Chương 1: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG NHỮNG NĂM
1.3. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên về giáo dục và đào tạo
1.3.2. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên về giáo dục và đào tạo
Quán triệt tinh thần của Đề án số 01/ĐA-TU ngày 20-03-1997 của Tỉnh ủy, ngày 15-04-1997, Thị ủy Vĩnh Yên đã đề ra “Chương trình thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2000 của thị xã Vĩnh Yên”.
Trên cơ sở triển khai đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo, rút bài học bổ ích, đồng thời nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đề ra chương trình mục tiêu, kế hoạch và giải pháp cụ thể để hoàn thành các mục tiêu đó.
Mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo thị xã (Thành phố) Vĩnh Yên (1997-2000):
Một là, nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống giáo dục, thích ứng kịp thời nhiệm vụ giáo dục và đào tạo khi Vĩnh Yên trở thành thị xã (thành phố) tỉnh lỵ bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong khi tiếp tục nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài, phải đặc biệt coi trọng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực.
36
Hai là, bảo đảm cho đại bộ phận trẻ em 5 tuổi (98% trở lên) được hưởng chương trình giáo dục mầm non trước khi vào trường tiểu học. Duy trì và nâng cao chất lƣợng phổ cập tiểu học. Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trên địa bàn, đảm bảo 70% trẻ em trong độ tuổi đi học trung học phổ thông. Mở rộng quy mô đào tạo nghề bằng mọi hình thức để đạt 22% đội ngũ lao động đƣợc qua đào tạo vào năm 2000 (tỉnh 18%), tăng nhanh số lƣợng công nhân lành nghề, cán bộ có trình độ đại học và trí thức có trình độ cao, cán bộ thông thạo ngoại ngữ, tin học. Đào tạo lại cán bộ công chức.
Ba là, đổi mới nội dung phương pháp giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, coi trọng đúng mức cả dạy chữ, dạy người và dạy nghề theo hướng tích cực hóa quá trình học tập của học sinh, đảm bảo 100% học sinh trung học phổ thông đƣợc học ngoại ngữ, tin học, 100% học sinh trung học cơ sở đƣợc học ngoại ngữ.
Bốn là, phấn đấu đến năm 2000 có 65% số phòng học cao tầng, còn lại là phòng học cấp 4 đủ tiêu chuẩn. Các trường trung học phổ thông, và trung học cơ sở trọng điểm, đều có phòng vi tính, phòng học tiếng, thƣ viện, thiết bị thí nghiệm.
Trên cơ sở bốn mục tiêu trên, Thị ủy Vĩnh Yên đề ra chương trình và giải pháp chủ yếu, gồm 7 điểm với những nét lớn là:
- Tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống giáo dục.
- Mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
- Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo.
- Tăng cường cơ sở vật chất trường học.
- Chấn chỉnh, đổi mới công tác quản lý giáo dục, hạn chế tiến tới đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trong nhà trường.
37 - Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
Để tổ chức thực hiện tốt chương trình giáo dục và đào tạo, Thị uỷ cũng chỉ rõ:
Đối với tổ chức Đảng
Cần tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII về giáo dục và đào tạo.
Từng địa phương triển khai thực hiện và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, chỉ đạo cụ thể để nâng cao chất lƣợng và ngăn chặn kịp thời những tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học sinh.
Bắt đầu từ năm 1997, căn cứ vào hiệu quả chăm lo giáo dục và đào tạo, để coi đó là một tiêu chí xem xét chi bộ “trong sạch vững mạnh”.
Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các nhà trường về cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Lãnh đạo nhà trường dựa vào các tổ chức như Công đoàn, Đoàn, Đội, Hội phụ huynh...
Đối với chính quyền các cấp
Phải có kế hoạch và phương án cụ thể để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2000 của Thị uỷ. Trong từng thời gian có kiểm điểm việc thực hiện chính sách đầu tƣ cỏ sở vật chất và tạo môi trường cho giáo dục và đào tạo ở địa phương.
Các cơ quan Nhà nước phải phân công rõ các ngành chủ trì, phối hợp tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo phát triển.
Ngành giáo dục và đào tạo xây dựng chương trình hành động của ngành đến năm 2000, có kế hoạch, biện pháp cụ thể để thực hiện.
Các cơ quan bảo vệ pháp luật, phối hợp với các ngành liên quan có biện pháp tích cực, phối hợp ngăn chặn những tệ nạn xã hội trong trường học.
38
Các cấp xã, phường có trách nhiệm xây dựng trường mầm non và tiểu học; cấp thị xã và xã chăm lo xây dựng trường trung học cơ sở, quản lí chặt chẽ việc cấp phát kinh phí, chế độ chi tiêu cho giáo dục. Chống lãng phí, tham ô, gây thất thoát. Các cơ quan thông tin đại chúng chủ động tích cực phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 2, đề án của tỉnh, chương trình hành động của Đảng bộ, những điển hình về giáo dục và đào tạo, phê phán những lệch lạc, yếu kém.
Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân
Động viên mọi người, mọi nhà chăm lo sự nghiệp giáo dục, góp phần cùng toàn xã hội tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh. Động viên mọi người tích cực tham gia thực hiện xã hội hoá giáo dục.
Đoàn thanh niên có chương trình cụ thể trong công tác giáo dục thế hệ trẻ bằng những nội dung, hình thức hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường, góp phần thực hiện có hiệu quả đề án của tỉnh và chương trình phát triển giáo dục và đào tạo của thị xã.
Ban tuyên giáo theo dõi, kiểm tra đôn đốc, định kỳ sơ kết, báo cáo đề xuất ý kiến...
Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên đã quán triệt tinh thần Đề án của Tỉnh ủy để đưa ra chủ trương nhiệm vụ phù hợp với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Vĩnh Yên trong từng thời kỳ. Đồng thời Đảng bộ đã quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam coi giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”.
Tư tưởng chỉ đạo này tiếp tục được thực hiện trong Đại hội Đảng bộ thị xã (Thành phố) Vĩnh Yên lần thứ XVII (11-2000); Đại hội Đảng bộ thị xã (Thành phố) Vĩnh Yên lần thứ XVIII (10-2005); Đại hội Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên lần thứ XIX (10-2010) và trong các nghị quyết, các chương trình,
đề án của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố về phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 2000 đến năm 2010.
39
Về mục tiêu giáo dục và đào tạo: Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài, Đại hội Đảng bộ thị xã (Thành phố) lần thứ XVII xác định: “Coi trọng chất lƣợng đại trà, chất lƣợng giáo dục toàn diện, làm tốt việc giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức và nhân văn, giáo dục pháp luật trong trường học; ngăn chặn tiêu cực trong nhà trường, chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm. Đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, đào tạo, tạo môi trường giáo dục lành mạnh” [26, tr. 44].Đến Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII của thị xã tiếp tục khẳng định: “Nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng sự phát triển của thị xã trong giai đoạn mới” [27, tr. 46]. Đồng thời Đại hội còn chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục và đào tạo là không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, ƣu tiên hàng đầu cho nâng cao chất lƣợng dạy và học, chất lƣợng đội ngũ giáo viên. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn ở bậc mầm non là 50%, bậc tiểu học là 70%, bậc trung học cơ sở là 80%. Phấn đấu đến năm 2010, 100% các trường tiểu học và trung học cơ sở, 50% trường mầm non được kiên cố hóa.
Đến năm 2010, phổ cập xong trung học phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40 - 45%, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 75% (bậc học mầm non và trung học cơ sở trên 50%, tiểu học và trung học phổ thông đạt 100%)” [27, tr.
46]. Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của Thành phố nhấn mạnh: “Đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao dân trí cho toàn dân và đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu phát triển chung của thành phố. Nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo nghề. Phát triển mạnh giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề theo nhu cầu của xã hội”. Đại hội nêu ra mục tiêu cụ thể đến năm 2015: Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: mầm non 76%; tiểu học 63% (mức độ II); trung học cơ sở 88%; trung học phổ thông 80%. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông [28, tr. 62].
40
Tiếp theo Đại hội XIX, Ban Thường vụ Thành uỷ ra Nghị quyết số 14- NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Yên đến năm 2015. Nghị quyết đƣa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2015 phấn đấu đạt đƣợc: Về giáo dục mầm non 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn, 60-65% giáo viên đạt trên chuẩn, tỷ lệ huy động trẻ ra nhà trẻ 60-62%, mẫu giáo đạt 100%, tỷ lệ suy dinh dƣỡng giảm dưới 6%, 100% các trường tổ chức bán trú. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2012. Xây dựng 2-3 trường màm non chất lƣợng cao; ở giáo dục tiểu học cán bộ quản lý duy trì 100% đạt chuẩn, 94% giáo viên đạt trên chuẩn, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, số học sinh học 2 buổi/ngày đạt 100%, số trường dạy môn ngoại ngữ, tin học đạt 100%, tỷ lệ học sinh đạt giải cấp tỉnh và cấp quốc gia hằng năm đạt từ 8- 9% trên tổng số học sinh lớp 5, xây dựng 2-3 trường tiểu học chất lượng cao;
Về giáo dục trung học, chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc nâng cao, đặc biệt là chất lƣợng giáo dục văn hoá, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Phấn đấu duy trì cán bộ quản lý 100% đạt chuẩn, 65-70% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; 90% trường đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện công tác phân luồng học sinh từ trung học cơ sở, phấn đấu hằng năm có 10% đến 15% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề dài hạn và học trung cấp chuyên nghiệp; phổ cập giáo dục trung học vào năm 2015. Xây dựng 1-2 trường chất lượng cao. Cơ bản hoàn thiện xây dựng kết cấu hạ tầng; tăng cường, ổn định đội ngũ giảng viên Trung tâm bồi dƣỡng chính trị thành phố đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cơ sở; đảm bảo để Trung tâm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Đối với các nhà trường thuộc ngành dọc quản lý đóng trên địa bàn thành phố, thực hiện các mục tiêu theo chương trình, kế hoạch, hướng dẫn của ngành, đảm bảo phù hợp với mục
41
tiêu và góp phần tích cực vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố [69]. Với mục tiêu này nhằm: “Phấn đấu sự nghiệp giáo dục của thành phố phát triển tương xứng với vị trí là trung tâm văn hoá xã hội và khoa học - kỹ thuật của tỉnh”[28, tr. 62].
