Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 85)

2.3.1. Thực trạng quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên Bảng 2.14. Thực trạng quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Tổng điểm

Thứ Tốt bậc

(4đ)

Khá (3đ)

TB (2đ)

Yếu (1đ)

1

Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học.

44.0 28.8 16.0 11.2 3.06 2

2

Tổ chức các hội nghị, hội thảo về vai trò, ý nghĩa, hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao nhận thức cho giáo viên

38.4 35.2 12.8 13.6 2.99 3

3

Quán triệt tư tưởng cho đội ngũ giáo viên về sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học qua các hội nghị, đại hội...

53.6 17.2 19.2 7.07 3.15 1

4

Thường xuyên theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học để có sự điều chỉnh kịp thời.

37.2 27.6 4.0 7.2 2.71 4

TỔNG 43.3 27.2 13.0 16.5 2.9

Với 4 nội dung đã quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học trường TH, chúng tôi đã đặt cậu hỏi “Theo Thầy/Cô, nhà trường đã quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học trường TH như thế nào? đƣợc khảo sát trên 250 cán bộ, giáo viên các trường TH huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh cho thấy:

Nội dung để nâng cao nhận thức được các nhà trường sử dụng nhiều nhất là

“Quán triệt tư tưởng cho đội ngũ giáo viên về sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học qua các hội nghị, đại hội...” có điểm trung bình X đạt 3.15. Đây cũng là hình thức thường xuyên được sử dụng trong các trường TH thông qua các kỳ đại hội, hội nghị có thể lồng ghép các tài liệu về ứng dụng CNTT vào dạy học.

Với số lượng giáo viên đến dự các hội nghị, đại hội đông, các trường có thể triển khai các kỹ năng CNTT, phương pháp, phần mềm CNTT có thể vận dụng vào quá trình dạy học.

Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 3.06 là nội dung “Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học”. Ở nước ta, vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, nhƣ:

Nghị quyết của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa CNTT vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 – 2010,…

Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012;

Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.

Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhƣng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT ”.

Trong “Chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”.

Xếp thứ 3 là nội dung “Tổ chức các hội nghị, hội thảo về vai trò, ý nghĩa, hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao nhận thức cho giáo viên với điểm trung bình X = 2.66.

Cuối cùng là “Thường xuyên theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học để có sự điều chỉnh kịp thời”

với X = 2.30.

Như vậy, quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã được Nhà trường sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học. Đây là điều kiện rất cần thiết để triển khai, tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường TH huyện Quế Võ.

2.3.2. Thực trạng quản lý nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các trường tiểu học huyện Quế Võ

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho giáo viên các trường TH huyện Quế Võ

TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƢỢC

Tổng điểm

Thứ Tốt bậc

(4đ)

Khá (3đ)

TB (2đ)

Yếu (1đ)

1

Khảo sát, đánh giá trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ giáo viên

41 99 83 27 654 3

2

Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên

46 82 86 36 638 4

3

Tổ chức bồi dưỡng GV tại trường (mở các lớp Tin học, lớp sử dụng phần mềm dạy học, soạn giáo án điện tử)

41 110 92 6 688 1

4

Cử giáo viên tham gia các khoá tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học

57 89 87 17 686 2

5

Chỉ đạo, định hướng việc tự bồi dƣỡng, tự nghiên cứu của giáo viên về ứng dụng CNTT trong dạy học

43 81 86 40 627 5

6

Kỹ năng sử dụng các thiết bị

CNTT vào các giờ dạy 62 88 84 25 705 6

Với 6 yếu tố quản lý nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho giáo viên các trường TH huyện Quế Võ, các ý kiến đánh giá của giáo viên được thể hiện ở bốn mức độ thực hiện: “Tốt”, “Khá” và “TB” và “Yếu”. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số CBQL, giáo viên đánh giá các yếu tố đảm bảo ở mức độ trung bình, khá, cá biệt có một số cán bộ, giáo viên đánh giá mức độ yếu.

Yếu tố được các nhà trường thực hiện quản lý nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho giáo viên tốt nhất là “Tổ chức bồi dưỡng giáo viên tại trường (mở các lớp Tin học, lớp sử dụng phần mềm dạy học, soạn giáo án điện tử) ” có tổng điểm là 688 đứng thứ nhất. Đây là yếu tố rất cần thiết để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào dạy học, thông qua các lớp tập huấn, đào tạo tại trường giáo viên am hiểu hơn, vận dụng thành thạo hơn đồng thời biết nhiều phương pháp, phần mềm ứng dụng CNTT vào dạy học.

Với tổng điểm là 686 cao thứ 2 “Cử giáo viên tham gia các khoá tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học”. Đây là hình thức bồi dƣỡng dài hạn, giáo viên có thể đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng tại các Trung tâm về đào tạo tin học, là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào dạy học.

Với tổng điểm 654 là nội dung “Khảo sát, đánh giá trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ giáo viên”.

Yếu tố thứ tư có tổng điểm 638 là “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên

Nội dung được nhà trường thực hiện còn hạn chế là “Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT vào các giờ dạy”.

Nhƣ vậy, có thể thấy quản lý nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho giáo viên các trường TH huyện Quế Võ đã đạt được một số ưu điểm nhất định khi sử dụng đa dạng các hình thức để nâng cao trình độ ứng dụng CNTT vào dạy học của giáo viên. Tuy nhiên, công tác quản lý ứng dụng CNTT cho giáo viên các trường TH huyện Quế Võ còn hạn chế nếu chỉ sử dụng các hình thức tập huấn, bồi dƣỡng, khảo sát mà chƣa thực hiện tổ chức, triển khai các biện pháp hữu hiệu để tìm hiểu điểm mạnh, yếu khi giáo viên vận dụng CNTT vào quá trình dạy học.

