Chương 2: SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
2.2. Những thành tựu cơ bản của ngành giáo dục, đào tạo của Vĩnh Yên từ năm 1997 đến năm 2010
2.2.2. Chất lượng giáo dục và đào tạo
Trong những năm 1997 đến năm 2010ở tất cả các ngành có sự chuyển biến rõ rệt.
- Đối với ngành học mầm non:
Chất lượng nuôi dạy đã có những thay đổi cơ bản, các trường đều quan tâm đến việc nuôi, dạy trẻ, điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ:
100% các trường có đủ nước sạch, đảm bảo môi trường vệ sinh, an toàn thực phẩm cho trẻ, không có trẻ bị ngộ độc thực phẩm. 100% các trường tổ chức học bán trú. Chất lƣợng chăm sóc nuôi dạy trẻ đƣợc chú trọng với trọng tâm là phòng chống suy dinh dƣỡng, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ. Trẻ trong nhà trường ngoan, khỏe, có điều kiện phát triển tư duy và ngôn ngữ tốt. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng giảm mạnh ở nhà trẻ năm học 1999 - 2000 là 29% đến năm học 2009 - 2010 giảm xuống còn 5,8%, ở mẫu giáo năm học 1999 - 2000 là 28,4% đến năm học 2009 - 2010 giảm xuống còn 5,8%, 100% các trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non. Phương pháp giảng dạy, giáo dục cho trẻ đã có nhiều chuyển biến, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các chuyên đề trọng tâm, đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Mở rộng hình thức giáo dục truyền thông về an toàn giao thông. Các trường tiếp tục thực hiện các cuộc thi dành cho trẻ nhƣ: “Hội thi bé khỏe bé ngoan”, “Bé tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông”, “Kể chuyện”...
- Đối với bậc tiểu học:
Chất lƣợng giáo dục toàn diện từ (1997-2010) tiếp tục đƣợc nâng lên.
Học sinh đƣợc phát triển hài hòa về đạo đức, trí tuệ và tâm hồn. Ngành đã thực hiện nghiêm túc các chương trình và kế hoạch dạy học. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được đẩy mạnh. Nội dung và chương trình học tập của học sinh cũng có nhiều đổi mới. Hiện nay 100% số học sinh
66
lớp 2, 3, 4, 5 đƣợc học môn tiếng Anh và môn tin học. Chất lƣợng học lực và đạo đức của học sinh ngày càng nâng cao rõ rệt. Nếu trong năm học 1999- 2000 về học lực tỷ lệ học sinh giỏi chiếm 18,5%, khá là 35,3%, trung bình là 44,3% và yếu 1,9% còn đạo đức tốt là 75,5%, khá là 25% thì năm học 2009 - 2010 về học lực tỷ lệ học sinh giỏi chiếm 43%, khá là 33%, trung bình là 23,7% và yếu 0,3% còn đạo đức tốt là 100%. Đồng thời số học sinh lớp 5 được xét xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học là 1164/1166 em, đạt 100% [36]. Công tác phát hiện và bồi dƣỡng học sinh giỏi đƣợc tất cả các trường thực hiện có nền nếp và có hiệu quả. Học sinh giỏi được phát hiện, được quan tâm bồi dưỡng thường xuyên và đạt kết quả cao như năm học 2009 - 2010.
Ngoài ra các trường còn chú ý và chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động thể dục thể thao, thi vở sạch chữ đẹp, thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi”, viết thƣ UPU, thi viết về giáo dục môi trường,... nhằm giáo dục toàn diện học sinh, trên cơ sở đó phát hiện và bồi dƣỡng học sinh có năng khiếu.
- Đối với bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông:
Đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.
Kết hợp chặt chẽ với các lực lƣợng xã hội, các đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Chẳng hạn: giáo dục động cơ học tập vì ngày mai lập nghiệp, giáo dục nếp sống văn hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội và nghiêm chỉnh thực hiện các chương trình giáo dục công dân. Các trường đã hưởng ứng cuộc vận động thực hiện tháng an toàn giao thông, bảo hiểm y tế. Việc đánh giá xếp loại đạo đức, học lực học sinh đƣợc đánh giá khá tốt. Năm học 2009 - 2010 về đạo đức ở bậc trung học cơ sở loại tốt chiếm 82,45%, loại khá 15.54%, loại trung bình 1,59%, loại yếu 0,06% còn học lực loại giỏi chiếm 21,36%, loại khá 41,06%, loại trung bình 33,26%, loại yếu 4,26% và loại kém 0,06%.
Năm học 2009 - 2010 về đạo đức ở bậc trung học phổ thông loại tốt chiếm
67
85%, loại khá 13%, loại trung bình 2%, còn học lực loại giỏi chiếm 25,7%, loại khá 44%, loại trung bình 26,5%, loại yếu 3,8%. Kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông đƣợc tổ chức khá nghiêm túc, đúng quy chế, đặc biệt là khâu coi thi đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2009-2010 chiếm 67,15%.
Nề nếp, kỷ cương được tăng cường. Tổ chức tuyển sinh đầu cấp có nhiều tiến bộ, góp phần xây dựng giáo dục lành mạnh. Đổi mới phương pháp dạy học đƣợc chú ý, việc xây dựng các phòng học bộ môn nhằm sử dụng có hiệu quả các thiết bị, đồ dùng đã được trang bị được đẩy mạnh. Nhiều trường đã tổ chức sử dụng máy chiếu đa năng và máy tính để soạn giáo án điện tử rất có hiệu quả như: Trường trung học cơ sở Tô Hiệu, trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc, trung học phổ thông Trần Phú. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tập trung tổ chức nhiều chuyên đề giảng dạy phục vụ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Giáo dục hướng nghiệp được tiếp tục quan tâm và thực hiện ở 2 cấp, 100% các trường tổ chức thi nghề cho học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tổ chức học và thi nghề cho học sinh theo đúng hướng dẫn của bộ. Mục đích của công tác này là định hướng và trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản của một số nghề nhƣ: điện, trồng trọt, tin học, sau khi tốt nghiệp.
Công tác học sinh giỏi đã có nhiều tiến bộ. Số học sinh tham gia và đạt giải ngày càng tăng. Năm học 1999-2000 thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp trung học cơ sở có tổng số 94 giải thì năm học 2009 - 2010 lên tới 458 giải thành phố và 74 giải tỉnh.
Đặc biệt tại các sân chơi trí tuệ cấp quốc gia khác, học sinh ở Vĩnh Yên cũng tham gia và đều đạt kết quả cao: Đội tuyển dự thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp quốc gia tại Nam Định xếp thứ 3 toàn đoàn với 01 giải nhất, 03 giải nhì, 03 giải ba và 09 giải khuyến khích. Đội tuyển khối trung học cơ sở
68
dự thi giải toán qua mạng internet (Violympic) cấp quốc gia đạt huy chương vàng đồng đội: với 03 huy chương vàng, 04 huy chương bạc, 06 huy chương đồng, 03 bằng danh dự.
Tiêu biểu là Lê Minh Hiếu, học sinh trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Yên đạt Huy chương Bạc trong kỳ thi Olympic khoa học quốc tế (IJSO) lần thứ 2 năm 2005 được tổ chức tại Yogyakarta, nước Cộng hòa Indonesia từ ngày 4-12 – 14-12-2005. Nhƣ vậy, số lƣợng và chất lƣợng học sinh giỏi trung học cơ sở qua các năm đều tăng. Liên tục trong thời kỳ (1997-2010), thành phố Vĩnh Yên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đều có học sinh đạt Huy chương trong các kỳ thi Olimpic quốc tế và khu vực các môn toán, sinh, vật lý, trong đó có em Nguyễn Xuân Trường học sinh trường trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc đã đạt Huy chương vàng Olimpic toán quốc tế. Năm học 2008 - 2009, Vĩnh Phúc có 9 học sinh của 4 bộ môn toán, vật lý, hoá học, sinh học đƣợc tham gia thi vòng chọn đội tuyển dự thi Olympic quốc tế.
