Trên thế giới, các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến việc ứng dụng CNTT như: Nước Mỹ, Australia, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, ...
Để ứng dụng CNTT được như ngày nay các nước này đã trải qua rất nhiều các chương trình quốc gia về tin học hoá cũng như ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là ứng dụng vào khoa học công nghệ và giáo dục.
Cộng hòa Pháp:Một chính sách quốc gia đầu tiên mang tên Plan de Cancul đề xuất vào giữa những năm 60 dưới thời Tổng thống Đờ Gôn (De Gaullé)
Ở Australia vào tháng 3 năm 2000, Hội đồng Bộ trưởng đã ủng hộ hướng đi đƣợc trình bày trong tài liệu “Cơ cấu chiến lƣợc cho nền kinh tế thông tin”(Theo
“Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin” ở Australia của tạp chí PCWorldVN).
Tại Anh cũng có các chương trình quản lý ứng dụng CNTT trong việc dạy học cho người lớn. Mọi người có cơ hội tiếp cận trực tiếp với mạng Internet thông qua mạng lưới 2000 trung tâm “học tập trực tiếp” và 6000 trung tâm qua mạng Internet ở tại cộng đồng [18].
Tại Canađa, gần đây việc giới thiệu phần mềm dạy toán học trên cơ sở máy tính (The learning Equation Mathematics) đã đem lại thành tích nổi bật so với những em học sinh sử dụng sách giáo khoa truyền thống. Đó là phần mềm dành cho những em học sinh lớp 9 đề cập kiến thức về toán học và những kỹ năng liên quan
đến số học, mô hình và hình dạng. Nhƣng phần mềm này mới chỉ đƣa vào dạy học bộ môn toán, nếu áp dụng cho các môn học khác thì có lẽ lại không phù hợp và hiệu quả [18].
Jeannette Vos – Gorden Dryden (2004), trong cuốn Cách mạng học tập những yếu tố và phương pháp để học tập tốt có nói đến vai trò mới của những phương tiện liên lạc điện tử: “Chính sự kết hợp Internet, máy tính và cách mạng trang Web, thế giới đang được định hình lại toàn bộ thế hệ, thậm chí còn mạnh mẽ hơn so với trước đây khi báo chí, in ấn, radio và ti vi đã tạo ra”. Tác giả còn đề cập đến vai trò của máy vi tính đối với giáo viên và học sinh: “Máy vi tính với công nghệ tiên tiến cao có khả năng phục vụ những người thầy phụ đạo và như những thư viện, cung cấp thông tin và ý kiến phản hồi nhanh chóng cho từng học sinh”. Có thể nói, cuốn sách Cách mạng học tập những yếu tố và phương pháp để học tập tốt đã đƣợc hai tác giả nổi tiếng (Jeannette Vos và Gorden Dryden) đƣa ra thông điệp:
chúng ta cần có một cuộc cách mạng về học tập để tương xứng với cuộc cách mạng tri thức. [18].
Đối với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, việc quản lí ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo đƣợc thực hiện chƣa đồng bộ nhƣng đƣợc chính phủ đặc biệt quan tâm, cụ thể:
Nhật Bản xây dựng chương trình Quốc gia có tên: “Kế hoạch một xã hội thông tin – mục tiêu quốc gia đến năm 2000” đã đƣợc công bố từ những năm 1972.
Tại Philippin: Kế hoạch CNTT Quốc gia (NTTP) của Philippin công bố năm 1989 xác định một chiến lƣợc chung nhằm đƣa CNTT phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong những năm 90.
Năm 1981 Singapore thông qua một đạo luật về Tin học hóa Quốc gia quy định ba nhiệm vụ: Một là, thực hiện việc tin học hóa mọi công việc hành chính và hoạt động của Chính phủ. Hai là, phối hợp GD&ĐT tin học. Ba là, phát triển và thúc đẩy công nghiệp dịch vụ tin học ở Singapore. Một Ủy ban máy tính Quốc gia (NCB) đƣợc thành lập để chỉ đạo công tác đó.
