Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét về sự lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên
3.1.1. Những kết quả cơ bản
Trong những năm 1997 - 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên đã phát huy thuận lợi và khắc phục khó khăn để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ngành giáo dục thành phố đạt đƣợc nhiều thành tựu, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh.
Tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đã đƣợc đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ. Giáo dục ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội trên mọi phương tiện cả về vật chất và tinh thần. Những chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của thành phố đã đáp ứng đƣợc nhu cầu và nguyện vọng học tập của nhân dân. Những năm qua, quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết trung ƣơng, chủ yếu là nghiên cứu, quán triển các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, các nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng, các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố... về giáo dục và đào tạo, nhiều cán bộ, đảng viên, giáo viên và các tầng lớp nhân dân đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo. Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã có những chuyển biến nhất định trong nhận thức, từ đó có những hành động thiết thực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của thành phố. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự phát triển của giáo dục thành phố đƣợc nâng lên.
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, của tỉnh về đổi mới giáo dục và đào tạo: Về cơ bản, các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong thành phố đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển
82
khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, của tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo.Thành ủy đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch... và có nhiều hoạt động chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo trong thành phố; quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền về quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong những năm qua, quy mô các ngành học, bậc học phát triển, hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục nhìn chung hợp lý và cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng và chất lƣợng ngày càng cao của nhân dân. Thành phố đã đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản của giáo dục về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài. Về nâng cao dân trí: Chất lƣợng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực. Về đào tạo nhân lực: Số lƣợng học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng tăng nhanh. Công tác dạy nghề cho học sinh đƣợc tiếp tục đẩy mạnh. Về bồi dƣỡng nhân tài: Số lƣợng và chất lƣợng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và khu vực tiếp tục ổn định ở mức cao. Học sinh giỏi của thành phố tiếp tục phát huy thành tích tốt trong các trường đại học và các lĩnh vực công tác.
Công tác xã hội hóa giáo dục đƣợc đẩy mạnh và có những hiệu quả thiết thực trong việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, đặc biệt đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực đóng góp để chuẩn hóa các điều kiện học tập của học sinh, tăng cường hoạt động giáo dục, ngăn chặn các tệ nạn xâm nhập học đường, làm trong sạch môi trường giáo dục. Công tác khuyến học, khuyến tài đƣợc quan tâm. Các chính sách xã hội đối với học sinh đƣợc thực hiện đầy đủ, chính sách với nhà giáo đƣợc quan tâm đúng mức, quyền lợi người học được thực hiện công bằng, được tôn trọng.
Điều kiện đảm bảo chất lƣợng giáo dục đƣợc quan tâm. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được tăng cường về số lượng và đảm bảo về chất lƣợng. Số giáo viên đƣợc đào tạo trên chuẩn tăng nhanh. Nhiều giáo viên trẻ,
83
giáo viên nữ đã phấn đấu khẳng định năng lực tốt. Cơ sở vật chất nhà trường tiếp tục được tăng cường theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, hiện đại hóa; đồ dùng thiết bị dạy học được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn. Hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia đã hình thàng ở các ngành học, bậc học, phát triển mạnh ở bậc tiểu học.
Công tác quản lý có nhiều đổi mới, từng bước thực hiện phân cấp quản lý, cải cách thủ tục hành chính, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở. Trật tự, kỷ cương trong trường học được tăng cường, dân chủ trong trường học đƣợc tôn trọng.
Trong những năm qua, nhiều tập thể và cá nhân đạt thành tích cao trong ngành giáo dục và đào tạo được Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân thành phố biểu dương khen thưởng như Trường trung học phổ thông Trần Phú đã được tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Về cá nhân, đến năm 2008, thành phố có 3 nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Năm 2010 có 2 nhà giáo đƣợc thành phố đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu Nhà giáo ƣu tú.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở thành phố đạt đƣợc những kết quả nhƣ trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là:
Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng từ Trung ƣơng đến cơ sở mà trực tiếp là Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên và các tổ chức Đảng trong các nhà trường, cùng với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở Giáo dục và Đào tạo và sự nỗ lực của toàn ngành. Hằng năm, Đảng bộ thành phố đều có nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Ngoài các chủ trương, biện pháp, Đảng bộ đều có các kết luận, các văn bản, chỉ thị hướng dẫn ngành giáo dục và đào tạo. Đảng bộ cũng thường xuyên chăm lo, củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và đội ngũ giáo
84
viên trong nhà trường. Đảm bảo đội ngũ này luôn có đủ sức, đủ tài, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, đồng thời không ngừng học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, nhận thức chính trị, tư tưởng để yên tâm yêu ngành, yêu nghề, hoàn thành tốt chiến lƣợc phát triển giáo dục của thành phố.
Những năm gần đầy, kinh tế - xã hội của thành phố tăng trưởng ở mức cao và ổn định, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, nhu cầu học tập ngày càng tăng lên. Các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và toàn dân đã chăm lo thiết thực cả về vật chất và tinh thần, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của giáo dục thành phố.
Bản thân ngành giáo dục đã biết tận dụng các thuận lợi và phát huy nội lực; đổi mới quản lý, chú trọng đến quản lý chất lƣợng; thực hiện phong trào thi đua dạy tốt, học tốt với những nội dung cụ thể, phù hợp, thiết thực vì vậy đã nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đại trà, tạo điều kiện tốt để phát hiện, bồi dƣỡng học sinh giỏi, nâng cao chất lƣợng giáo dục mũi nhọn. Đại đa số các thầy giáo, cô giáo đều nhận thức rõ về trách nhiệm, có lòng tự trọng, tâm huyết với ngành, với học sinh. Học sinh ngày càng nhận đƣợc nhiều hơn sự chăm lo của gia đình, nhà trường và xã hội, có nhiều cơ hội đề bộc lộ, phát triển tư duy trí thức, năng khiếu cá nhân trong một môi trường giáo dục được quan tâm cải thiện.