Em Nguyễn Hoàng Hải, học sinh lớp 12 Trường trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc đƣợc dự kỳ thi Olympic toán học quốc tế lần thứ 50 tổ chức tại Cộng hòa Liên bang Đức tháng 7-2009 và đoạt Huy chương Bạc.
Đây là năm thứ 10 liên tiếp học sinh Vĩnh Phúc có mặt trong các đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế, khu vực và đoạt huy chương.
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2009 - 2010 có 7 trường trung học phổ thông của tỉnh được xếp hạng trong tốp 200 trường trung học phổ thông có chất lượng tuyển sinh tốt nhất cả nước (trong đó có Vĩnh Yên có 2 trường thuộc tốp 100 đó là Trường trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc và trường trung học phổ thông Trần Phú)
Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cũng thu đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Năm học 2009 - 2010 thi Giai điệu tuổi hồng học sinh trung học cơ sở đạt 6 giải, xếp thứ nhất toàn tỉnh. Thi thể dục thể thao học sinh trung
69
học cơ sở cấp tỉnh đạt 10 giải ( 05giải nhất, 02giải ba và 03 khuyến khích) kỳ I xếp thứ nhất toàn tỉnh, kỳ II xếp thứ hai toàn tỉnh.
- Giáo dục thường xuyên:
Năm học 1999 - 2000 học sinh lớp 12 tốt nghiệp đạt tỷ lệ 96,3%, đến năm học 2007 - 2008 tăng lên 98,3%. Đặc biệt thành phố đẩy mạnh các phong trào tự học, tự rèn luyện ở tất cả các trường bằng nhiều hình thức thăm lớp, dự giờ, tổ chức các chuyên đề giảng dạy nhƣ chuyên đề lễ giáo, chuyên đề tạo hình, chuyên đề giáo dục âm nhạc... ở các ngành mầm non; phong trào “Rèn chữ giữ vở” chống nói ngọng ở tiểu học; tổ chức các chuyên đề văn, toán, vật lý, ngoại ngữ... ở các trường trung học cơ sở... Trường trung học cơ sở Vĩnh Yên đã tham gia tích cực các chuyên đề của trường trọng điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Chế độ kiểm tra, chấm bài, vào sổ điểm và học bạ đƣợc thực hiện khá nghiêm túc. Trung tâm học tập cộng đồng đã tổ chức các hoạt động mở đƣợc nhiều lớp tập huấn về sản xuất, kinh doanh, về văn hóa - xã hội đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều người được học tập, nhất là con em nông dân.
- Giáo dục chuyên nghiệp:
Năm học 2009 - 2010, 100% các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đã thực hiện rà soát, phân loại, đánh giá toàn diện đội ngũ giáo viên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác phát triển Đảng cho cán bộ giáo viên đã đƣợc coi trọng. Việc tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh quy trình lên lớp, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, đảm bảo an toàn, đúng quy chế đƣợc dƣ luận đồng tình ủng hộ. Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, viết giáo trình, nghiên cứu khoa học đƣợc đẩy mạnh.
Việc xây dựng giáo trình, bài giảng theo hướng đổi mới, phương pháp dạy học được các trường đầu tư kinh phí, thời gian. Sở hỗ trợ triển khai công tác biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo bằng nhiều hình thức và nội dung
70
cụ thể như: tổ chức tập huấn, mời chuyên gia cấp bộ về hướng dẫn tại trường, tổ chức các đoàn nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các địa phương, cập nhật thông tin internet. Việc áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và áp dụng công nghệ thông tin dạy và học có chuyển biến mạnh và đã mang lại những kết quả cao trong giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Hầu hết các trường đã chủ động trong việc hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học bằng các phương tiện hiện đại như Trường trung cấp Y tế, Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật... 100% các trường xây dựng lại chương trình của các môn học, đảm bảo thời lượng đào tạo kỹ năng thực hành trong khoảng từ 50 - 75% tổng thời lượng chương trình.
- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các cuộc vận động do ngành giáo dục phát động
Toàn ngành giáo dục thành phố đã nghiêm túc tổ chức học tập, thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7-11-2006 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 31-01-2007 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đối với cán bộ, giáo viên là làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, không ngừng nâng cao lòng yêu nước, trách nhiệm xã hội của nhà giáo, rèn luyện tư cách phẩm chất, không vi phạm đạo đức nhà giáo, thường xuyên tự học nâng cao trình độ, để “mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đối với học sinh là đƣợc chú trọng hơn tới việc giáo dục kỹ năng sống, biết suy nghĩ độc lập, có ý thức vươn lên trong học tập, lao động và biết sống trung thực. Thông qua nghiên cứu tƣ liệu về Bác Hồ và qua các môn học nhƣ ngữ văn, lịch sử, giáo dục công dân,.. bản thân học sinh có những tình cảm thực sự kính trọng với Bác, từ đó nâng cao ý chí trong việc tự học, tự bồi dƣỡng để tiếp thu kiến thức của nhân loại, để phụng sự Tổ quốc và vì ngày mai lập nghiệp của bản thân.
71
100% các đơn vị, trường học đã xây dựng kế hoạch và cam kết thực hiện. Toàn ngành không có cán bộ, giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, không có học sinh mắc các tai tệ nạn xã hội. Môi trường “dân chủ, kỷ cương”
trong nhà trường từng bước được hoàn thiện, ý thức về “tình thương, trách nhiệm” của cán bộ, giáo viên ngày càng đƣợc nâng cao.
Chủ trương “lấy đánh giá đúng chất lượng làm động lực nâng cao chất lƣợng” của ngành giáo dục Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Vĩnh Yên nói riêng đƣợc kiên trì thực hiện nhiều năm qua, đặc biệt sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đƣợc cụ thể hóa bằng cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hiệu quả rõ rệt. Môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường tiếp tục được phát huy. Trật tự, kỷ cương trong thi cử đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục đƣợc nâng lên rõ rệt; tình trạng học sinh yếu kém, ngồi sai lớp đã cơ bản đƣợc khắc phục; học sinh bỏ học giảm nhiều so với năm học trước. Năm học 2009- 2010, ngành tiếp tục triển khai “Kế hoạch 3 năm nâng cao rõ rệt chất lƣợng giáo dục trung học cơ sở”; triển khai công tác bàn giao chất lƣợng giữa các lớp học, bậc học thông qua việc tổ chức nghiêm túc việc khảo sát đầu vào học sinh lớp 6, thi tuyển sinh vào lớp 10.
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
gắn với cuộc vận động “ba đủ” tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, sự hưởng ứng của các đơn vị, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, với ba mục tiêu cụ thể là: Mỗi trường học phải xây dựng trở thành trường học xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện, nhân văn. Mỗi trường học phấn đấu trở thành một đơn vị văn hoá. Các trường đều có công trình vệ sinh của giáo viên, học sinh đạt tiêu chuẩn; đƣa các làn điệu dân ca, trò chơi
72
dân gian vào trường học; mỗi trường học phổ thông đều nhận chăm sóc hoặc một trong các di tích lịch sử, văn hoá, nghĩa trang liệt sỹ, gia đình có công với nước, mẹ Việt Nam anh hùng...
Các trường học đã nhận chăm sóc 20 di tích lịch sử văn hóa và 10 nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn thành phố, mỗi trường tổ chức được một buổi lao động vệ sinh/tháng; chăm sóc và phụng dƣỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ; 100% các nhà trường đều tổ chức được các trò chơi dân gian và dạy hát dân ca cho học sinh; 100% trường học có khu vệ sinh phù hợp, an toàn sạch sẽ...