Để đạt đƣợc mục tiêu trên: Đảng bộ thành phố đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các uỷ Đảng, chính quyền, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Tăng cường công tác phổ biến, quán triệt sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vị trí và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đồi với sự phát triển đất nước nói chung và đối với sự phát triển thành phố Vĩnh Yên nói riêng nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp uỷ, chính quyền , Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tầng lớp nhân dân; trong mỗi gia đình dòng họ và cộng đồng dân cƣ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của thành phố trong tình hình mới.
Căn cứ thực tế công tác giáo dục của địa phương, cấp uỷ xây dựng nghị quyết lãnh đạo; chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục, trường học xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, đề ra giải pháp cụ thể, sát với tình hình theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng, phát triển toàn diện, bền vững.
Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân (Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Nông dân, Công đoàn), các tổ chức kinh tế, xã hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học, hội Cựu giáo chức... trong công tác phối hợp, động viên các lực lƣợng xã hội tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và công tác kiểm tra, giám sát việc
42
thực hiện các quy định, quy chế về giảng dạy, học tập, thi tuyển, quản lý tài chính... Tranh thủ sự giúp đỡ của Sở Giáo dục và Đào tạo, các ngành của tỉnh và các trường thuộc ngành dọc quản lý trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục và đào tạo, đảm bảo công bằng và hướng tới xã học tập.
Kịp thời tuyên truyền, phản ánh cổ vũ động viên, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích; đánh giá, tổng kết, nhân rộng các mô hình, điển hình tốt trong sự nghiệp phát triển giáo dục của thành phố. Thực hiện tốt chế độ khen thưởng theo quy định. Đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, khen thưởng kịp thời cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh có thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, khu vực và quốc tế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với cán bộ, giáo viên vi phạm quy chuyên môn, vi phạm chính sách, pháp luật, mất đoàn kết nội bộ, không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
2. Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ phát triển giáo dục và đào tạo
Căn cứ chủ trương, nghị quyết và cơ chế, chính sách của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, lập kế hoạch và lộ trình để mở rộng diện tích đất cho các trường học (nơi có điều kiện), hoặc chuyển địa điểm đối với câc trường không có khả năng mở rộng tại chỗ để đảm bảo đủ tiêu chí cho các trường trên địa bàn thành phố đạt chuẩn quốc gia; tích cực triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo hướng rút ngắn thời gian, bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất, đồng thời tăng cường vận động sự tự nguyện chấp hành và tham gia đóng góp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án trong hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển giáo dục và đào
43
tạo, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm, kể cả các dự án thuộc hệ thống giáo dục trên địa bàn thành phố do Trung ƣơng, tỉnh và ngành giáo dục quản lý;
Ưu tiên bố trí tăng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thuộc thành phố và các xã, phường quản lý theo phân cấp để hỗ trợ tăng cường củng cố, hoàn thiện các phòng học kiên cố, có kế hoạch đầu tư xây mới theo hướng “Chuẩn hóa, hiện đại hóa” các phòng học bộ môn và phòng chức năng. Đặc biệt quan tâm đến thƣ viện, phòng thí nghiệm, nhà rèn luyện thể chất, sân chơi, bãi tập... Bổ sung, mua sắm mới các trang thiết bị dạy học ở các cấp học; quan tâm đầu tƣ trang thiết bị, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Trung tâm bồi dƣỡng chính trị thành phố và các trung tâm học tập cộng đồng để đảm bảo hoạt động có chất lƣợng, hiệu quả.
Duy trì các trường đã đạt chuẩn quốc gia, tiếp tục phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao ở các cấp học. Củng cố, tôn tạo, duy trì cảnh quan, môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp nguồn lực vì sự nghiệp phát triển giáo dục của thành phố.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, kết hợp với tăng cường giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ giáo viên, học sinh; xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường học vững mạnh
Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 40-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 87-KH/TU của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên trường học; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động của ngành giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, ý thức trách nhiệm; đặc biệt chú trọng về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh noi theo; đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục trong tình mới.