Định nghĩa biến số nghiên cứu
Tuổi: là biến liên tục, khi phân tích chia nhóm thứ hạng, tuổi được tính theo năm tròn. Được tính theo năm sinh thật sự (có thể khác với ngày sinh trong giấy tờ), nếu không nhớ hoặc không biết năm chính xác thì có thể hỏi dựa vào năm âm lịch, nếu năm Aâm lịch thì tra và ghi baống naờm dửụng lũch.
Trình độ văn hóa: biến danh mục, là bằng cấp cao nhất (nếu có) của người phụ nữ đã đạt được, bao gồm 5 nhóm: mù chữ, cấp I, cấp II, cấp III, đại học hoặc trên đại học.
Nghề nghiệp: là biến danh mục, là công việc chính mà người đó làm trong một thời gian lâu nhất. Bao gồm 5 nhóm: nội trợ, làm nông, buôn bán, công nhân (lao động chân tay), việc văn phòng (lao động trí óc).
Các triệu chứng rối loạn vận mạch: biến thứ hạng. Mức độ biểu hiện triệu chứng được đánh giá từ nhẹ đến nặng, bao gồm các triệu chứng: bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, hồi hộp, rối loạn giấc ngủ.
Bốc hoả: cảm giác nóng bừng lan tỏa khắp cơ thể, xuất hiện đột ngột, thoáng qua kèm với đỏ vùng da tương ứng, toát mồ hôi, đánh trống ngực, kéo dài trung bình 30-120 giây.
Đổ mồ hôi đêm:những đợt đổ mồ hôi đột ngột thường về đêm, thường với số lượng nhiều, có thể khó chịu phải thức dậy thay áo, thay khăn trải giường.
Hồi hộp: là tình trạng khiến ta cảm nhận được tiếng tim mình đập, cảm giác thấy hoạt động của tim mình đập mạnh, nhanh, chậm, không đều.
Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, hay thức giấc nhiều lần trong đêm, dậy rất sớm, mất ngủ, tổng thời gian ngủ mỗi ngày dưới 4 giờ dẫn đến buồn ngủ vào ban ngày.
Các triệu chứng tâm lí: biến thứ hạng, bao gồm các triệu chứng:
hay phiền muộn, dễ cáu gắt, mệt mỏi. Mức độ biểu hiện triệu chứng được đánh giá từ không có đến rất nặng (1-5).
Hay phiền muộn: dễ khóc, buồn vô cớ, cảm giác phiền muộn xuất hiện không liên quan đến nhữngthay đổi của môi trường bên ngoài.
Cáu gắt: Người phụ nữ thường nóng giận một cách vô cớ, mất kiên nhẫn và phản ứng mạnh mẽ với những kích thích bên ngoài.
Mệt mỏi: cảm giác không muốn hoạt động, kiệt sức. Đây là rối loạn không cải thiện cho dù nghỉ ngơi, và cảm giác mệt mỏi sẽ tăng nếu có hoạt động thể lực.
Trong đánh giá độ nặng của các triệu chứng rối loạn vận mạch, thay đổi tâm sinh lý, chúng tôi sử dụng thang đo MRS của WHO. Thang đo là một đoạn thẳng, cực bên trái ứng với mức độ không khó chịu và cực bên phải tương ứng với mức độ khó chịu rất nặng. Người nghiên cứu sẽ hướng dẫn cho từng bệnh nhân cách tự đánh giá độ nặng của triệu chứng trên thang đo này. Thang đo được chia thành 5 đoạn bằng nhau, tương ứng với 5 mức độ thấp nhất là không có sau đó đến nhẹ, vừa, nặng và rất nặng. Các điểm số từ 1 đến 5 lần lượt tương ứng với các mức triệu chứng từ không có, nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng. Bệnh nhân được giải thích các triệu chứng dựa vào định nghĩa thống nhất.
Thang Điểm Đánh Giá Mãn Kinh (Menopause Rating Scale-MRS) Chúng tôi sẽ hỏi chị (cô) một số câu hỏi và chị (cô) hãy chọn 1 trong 5 mức độ như hình bên dưới.Chị (cô) sẽ giữ tờ hướng dẫn này và chúng tôi sẽ hỏi chị (cô) một số triệu chứng có dùng hình vẽ dưới để đánh giá mức độ của triệu chứng. Chị (cô) vui lòng chỉ cho chúng tôi biết ô nào tương ứng với mức độ của triệu chứng
Không Nhẹ Trung bình Nặng Rất nặng
I --- I---I---I ---I
ẹieồm 1 2 3 4 5
Ví dụ, chị (cô) được hỏi về triệu chứng đổ mồ hôi.
Mức độ đổ mồ hôi như thế nào?
Chị (cô) hãy chọn 1 trong 5 mức độ từ không có đến rất nặng tương ứng từ nhẹ đến nặng.
