3.2. HIỆU QUẢ CỦA ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾTTRÊN PHỤ NỮ MÃN KINH SAU PHẪU THUẬT
3.2.1. Triệu chứng rối loạn vận mạch
Trong nhóm triệu chứng rối loạn vận mạch, khảo sát các triệu chứng: bốc hoả, đổ mồ hôi, hồi hộp, rối loạn giấc ngủ.
Tỉ lệ rối loạn vận mạch ở thời điểm trước và sau điều trị
Mức độ khó chịu của triệu chứng chia thành 2 mức độ: mức độ 1 gồm không triệu chứng- nhẹ (gọi tắt là nhóm triệu chứng không có -nhẹ) và mức độ 2 gồm các mức độ trung bình –nặng và rất nặng (gọi tắt là nhóm triệu chứng trung bình- nặng). Nghiên cứu khảo sát sự khác biệt tỉ lệ triệu chứng mức độ trung bình- nặng ở thời điểm trước và sau điều trị nội tiết 6 tháng.
Tại thời điểm trước điều trị, tần số và tỉ lệ của các triệu chứng bốc hoả, đổ mồ hôi, hồi hộp, rối loạn giấc ngủ ở mức độ trung bình – nặng lần lượt là 197 (78,8%); 156 (62,4%); 103 (41,2%) và 68 (27,2%). Sau thời gian điều trị 6 tháng, tỉ lệ của các triệu chứng thuyên giảm, tần số và tỉ lệ các triệu chứng mức độ trung bình- nặng lần lượt là 27 (10,8%); 22 (8,8%); 19 (7,6%) và 26 (10,4%) (Biểu đồ 3.2). Sự khác biệt tỉ lệ các triệu chứng trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (Kiểm định chi bình phửụng McNemar)(P<0,05)
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ triệu chứng rối loạn vận mạch mức độ trung bình nặng ở thời điểm trước và sau điều trị.(P<0,05)
Nhận xét:
Trong nhóm triệu chứng rối loạn vận mạch, tỉ lệ bốc hoả và đổ mồ hôi đêm là 2 than phiền nhiều nhất. Trong đó tỉ lệ bốc hoả, đổ mồ hôi, hồi hộp có tỉ lệ giảm rõ rệt, rối loạn giấc ngủ có cải thiện ít hơn, từ 27,2%
còn 10,4%.
Sự thay đổi triệu chứng vận mạch sau điều trị CEE trên phụ nữ mãn kinh phẫu thuật
Khi đánh giá sự thuyên giảm mức độ triệu chứng, xem xét mỗi triệu chứng rối loạn với thang đo 5 mức độ.So sánh điểm số rối loạn mãn kinh giữa trước và sau điều trị để đánh giá sự thay đổi mức độ triệu chứng.Bảng 3.8 biểu diễn tỉ lệ thay đổi triệu chứng này.Vì một số đối
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Bốc hỏa Đổ mồ hôi Hồi hộp Rối loạn giấc nguû
78.8
62.4
41.2
27.2
10.8 8.8 7.6 10.4
Trước điều trị Sau điều trị 6 tháng
Tỉ lệ phần trăm rối loạn
tượng có thể không có một vài triệu chứng lúc khởi đầu điều trị nên chúng tôi chỉ phân tích những đối tượng có triệu chứng, nhóm không có triệu chứng sẽ được phân tích trong phần bàn luận.
Bảng 3.8. Tỉ lệ thay đổi triệu chứng vận mạch sau điều trị CEE trên phụ nữ mãn kinh phẫu thuật
Triệu chứng
Sự khác biệt trước và sau điều trị Taàn soá (%)
Giảm Không đổi Tăng
Bốc hỏa
N=229 216(94,3) 10(4,4) 3(1,3)
Đổ mồ hôi
N=223 207(92,8) 10(4,5) 6(2,7)
Hồi hộp
N=202 176(87,1) 18(8,9) 8(4)
Rối loạn giấc ngủ
N=211 168(79,6) 40(19) 3(1,4)
Nhận xét:
Về sự thuyên giảm triệu chứng, 94,3%-92,8%-87,1%- 79,6% đối tượng có giảm triệu chứng lần lượt trong các nhóm triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi, hồi hộp, rối loạn giấc ngủ. Tỉ lệ rối loạn không thay đổi chiếm tỉ lệ thấp: 4,4% trong nhóm triệu chứng bốc hỏa, 4,5% đối với đổ mồ hôi nhiều, hồi hộp là 8,9% và 19% đối với triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
Số bệnh nhân không có triệu chứng ban đầu trong nhóm bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều, hồi hộp, rối loạn giấc ngủ lần lượt là: 21, 27, 48, 39. Trong số này có 19, 21, 44 và 39 đối tượng sau thời gian điều trị vẫn không xuất hiện triệu chứng.