Năm 1980 chính sách tin học của Đài Loan đã đƣợc công bố và “Kế hoạch 10 năm phát triển CNTT ở Đài Loan” đã đề cập đến cấu trúc tổ chức của CNTT
trong nước và những nội dung mà chính phủ cần làm để phát triển CNTT, tiếp tục khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới.
Ở Hàn Quốc, các hoạt động về chính phủ điện tử và ứng dụng CNTT đƣợc phân biệt: Các dự án có liên quan đến nhiều Bộ, Ngành, địa phương được xem như là dự án chính phủ điện tử đƣợc sử dụng ngân sách tập trung. (Theo tin “Chính phủ điện tử Hàn Quốc” trên tạp chí PCWorldVN cập nhật ngày 01/4/2008).
Tóm lại, CNTT ngày càng phát triển nhƣ vũ bão đã mang lại hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực của đời sống, khoa học kĩ thuật và đặc biệt đƣợc ứng dụng nhiều trong giáo dục. Muốn đẩy mạnh CNTT trong giáo dục, cần có đảm bảo các yếu tố về cơ sở hạ tầng CNTT, về nhân lƣc, vật lực và tài lực.
1.1.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có chương trình quốc gia về CNTT (1996-2000) và Đề án thực hiện về CNTT tại các cơ quan Đảng (2003-2005) ban hành kèm theo Quyết định 47 của Ban Bí thƣ trung ƣơng Đảng. Mặt khác, tại các cơ quan quản lý nhà nước đã có Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước (2001-2005) ban hành kèm theo Quyết định số: 112/2001/QĐ - TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục,... Chỉ thị 58/CT - TƢ ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu rõ việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT, ngày 30/7/2001, nêu rõ: “Tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ GD&ĐT, kết nối internet đến tất cả các cấp quản lý và cơ sở giáo dục, hình thành một mạng giáo dục (EduNet) nhằm tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2001-2005".
Từ năm 2004 đến năm 2007 chương trình dạy học cho giáo viên ở các trường phổ thông của Intel tại Việt Nam đã hỗ trợ cho chúng ta rất hiệu quả trong việc đổi mới PPDH [4]. Góp phần vào công cuộc đổi mới PPDH, giáo viên ở các trường phổ thông đã biết cập nhật, tổ chức dạy học bằng các phương tiện dạy học mới, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, để hoàn thiện
đƣợc quá trình này, thì yêu cầu lớn nhất đặt ra cho giáo viên đó là phải có trình độ tin học cơ bản và phải biết ứng dụng, tích hợp vào các khâu của quá trình dạy học.
Gần đây các hội nghị, hội thảo hay trong các đề tài nghiên cứu khoa học về CNTT và giáo dục đều có đề cập đến vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lƣợng đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong năm 2000; Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông ICT 2/2003, lần thứ 2 ICT 9/2004; Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do viện CNTT ( Đại học Quốc gia Hà Nội) và khoa CNTT (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về ứng dụng trong hệ thống giáo dục đầu tiên đƣợc tổ chức tại Việt Nam…
Gần đây đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta, chẳng hạn như luận án tiến sĩ của Triệu Thị Thu đã nghiên cứu về “Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội”, tác giả đã đề xuất xây dựng đƣợc các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT tài các trung tâm giáo dục thường xuyên, luận văn thạc sĩ của Trần Thị Đản: “Một số biện pháp tổ chức triển khai việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của hiệu trưởng trường tiểu học Văn Lang thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ”[10]; tác giả Nguyễn Văn Tuấn nghiên cứu về“Một số biện pháp chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông"; Tác giả Đỗ Kinh Thành đã nghiên cứu trong luận văn về: “Các biện pháp quản lý quá trình đào tạo ngành tin học - Hệ TCCN tại trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Phú Lâm – TP Hồ Chí Minh”; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Cảnh nghiên cứu về: “Biện pháp ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học ở các trường tiểu học huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình”. ..
Qua các nghiên cứu các tác giả đều khẳng định ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và vai trò quan trọng của các biện pháp quản lý. Và khẳng định hiện nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu về quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.