LỢI ÍCH CỦA ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT MÃN KINH

Một phần của tài liệu Hiệu quả của điều trị nội tiết đối với phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật (Trang 31 - 34)

1.5. ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT MÃN KINH

1.5.2. LỢI ÍCH CỦA ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT MÃN KINH

Giảm triệu chứng bốc hỏa, hồi hộp và triệu chứng niệu dục, giảm tỷ lệ viêm âm đạo tái phát, giảm tỷ lệ nhiễm trùng tiểu tái phát, giảm triệu chứng cơ xương khớp: mỏi cơ.., cải thiện triệu chứng phiền muộn, lo lắng, trầm cảm, giảm nguy cơ ung thư đại tràng, cải thiện trí nhớ, cải thiện da, tóc, điều trị lâu dài có lợi trên răng, mắt[19]. Các nghiên cứu về nội tiết trên nhóm triệu chứng rối loạn niệu dục cho thấy có tác dụng nhưng cần thời gian từ 1-3 năm để cải thiện triệu chứng. Đường dùng được ưa chuộng đối với chỉ định điều trị rối loạn niệu dục là đường đặt âm đạo. Chính vì vậy trong khuôn khổ của nghiên cứu này chú trọng tập trung vào phác đồ 6 tháng đường uống trên các rối loạn cấp tính hơn đó là vận mạch và tâm lí.

Các nghiên cứu về điều trị nội tiết ngắn hạn ở phụ nữ mãn kinh để giảm các triệu chứng rối loạn vận mạch và tiết niệu-sinh dục (bốc hỏa, khô âm đạo ...) cho thấy không làm tăng có ý nghĩa các tác dụng không mong muốn. Các tác dụng không mong muốn được đề cập là có thể xảy ra ở phác đồ điều trị lâu dài (> 5 năm).

Tuy nhiên, năm 2002, nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng của Tổ chức sức khỏe phụ nữ (Women’s Health Initiative’s – WHI)trên 10739 phụ nữ mãn kinh tuổi 50-79 có cắt hai buồng trứng đã kết luận estrogen không cải thiện sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống ở những phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật, triệu chứng tâm lí và hệ thần kinh trung ương không cải thiện có ý nghĩa thống kê[64], triệu chứng vận mạch có

cải thiện rõ ở nhóm có dùng nội tiết so với nhóm không sử dụng (72% so với 56%, p< 0,001).

Nghiên cứu của tác giả Haines trên phụ nữ Hongkong đánh giá hiệu quả của estrogen đường uống trên tỷ lệ triệu chứng mãn kinh cấp sau phẫu thuật cho thấy không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm có điều trị và không điều trị (mặc dù có sự gia tăng có ý nghĩa của nồng độ estrogen ở nhóm có điều trị)[34].

Tháng 4 năm 2004 Tạp Chí Y Khoa Hoa Kì (JAMA)đã báo cáo thử nghiệm lâm sàng về điều trị nội tiết nhằm xác định hiệu quả của liệu pháp estrogen đơn độc (cho phụ nữ đã cắt hai buồng trứng) hay estrogenkết hợp progestin- medroxyprogesteron acetate (MPA)(đối với phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật), nghiên cứu này đã công bố: “Etrogen không có ích lợi đáng kể trong việc điều trị ở phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật”[64]

Năm 2009, nghiên cứu của Collaris R về sử dụng estrogen đường uống so với giả dược trong điều trị bốc hỏa cho thấy có hiệu quả giảm 77% tần suất bốc hỏa. Điều trị nội tiết làm giảm có ý nghĩa các triệu chứng rối loạn vận mạch trung bình khoảng 4,06 triệu chứng/ngày so với nhóm giả dược[30].

Estrogen cải thiện đáng kể tần suất và độ nặng của bốc hỏa, giảm 80-95%[41]. Tất cả loại estrogen và đường dùng đều có hiệu quả.Thường có hiệu quả sau 3-4 tuần điều trị estrogen đường uống 1mg/ngày. Liều thấp hơn có hiệu quả sau 8-12 tuần và ít có tác dụng không mong muốn nhử rong huyeỏt, caờng vuự[53].

Một nghiên cứu lớn tiền cứu, ngẫu nhiên trên phụ nữ mãn kinh ở châu Á đã đưa ra kết luận rằng tần suất triệu chứng vận mạch thay đổi rất khác nhau giữa các nước ở khu vực châu Á, và điều trị nội tiết phối hợp liên tục bằng estrogenliên hợp phối hợp MPA có hiệu quả đối với triệu chứng vận mạch và viêm teo âm đạo ở phụ nữ hậu mãn kinh châu Á[56]. CEEphối hợp MPAliều thấp (0,3/1,5mg/ngày) có hiệu quả ngang với liều cao hơn (0,45/1,5 và 0,625/2,5mg/ngày). Mặt khác, điều trị bằng nội tiết liều thấp nhất ít có các triệu chứng rong huyết[25]

Nghiên cứu của tác giả Al Kadri H.S năm 2009 đánh giá hiệu quả của CEE đơn độc (0,3; 0,45 và 0,625mg/ngày) với CEE và MPA (0,3/1,5;

0,45/1,5; 0,45/2,5 và 0,625/2,5mg/ngày) và giả dược đối với giảm triệu chứng mãn kinh trên 241 phụ nữ. Sau 1 năm (13 chu kỳ), tất cả điều trị nội tiết ở bất cứ liều dùng nào đều có hiệu quả có ý nghĩa thống kê hơn là nhóm giả dược trong việc giảm số lần và độ nặng của bốc hỏa trong vài tuần điều trị (p < 0,01)[9].

Tại Việt Nam:

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Tài năm 2008 trên 1235 phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh sau LPNTTT 6 tháng cho thấy 35% phụ nữõ có tỉ lệ bốc hỏa giảm 80%, 58,7% phụ nữõ có tỉ lệ bốc hỏa giảm 100%;

51,3% phụ nữ có tỉ lệ đổ mồ hôi giảm 80%, 46,2% phụ nữ có tỉ lệ đổ mồ hôi giảm 100%. Đối với rối loạn hồi hộp: 49,1% phụ nữ giảm 80%, 43,3%

phụ nữ có tỉ lệ đổ mồ hôi giảm 100%. Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ có tỉ lệ đáp ứng thấp: đa số (65,6%) có tỉ lệ cải thiện dưới 50%, 31,5% giảm 80%, chỉ 0,8% cải thiện triệu chứng 100%[6]

Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự nghiên cứu về các triệu chứng mãn kinh và hiệu quả điều trị nội tiết trên 710 phụ nữ mãn kinh ở các tỉnh thành phía Nam đến khám tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ năm 1998 cho kết quả tần suất các triệu chứng: vận mạch, tâm lý và các triệu chứng về niệu, sinh dục lần lượt là 76,1%, 69,2%, 63,7% và 24,8%. Các triệu chứng thường gặp nhất là bốc hỏa và mất ngủ. Điều trị nội tiết có hiệu quả trên một số triệu chứng rối loạn vận mạch[4]

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Cúc về hiệu quả của nội tiết trên phụ nữ mãn kinh cho thấy: điều trị nội tiết sau 3 tháng và 6 tháng làm giảm đáng kể triệu chứng rối loạn vận mạch; bốc hỏa (còn 29% đến còn 7%), đổ mồ hôi (28%, 5%), làm giảm có ý nghĩa các triệu chứng tâm sinh lí: cáu gắt (52%, 21%), buồn vô cớ (45%, 18%), mệt mỏi (44%,17%)[1].

Một phần của tài liệu Hiệu quả của điều trị nội tiết đối với phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)