Chương 2: SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
2.2. Những thành tựu cơ bản của ngành giáo dục, đào tạo của Vĩnh Yên từ năm 1997 đến năm 2010
2.2.1. Về quy mô phát triển
Ngành học mầm non: BẢNG QUY MÔ GIÁO DỤC MẦM NON
Cấp học
Năm Mục
1997 - 1999
1999- 2000
2001- 2002
2003- 2004
2005- 2006
2007 - 2008
2009- 2010
Nhà trẻ
Tổng số nhóm trẻ 58 77 77 91 100 125 112 Tổng số cháu đến
lớp 468 657 665 752 1142 2089 2396 Đạt % dân số độ
tuổi 22 28,5 35,2 34,8 47 51,9 53,2
Mẫu giáo
Số trường 7 10 11 11 11 12 12
Tổng số cháu đến lớp 2142 2433 2041 2375 2662 3091 5303 Đạt % dân số độ
tuổi (%) 69,1 73,3 74,6 74,1 77,3 81,5 86,4 Số trẻ mẫu giáo 5
tuổi 964 1057 958 987 1017 1079 1158
Qua bảng thống kê số liệu, cho thấy:
Về quy mô giáo dục và đào tạo thời kỳ (1997-2010): quy mô của ngành giáo dục mầm non ngày càng được mở rộng so với trước. Năm học 1999 - 2000 toàn thị xã có 77 nhóm trẻ, 7 trường mẫu giáo đến năm học 2009 - 2010 tăng lên 115 nhóm, 12 trường mẫu giáo. Tỷ lệ các cháu đến nhà trẻ tăng 5,1 lần từ 22% năm học 1997 - 1999 lên 53,2% năm học 2009 - 2010. Tỷ lệ học sinh mẫu đến lớp tăng 2,5 lần từ 69,1% năm học 1997 - 1999 lên 84,6% năm học 2009 - 2010.
62 Ngành phổ thông
Bậc tiểu học: BẢNG QUY MÔ GIÁO DỤC TIỂU HỌC Năm học
Tiêu chí 1997 1999-
2000
2001- 2002
2003- 2004
2005- 2006
2007- 2008
2009- 2010
Số trường 6 9 9 11 11 11 11
Số lớp 153 230 230 228 215 209 201
Tổng số học sinh 4652 7526 6787 6425 5940 6042 6066 Nhìn vào bảng thống kê số liệu cho thấy: Quy mô giáo dục đều tăng.
Nếu năm 1997 có 6 trường, 153 lớp và tổng số học sinh là 4652 thì năm học 2009-2010 có 11 trường với 201, lớp học với 6066 học sinh. Như vậy, quy mô trường lớp, học sinh của giáo dục thành phố phát triển ổn định đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân.
Bậc trung học đƣợc chia làm hai cấp: trung học cơ sở và trung học phổ thông BẢNG QUY MÔ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học Tiêu chí
1999- 2000
2001- 2002
2003- 2004
2005- 2006
2007- 2008
2009- 2010
Số trường 10 9 8 9 9 9
Số lớp 146 154 160 141 141 141
Tổng số học sinh 5927 6186 6179 5925 5297 5122 BẢNG QUY MÔ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Tiêu chí Năm học
Trường công
lập
Trường dân lập
Số lớp Số học sinh Công
lập
Bán công
Dân lập
Công lập
Bán công
Dân lập
1996-1997 1 0 32 15 0 1588 898 0
2008-2009 4 1 80 18 6 3128 844 230
2009-2010 6 0 130 0 0 5200 0 0
63
Qua bảng số liệu thống kê cho thấy đến năm học 2009-2010 cấp trung học cơ sở có 9 trường với 5122 học sinh (so với năm học 1999-2000 giảm 805 học sinh), 141 lớp. Cấp trung học phổ thông có 5 trường trong đó có 1 trường dân lập, 4 trường công lập với tổng số lớp 104 lớp, 4202 học sinh (tăng 1716 học sinh so với năm học 1996-1997). Quy mô trường lớp, số học sinh đều tăng và có sự phát triển ổn định.
- Về phổ cập giáo dục:
Các trường đã làm tốt công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp, nâng cao chất lƣợng dạy và học nhằm nâng cao tỷ lệ thanh thiếu niên tốt nghiệp trung học cơ sở đúng độ tuổi, tạo tiền đề vững chắc thực hiện phổ cập giáo dục trung học. Củng cố vững chắc thành quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lƣợng công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 100% các trường trung học cơ sở đã tiến hành điều tra cập nhật số liệu, bổ sung, tổng hợp báo cáo kết quả đúng tiến độ, kết quả có 9/9 xã, phường đều đạt và vượt tiêu chuẩn phổ cập theo kế hoạch của địa phương năm học 2009 - 2010.
Công tác phổ cập giáo dục trung học: ban chỉ đạo phổ cập thành phố đã chỉ đạo các xã, phường và các trường học trên địa bàn triển khai công tác điều tra, huy động học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông dạy nghề, trung học chuyên nghiệp. Đến tháng 10- 2010 các xã, phường đã hoàn thành việc điều tra, tổng hợp báo cáo; kết quả đạt được ở các tiêu chuẩn chưa được cao so với yêu cầu, có 6/9 xã, phường đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học. Nhƣ vậy, công tác phổ cập giáo dục đã đƣợc các cấp quan tâm chỉ đạo, ngành giáo dục đã triển khai tích cực; tiếp tục nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; triển khai kịp thời công tác phổ cập giáo dục trung học.
64 - Giáo dục thường xuyên:
Hệ thống các cơ sở giáo dục thường xuyên được củng cố và mở rộng.
Năm học 1999 - 2000 duy trì đƣợc 3 lớp bổ túc văn hóa cho thanh niên, cán bộ, xã phường, cán bộ đoàn: lớp 9 có 20 học viên, lớp 11 có 52 học viên, lớp 12 có 110 học viên trong đó có một lớp là cán bộ xã, phường. Năm học 2007 - 2008 tăng lên 8 lớp với 250 học viên, trong đó lớp bổ túc trung học phổ thông có 04 lớp với 117 học viên, trung học sƣ phạm mẫu giáo có 02 lớp với 88 học viên, 02 lớp ngoại ngữ với 45 học viên. Giáo dục thường xuyên trong những năm qua tiếp tục duy trì và mở các lớp bổ túc văn hóa và đào tạo nghề, góp phần quan trọng trong việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Năm học 2005 - 2006 đã xây dựng đƣợc 09 trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường và tổ chức các hoạt động mở được nhiều lớp tập huấn về sản xuất, kinh doanh, về văn hóa xã hội đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhân dân. Năm học 2009 - 2010 tiếp tục duy trì và mở các lớp bổ túc trung học phổ thông, các lớp liên kết đào tạo trung cấp sƣ phạm mầm non, ngoại ngữ chứng chỉ A và B.
- Giáo dục chuyên nghiệp:
Quy mô đào tạo ngày càng tăng, loại hình đào tạo phát triển đa dạng.
Năm học 2009-2010 thành phố Vĩnh Yên có 5 trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng với tổng số học sinh, sinh viên là 8979 [41]. Nhiều trường đã thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu tuyển sinh đã đƣợc phê duyệt, thực hiện đa dạng hóa các ngành, nghề, loại hình đào tạo, mở thêm các ngành mới phù hợp với nhu cầu thiết yếu sử dụng lao động xã trong xã hội; liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường nghề, trung tâm dạy nghề trong thành phố, trong tỉnh và ngoài tỉnh nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội nói chung và cho thành phố, tỉnh nói riêng. Việc tăng quy mô, mở rộng ngành nghề đào tạo đã bám sát nhu cầu của địa phương.