễ hội Múa Mo hay còn gọi là múa tứ dân (sỹ, nông, công, thương) ở Khai Quang. Đây là những lễ hội đặc sắc của Vĩnh Yên, cho đến nay những lễ hội này vẫn đƣợc duy trì và trở thành một loại hình văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân thành phố. Đặc biệt, nổi bật trong truyền thống văn hóa là nếp coi trọng việc học hành thi cử. Tại Trường trung học phổ thông Trần Phú ngày nay, khi thuộc xã Định Trung, nhân dân đã xây dựng một Văn Từ tôn thờ đức Khổng Tử và những người đỗ đạt cao của làng, đồng thời là nơi dạy học cho con cháu trong vùng. Dấu tích ghi lại khu Văn Từ hiện nay vẫn còn trên một số bia đá.

Trong bia văn chỉ, hai xã Văn Trung và Vĩnh Trung, tỉnh Vĩnh Yên có ghi: Nhà học không nuôi dƣỡng nhân tài, học điền là để tôn sùng đạo thầy.

Không học, không mở mang trí tuệ. Không có ruộng học, không có gì nuôi dưỡng nho sinh. Nay góp bốn mẫu, 7 sào, 5 thước, làm ruộng học điền, trong đó để 3 sào làm học xã...

Để duy trì và phát triển việc học, từ đời xƣa nhân dân Vĩnh Yên đã dùng biện pháp khuyến học bằng ruộng đất. Trong bia đình xã Phù Lập, Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên có đoạn viết: “Hương có học, học tất có điền. Vì thế,

35

nay xã đặt 8 mẫu ruộng là học điền, trong đó một mẫu thu 500 đấu thóc nuôi dạy học” [33, tr. 4].

Sau này, dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, mặc dù với chính sách ngu dân, kìm hãm dân trí, nhưng nét đẹp của ý thức “khuyến khích người học”, “coi trọng người thầy” nói trên của Vĩnh Yên vẫn được nhân dân thành phố giữ gìn, phát huy.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống nhân ngày càng nâng cao, tạo cơ sở nền tảng để mọi gia đình và toàn xã hội chăm lo đến việc học tập cho con em mình. Trước tình hình đó Đảng bộ thành phố đưa ra những chủ trương phù hợp với sự phát triển của giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố vĩnh yên (vĩnh phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)