Chị (cô) hãy hình dung chọn ô càng gần cụm từ “rất nặng” bao nhiêu thì chị (cô) càng bị đổ nhiều mồ hôi bấy nhiêu.Nếu chị (cô) không bị đổ mồ hôi, chị (cô) sẽ chọn ô đầu tiên, ô trên đường thẳng gần về phía ô đầu tiên bao nhiêu thì chị (cô) càng ít bị đổ mồ hôi bấy nhiêu.
Sau đây, chị (cô) hãy đánh giá về mức độ của triệu chứng như hướng dẫn.
Hiện nay chị (cô) có những triệu chứng nào sau đây, và mức độ khó chịu của các triệu chứng đó như thế nào? Vui lòng chỉ vào ô thích hợp.
PARA: 4 chổ soỏ, soỏ nguyeõn. Bao goàm:
1. Số lần sanh đủ tháng: tuổi thai>38 tuần hoặc 9 tháng, hoặc trọng lượng thai > 2500g nếu sanh đôi cũng chỉ tính là một lần sanh.
2. Số lần sanh thiếu tháng: tuổi thai từ 20-37 tuần hoặc thai 5-8 tháng, trọng lượng thai 500 – 2500g.
3. Số lần sẩy thai: tuổi thai < 20 tuần hoặc < 5 tháng hoặc trọng lượng thai <500g, bao gồm cả hư thai, phá thai, thai ngoài tử cung, thai trứng, thai cheỏt lửu…
4. Số con còn sống: tính đến hiện nay còn bao nhiêu người con còn sống, không kể những trường hợp chết vì bất cứ lí do gì
Tiền căn dùng nội tiết ngừa thai: biến danh mục nhị giá: có hoặc không. Thuốc nội tiết ngừa thai dùng trong quá khứ và trước khi vào nghiên cứu 6 tháng, theo toa bác sĩ hoặc tự mua ở hiệu thuốc, bất cứ dạng nào: uống, chích, dán, cấy…
Tuân thủ điều trị: biến danh mục nhị giá: có hoặc không. Tuân thủ điều trị được định nghĩa là dùng đúng theo toa bác sĩ, không tuân thủ điều trị bao gồm không dùng đúng toa hoặc tự mua thuốc. Không tuân thủ điều trị: sau khi tham khảo y văn[36], qui định của nghiên cứu là khi ngửng >1/10 toồng soỏ vieõn thuoỏc caàn duứng (>18 vieõn/180 vieõn), hoặc ngưng trên 10 viên/tháng trong thời gian điều trị hoặc ngưng liên tục trên 5 viên trong thời gian điều trị.
Chổ soỏ BMI :bieỏn lieõn tuùc. Baống trọng lượng cơ thể (kg)/ (chiều cao(m) x chiều cao(m)). Phân loại BMI:
< 18: thieáu caân
18 ≤ BMI < 23: cân nặng bình thường 23 ≤ BMI < 30: thừa cân
BMI > 30: beùo phì
Tăng cân:biến danh mục nhị giá: có hoặc không. Có tăng cân khi tăng trên 5% trọng lượng cơ thể so với khi bắt đầu dùng thuốc[21]. Cân nặng của bệnh nhân được đánh giá bằng một cân chuẩn được đặt tại phòng khám phụ khoa.
Mức thu nhập: biến số danh mục, đánh giá sự hài lòng của người tham gia nghiên cứu về thu nhập của gia đình. Chia ra 3 mức độ: thiếu, đủ ăn và dư.
Phác đồ điều trị nội tiết:
Các phụ nữ trong nghiên cứu là các phụ nữ sau cắt tử cung và hai phần phụ có chỉ định điều trị theo hướng dẫn hiện hành của ACOG:
phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật có bất cứ rối loạn nào về vận mạch, tâm líở mức độ trung bình (mức độ 3 theo thang điểm MRS). Các đối tượng không có chống chỉ định, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý điều trị sẽ được giới thiệu về nghiên cứu và kí tên vào bản đồng thuận.
Chọn mẫu liên tiếp các đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu. Các bệnh nhân được hỏi bệnh, khám và dùng estrogen liên hợp theo phác đồ. Estrogen liên hợpdùng trong nghiên cứu là Premarin 0,625mg của
hãng Pfizer được mua tại nhà thuốc của bệnh viện có số lô 17036- 17038 (Premarinlà loại biệt dược thông dụng vào thời điểm nghiên cứu năm 2008). Bệnh nhân được dùng 1 viên/ ngày liên tục trong 6 tháng.
Bệnh nhân tái khám ở thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng hoặc bất cứ lúc nào thấy khó chịu hoặc liên lạc bằng điện thoại khi cần tư vấn.