Đáp ứng theo thời gian của rối loạn vận mạch với điều trị CEE trên phụ nữ mãn kinh phẫu thuật
Đáp ứng của từng triệu chứng trong nhóm rối loạn vận mạch khác nhau theo thời gian. Biểu đồ 3.3 mô tả tỉ lệ phần trăm các phụ nữ có triệu chứng ở mức độ trung bình nặng (điểm số từ 3-5 theo thang đo MRS)
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ biểu diễn đáp ứng theo thời gian của rối loạn vận mạch với điều trị CEE trên phụ nữ mãn kinh phẫu thuật (N=250) tại các thời điểm: (1)Trước điều trị (sau mổ cắt tử cung và hai phần phụ 1 tháng);
(2)Sau điều trị nội tiết CEE 1 tháng; (3)Sau điều trị nội tiết CEE 3 tháng;
(4)Sau điều trị nội tiết CEE 6 tháng.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Trước ĐT1 tháng 3 tháng 6 tháng
Bốc hỏa Đổ mồ hoâi Hồi hộp Rối loạn giaác nguû
Nhận xét:
Mỗi triệu chứng trong nhóm rối loạn vận mạch có đặc điểm khác nhau về sự đáp ứng với thuốc. Triệu chứng bốc hỏa có sự đáp ứng với điều trị sớm và nhanh hơn các triệu chứng khác trong nhóm. Sau thời gian điều trị 1 tháng, có 30% bệnh nhân còn biểu hiện trung bình nặng. Các triệu chứng khác gồm đổ mồ hôi, hồi hộp, có sự thuyên giảm chậm hơn triệu chứng bốc hỏa, đạt được sự thuyên giảm vào tháng thứ 3 sau điều trị, còn 17-19%, rối loạn giấc ngủ có sự đáp ứng chậm nhất, sau 6 tháng điều trị từ 27,2% còn 10.4%.
Mức độ rối loạn vận mạch tại thời điểm trước và sau điều trị CEE trên phụ nữ mãn kinh phẫu thuật
Mức độ khó chịu của các rối loạn được chia từ 1-5 theo thang đo MRS tương ứng từ không có đến rất nặng. Các trung vị của mức độ khó chịu trước và sau điều trị được trình bày ở bảng 3.9. Để đánh giá sự khác biệt trung vị mức độ rối loạn này, dùng phép kiểm phi tham số Wilcoxon.
Bảng 3.9. Mức độ rối loạn vận mạch tại thời điểm trước và sau điều trị
Triệu chứng
Trung vị, 25-75th bách phân vị Trước điều trị
CEE
Sau ủieàu trũ
CEE Giá trị P
Bốc hỏa 4 (3;5) 1 (1;2) <0,001
Đổ mồ hôi 3 (2;4) 1 (1;2) <0,001
Hồi hộp 2 (2;4) 1 (1;2) <0,001
Rối loạn giấc
nguû 2 (2;3) 1 (1; 2) <0,001
*Giá trị P tính từ kiểm định phi tham số Wilcoxon sign rank test Nhận xét:
Về sự thay đổi mức độ triệu chứng sau điều trị nội tiết: trung vị của các triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm là 4-3 ở thời điểm trước điều trị và sau điều trị là 1. Trung vị của triệu chứng hồi hộp và rối loạn giấc ngủ là 2 trước điều trị, cho thấy mức độ khó chịu của rối loạn thấp hơn hai triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi. Sau điều trị, mức độ khó chịu giảm còn 1. Kiểm định phi tham số Wilcoxon sign rank test cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Sự khác biệt triệu chứng vận mạch giữa trước và sau điều trị CEE trên phụ nữ mãn kinh phẫu thuật
Khi đánh giá về sự cải thiện của triệu chứng, điểm số khác biệt của rối loạn trước và sau điều trị được đánh giá là điểm số khó chịu sau điều trị trừ cho điểm số khó chịu trước điều trị. Gọi điểm số khác biệt này là Dtriệu chứngthì:
Dtriệu chứng= Triệu chứng sau-Triệu chứng trước
Trong đó: Triệu chứng sau: là điểm số khó chịu của triệu chứng sau ủieàu trũ CEE (theo thang ủo MRS)
Triệu chứng trước: là điểm số khó chịu của triệu chứng trước điều trị CEE (theo thang ủo MRS)
Biểu đồ 3.4 biểu diễn các giá trị trung vị và tứ phân vị 25% và 75%
của điểm số khác biệt Dtriệu chứng này.
Biểu đồ 3.4.Biểu đồ box plot biểu diễn giá trị của điểm số khác biệt mức độ triệu chứng vận mạch sau điều trị CEE trên phụ nữ mãn kinh phẫu thuật. (N=250)
Nhận xét
Các giá trị của điểm số khác biệt triệu chứng có trung vị là số âm, cho thấy điểm số khó chịu sau điều trị thấp hơn mức độ khó chịu trước ủieàu trũ.
Với biểu đồ 3.4, triệu chứng bốc hỏa có trung vị của điểm số khác biệt trước và sau điều trị thấp nhất (-2,5), điều này cho thấy triệu chứng
-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3
Bốc hỏa Đổmồhôi Hồi hộp Mất ngủ
25%-Trung vò Trung vò Trung vò- 75%
Điểm soá khác biệt
này có sự đáp ứng tốt nhất với điều trị. Các triệu chứng còn lại bao gồm đổ mồ hôi, hồi hộp, mất ngủ có trung vị sự cải thiện là số âm, cho thấy có sự thuyên giảm sau điều trị. Triệu chứng hồi hộp và mất ngủ có điểm số khác biệt với giá trị trung vị là -1 cho thấy có sự cải thiện nhưng ít hơn triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm.