Chương 2: SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
2.1. Tình hình giáo dục và đào tạo của thành phố trước năm 1997
2.1.3. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo
Nhận thức được vai trò quan trọng của người làm công tác quản lý giáo dục, nên trong 10 năm đầu đổi mới, ngành giáo dục và đào tạo Vĩnh Yên phối hợp với Trường Cán bộ quản lý của tỉnh mở các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng, hiệu phó cấp tiểu học, trung học cơ sở. Đồng thời, phối hợp với Trường Cán bộ quản lý giáo dục của bộ để bồi dưỡng hiệu trưởng và hiệu phó bậc phổ thông trung học.
Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiến hành thường xuyên, liên tục. Tổ chức tốt nề nếp dạy và học, thao giảng, bình tuyển giáo viên giỏi và vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11) hàng năm. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng đƣợc ngành tiến hành đều đặn nhằm chuẩn hóa đội ngũ giáp viên, và tăng cường hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục và các trường trong thành phố.
Sau 10 năm đổi mới (1986-1996), ngành giáo dục Vĩnh Yên đã ổn định được trường lớp, đảm bảo thuận lợi cho học sinh học tập. Số lượng học sinh hằng năm huy động từ 98 - 99% vào tiểu học đúng độ tuổi (6 tuổi). Năm 1990, 100% số xã, phường đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 1996 có 2/7 đơn vị đƣợc công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm 10 lần so với năm 1986. Trình độ dân trí và kinh tế phát triển, số học sinh vào bậc trung học tăng nhanh từ 31% năm 1986, lên 43,3% năm 1996 (tăng 12,3%). Chất lƣợng về đạo đức và tri thức đƣợc nâng lên rõ rệt, có chiều sâu. Hệ thống trường chuyên, lớp chọn được củng cố từng bước, đạt kết quả tốt. Đội ngũ giáo viên đƣợc bồi dƣỡng và chuẩn hóa hằng năm đều tăng [45].
54
Tổ chức Đảng trong nhà trường được củng cố và phát triển. Từ một vài chi bộ, tỷ lệ đảng viên trong ngành giáo dục thấp, nhiều trường hợp không đủ số đảng viên để thành lập chi bộ. Sau 10 năm, đa số các trường từ tiểu học trở lên đã có chi bộ độc lập, tỷ lệ đảng viên toàn ngành đạt trên 20%. Riêng Trường phổ thông trung học Trần Phú sau 10 năm, chi bộ đã kết nạp thêm 12 đảng viên, nâng số đảng viên trong chi bộ lên 25 đồng chí, chiếm 45% cán bộ giáo viên trong nhà trường. Chi bộ 10 năm đạt trong sạch, vững mạnh, có 2 năm trong sạch, vững mạnh xuất sắc.
Tuy đã đạt đƣợc những thành tựu cơ bản, nhƣng trong 10 năm đầu đổi mới (1986-1996) nhìn chung giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Yên vẫn còn những yếu kém cần phải đƣợc khắc phục trong thời gian tiếp theo.
- Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp
So với giai đoạn trước đổi mới thì chất lượng giáo dục và đào tạo Vĩnh Yên trong 10 năm đầu đổi mới đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì “Chất lượng và hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới” [15, tr. 36]. Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục lý tưởng cách mạng, thẩm mĩ và thể lực cho học sinh ở các trường học chưa được coi trọng đúng mức.
Do tiến hành cải cách giáo dục nên năm học (1989-1990) một bộ phận học sinh học theo chương trình lớp 10 cũ, bộ phận còn lại học lên lớp 9 cải cách giáo dục cho hoàn thành trung học cơ sở. Vì vậy, năm học (1989-1990), chất lƣợng giáo dục không đồng đều.
Số lƣợng học sinh đạt giải quốc gia còn ít, việc bồi dƣỡng các em và có chế độ đãi ngộ còn chƣa đƣợc chú ý đúng mức dẫn tới hiện tƣợng thui chột tài năng. Công tác giáo dục hướng nghiệp ở từng lớp học, cấp học cũng chưa được quan tâm. Nhƣng, do khó khăn về cơ sở vật chất nên công tác này chƣa đƣợc tiến hành thường xuyên, liên tục. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh chƣa rõ ràng dẫn đến nhận thức lệch lạc trong chọn nghề.
55 - Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ
Do nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục và việc cần thiết phải phát triển giáo dục và đào tạo đi trước một bước so với phát triển kinh tế, cho nên ngành giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Yên nói riêng đã quan tâm tới việc phát triển đội ngũ giáo viên. Riêng với giáo viên ở ngành học mầm non, mẫu giáo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy.
Việc đào tạo đội ngũ giáo viên còn thiên về đào tạo các môn cơ bản mà chƣa chú ý đến đào tạo giáo viên ở một số bộ môn nhƣ: Giáo dục công dân, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng... dẫn tới hiện tƣợng giáo viên dạy kiêm nhiệm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới chất lƣợng giáo dục toàn diện học sinh còn thấp.
- Cơ sơ vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy
Tuy không còn phòng học tranh tre nứa lá, nhƣng tỷ lệ phòng học kiên cố của cấp vẫn còn thấp, chiếm 25%, nhất là ở những ngành mầm non, tiểu học, giáo dục thường xuyên. Đây là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của các ngành, các cấp trong giai đoạn tới đảm bảo cho học sinh có đủ phòng học đạt chuẩn.
Mặc dù, đã đƣợc đầu tƣ trang thiết bị và đồ dùng dạy học nhƣng nhìn chung là chƣa đồng bộ. Đồ dùng dạy học mới chỉ đƣợc phục vụ trong việc giảng dạy các môn cơ bản, thậm chí đồ dùng đó còn chƣa phù hợp với cơ sở vật chất của trường. Nhiều phòng thí nghiệm của các trường trở thành những phòng chứa đồ, các đồ dạy học không đƣợc sử dụng hoặc nếu có sử dụng thì lại chƣa đúng cách và chƣa đạt yêu cầu.
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội Cùng với hệ thống giáo dục phổ thông, hệ thống giáo dục chuyên nghiệp cũng có bước phát triển. Tuy nhiên, trong đào tạo các trường nhìn
56
chung chƣa mở rộng đƣợc quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề chƣa đa dạng và chƣa có sự liên kết rộng rãi trong giảng dạy và đào tạo. Việc đào tạo của các trường chuyên nghiệp mới chỉ đáp ứng được một số ngành nghề cơ bản, dẫn tới nhiều học sinh khi ra trường không tìm được việc làm, ngành thừa ngành thiếu.
- Công tác quản lý giáo dục và đào tạo
Trong 10 năm đầu đổi mới cùng với sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh đã tác động tới tất cả mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có ngành giáo dục và đào tạo. Một số hiện tƣợng tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời. Các hiện tượng bỏ học, ma túy và các tệ nạn xã hội đã thâm nhập vào nhà trường. Việc phân bổ, sắp xếp giáo viên nhiều khi chƣa hợp lý, gây khó khăn trong giảng dạy và sinh hoạt của đội ngũ giáo viên.