Chương 2: SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
2.2. Những thành tựu cơ bản của ngành giáo dục, đào tạo của Vĩnh Yên từ năm 1997 đến năm 2010
2.2.3. Kết quả xây dựng các điều kiện để phát triển giáo dục và đào tạo
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về số lƣợng đến năm 2009 - 2010 cơ bản đủ biên chế, mỗi trường mầm non một hiêụ trưởng, mỗi trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông một hiệu trưởng, một hiệu phó (riêng những trường có từ 28 lớp trở lên biên chế 2 hiệu phó). Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết đƣợc lựa chọn, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực tổ chức, có khả năng quản lý và vững về chuyên môn.
Giáo viên mầm non năm học 2009 - 2010 đạt trình độ chuẩn có 177 người, chiếm 92,6% (trên chuẩn 26,5%). Ngành còn tổ chức các cuộc thi cho giáo viên nhƣ: “Cô giáo tài năng, duyên dáng”, “Tiếng hát cô giáo mầm non”, thi đồ dùng dạy học và đồ chơi tự làm với 100% đơn vị tham gia. Hội thi giảng cấp thành phố đƣợc tổ chức đều đặn. Năm học 2009 - 2010 thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố có 40 giáo viên đạt giải (3 giải nhất, 13 giải nhì, 24 giải ba); cấp tỉnh có 7 giáo viên đạt giải (2 giải nhất, 5 giải nhì), xếp thứ nhất toàn tỉnh. Nhờ làm tốt công tác bồi dƣỡng giáo viên nên chất lƣợng đội ngũ giáo viên đƣợc tăng lên rõ rệt.
73
Công tác bồi dƣỡng đào tạo giáo viên bậc tiểu học cũng đạt kết quả cao, hội thi giáo viên dạy giỏi đƣợc tiến hành sâu rộng. Năm học 2009 - 2010 thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố có 34 giáo viên đạt giải (3 giải nhất, 8 giải nhì, 23 giải ba); cấp tỉnh có 5 giáo viên đạt giải (2 giải nhất, 2 giải nhì và 1 giải ba), xếp thứ nhất toàn tỉnh. Thi trƣng bày, giới thiệu đồ dùng dạy học tự làm và sử dụng thiết bị dạy học cấp tỉnh đạt 17 giải (1 giải nhất, 5 giải nhì, 4 giải ba và 7 khuyến khích), xếp thứ nhì toàn tỉnh.
Thi cán bộ, giáo viên thƣ viện giỏi cấp thành phố có 12 giáo viên đạt giải (3 giải nhì, 7 giải ba và 2 khuyến khích); cấp tỉnh có 2 giáo viên đạt giải (1 giải ba, 1 giải khuyến khích). Trình độ của giáo viên ngày càng đƣợc chuẩn cao về cả số lƣợng và chất lƣợng. Theo thống kê năm học (2009-2010) thì trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học có 291 người, chiếm 100% (trên chuẩn 79,03%).
Đối với đội ngũ giáo viên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông mỗi nhà trường là trung tâm bồi dưỡng giáo viên góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất của nhà giáo. Năm học 2009-2010 số giáo viên đạt trình độ chuẩn ở bậc trung học cơ sở đạt 99,04% (trên chuẩn 51,1%), còn ở phổ thông trung học đạt 100% (trên chuẩn 75,7%). Giáo viên hiện nay ở các cấp ngành học, bậc học đủ về số lƣợng và đã đƣợc nâng cao về trình độ đáp ứng yêu cầu dạy và học cho các bậc học.
Trình độ giáo viên trong các trường trung học chuyên nghiệp ngày một tăng lên, 100% có trình độ đại học, trong đó có trên 60% đạt trình độ trên đại học. Các giáo viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đồng thời với việc củng cố xây dựng đội ngũ, là việc xây dựng cơ sở vật chất. Trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2010 mức độ tập trung xây dựng cơ bản, số lượng trường lớp kiên cố phát triển nhanh.
74
Đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở: Đến năm học 2009 - 2010 toàn thành phố có 600 phòng học văn hoá và phòng học bộ môn, trong đó phòng học kiên cố có 400 phòng, chiếm 80%; tỷ lệ phòng học, lớp học ở tiểu học là 10%, ở trung học cơ sở là 0,97%; có 80 phòng học bộ môn ở tiểu học, trung học cơ sở; 30 phòng đồ dùng dạy học, 25 phòng thƣ viện và 22 phòng máy vi tính học môn tin học. Số phòng đã và đang xây mới là 43 phòng ở tiểu học và trung học cơ sở. Cũng trong năm học này Phòng Giáo dục và Đào tạo đã trang bị cho 25 bảng điện tử thông minh, 100 máy vi tính, 15 máy in, 10 máy chiếu, 2120 bộ bàn ghế giáo viên, học sinh; 100 bộ phần mềm góc nghệ thuật và đồ chơi cho trẻ; lắp đặt 100 phòng ánh sáng chuẩn cho các trường ở các ngành học. Các trường đều có cổng, biển trường, tường rào, cây xanh, các công trình vệ sinh và sân chơi lát gạch.
Đối với bậc trung học phổ thông: Bằng nguồn ngân sách chính của địa phương toàn ngành đã xây dựng mới được 119 phòng, nâng tỉ lệ phòng học kiên cố đạt 99%. Tỷ lệ phòng học/lớp là 0,96%. Số phòng học tăng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức học 2 buổi/ngày, học bán trú và giảm sĩ số học sinh/lớp- đƣợc xác định là một giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục, rất cần được các trường học tận dụng. Giáo dục thành phố đã và đang xây dựng 156 phòng nhà công vụ cho giáo viên; phòng học bộ môn và thƣ viện cũng tích cực đầu tư xây dựng đạt 100%, nhiều trường đã có phòng học bộ môn và thư viện đạt chuẩn, tiêu biểu như Trường trung học phổ thông Trần Phú, trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc... Trong những năm gần đây Ngành giáo dục mua sắm thêm nhiều thiết bị dạy học cho phòng thí nghiệm, thƣ viện, máy vi tính, máy photocopy, máy camera...
Đặc biệt việc xây dựng về cơ sở vật chất, trong đó có sự phát triển của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý giáo dục và phục vụ đổi mới phương pháp
75
dạy học ở tất cả các cấp học. Sau nhiều năm đầu tƣ mạnh, kết thúc năm học 2009 - 2010, 100% trường trung học phổ thông đã có 2 đến 3 phòng máy với 30 máy/phòng với tổng số 300 máy; 9 trường trung học cơ sở với 270 máy;
tiểu học 220 máy/11 trường; mầm non 120/12 trường, 100% trường phổ thông kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, dạy - học, trao đổi thông tin.
Đồng thời với việc phát triển cơ sở công nghệ thông tin, ngành giáo dục và đào tạo thành phố đã quan tâm đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên giảng dạy công nghệ thông tin, bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kiến thức cơ bản về tin học, về quản trị mạng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trong dạy học. Các cấp quản lý, các nhà trường đã được trang bị và sử dụng nhiều phần mềm tin học, từng bước tin học hoá công tác quản lý thi, quản lý tài chính, tài sản, nhân sự, quản lý ngân hàng câu hỏi...
Đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên trẻ đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhiều bài giảng điện tử, bài Eleaning có chất lƣợng đã được xây dựng góp phần tích cực vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối dạy đọc chép, nhìn chép, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.