2.3.3. Thực trạng tổ chức cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Bảng 2.16. Thực trạng tổ chức giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Nội

dung quản

Mức độ sử dụng

Tổng điểm

Thứ bậc

Hiệu quả sử dụng

Tổng điểm

Thứ RTX bậc

(4đ)

TX (3đ)

ĐK (2đ)

CBG (3đ)

Tốt (4đ)

Khá (3đ)

TB (2đ)

Yếu (1đ)

1. 130 50 70 0 810 9 132 60 40 18 816 3

2. 138 60 52 0 836 3 134 68 38 10 826 1

3. 132 65 53 0 829 6 139 56 40 15 819 2

4. 134 60 55 0 826 7 131 30 69 20 772 9

5. 140 58 52 0 838 2 133 58 30 25 791 7

6. 137 59 54 0 833 4 131 62 40 17 807 5

7. 133 88 29 0 854 1 133 60 30 27 799 6

8. 136 50 64 0 822 8 131 52 40 27 787 8

9. 135 60 55 0 830 5 137 56 37 20 810 4

10. 145 60 55 0 800 10 134 56 37 20 756 10 Chú thích:

1. Chỉ đạo, khuyến khích việc ứng dụng CNTT trong dạy học 2. Xây dựng các quy định đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT 3. Xây dựng quy định, yêu cầu đối với giáo án có ứng dụng CNTT

4. Tổ chức xây dựng và phổ biến chuẩn đánh giá đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT

5. Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm học

6. Giáo viên xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học cho mỗi năm học

7. Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nội dung “Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH”

8. Tổ chức kiểm tra dự giờ định kỳ, đột xuất rút kinh nghiệm các giờ dạy có ứng dụng CNTT

9. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT trong học tập, tự học 10. Động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học

Nhận xét kết quả trên: để thực hiện tổ chức giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, Nhà trường đã sử dụng 10 nội dung quản lý khác nhau.

Chúng tôi tính tổng điểm mức độ sử dụng và xếp thứ bậc. Kết quả: các nội dung được Nhà trường sử dụng thường xuyên nhất là: Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nội dung “Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH (854 điểm, xếp thứ 1), Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm học (838 điểm, xếp thứ 2), Xây dựng các quy định đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT (836 điểm, xếp thứ 3). Các nội dung quản lý được Nhà trường sử dụng ở mức độ trung bình là: Giáo viên xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học cho mỗi năm học xếp thứ 4 và Xây dựng quy định, yêu cầu đối với giáo án có ứng dụng CNTT xếp thứ 5 đồng thời Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT trong học tập, tự học xếp thứ 6.

Các nội dung quản lý được Nhà trường sử dụng ít nhất là: Tổ chức kiểm tra dự giờ định kỳ, đột xuất rút kinh nghiệm các giờ dạy có ứng dụng CNTT có tổng điểm 822. Đứng thứ 9 là nội dung Chỉ đạo, khuyến khích việc ứng dụng CNTT trong dạy học xếp thứ 9 có tổng điểm 810, sau đó là Động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học cuối cùng.

Cùng trên một bảng khảo sát, chúng tôi xin ý kiến đánh giá của CBQL, giáo viên về hiệu quả tổ chức giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Kết quả nhƣ sau: Trong số những nội dung quản lý được Nhà trường sử dụng có hiệu quả là Xây dựng các quy định đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT (tổng điểm 826, xếp thứ 1), sau đó là xây dựng quy

định, yêu cầu đối với giáo án có ứng dụng CNTT (tổng điểm 819, xếp thứ 2) và Chỉ đạo, khuyến khích việc ứng dụng CNTT trong dạy học (tổng điểm 816, xếp thứ 3).

Một số nội dung có mức độ sử dụng thường xuyên và đem lại hiệu quả khá tốt là giáo viên xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học cho mỗi năm họcTổ chức bồi dưỡng thường xuyên nội dung “Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH” đồng thời Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT trong học tập, tự học.

Một số nội dung hiệu quả còn hạn chế là: Tổ chức xây dựng và phổ biến chuẩn đánh giá đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT đồng thời Tổ chức kiểm tra dự giờ định kỳ, đột xuất rút kinh nghiệm các giờ dạy có ứng dụng CNTTĐộng viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Nhìn chung công tác quản lý giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đƣợc đánh giá ở mức trung bình khá. Việc tổ chức kiểm tra, dự giờ định kỳ, đột xuất rút kinh nghiệm các giờ dạy có ứng dụng CNTT và việc chỉ đạo sử dụng CNTT trong cải tiến nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá được thực hiện tương đối khá. Điều này cho thấy, hiệu trưởng đã quan tâm đến việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

2.3.4. Thực trạng các điều kiện đảm bảo các điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều vào cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Để tìm hiểu thực trạng các điều kiện đảm bảo các điều kiện cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Thầy/Cô hãy đánh

giá điều kiện đảm bảo các điều kiện cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.17. Thực trạng các điều kiện đảm bảo các điều kiện cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh

Bắc Ninh.

STT Các điều kiện hỗ trợ Điểm Thứ

bậc 1 Việc xây dựng CSVC, thiết bị về CNTT đáp ứng yêu

cầu nhà trường. 1088 4

2 Trang bị các phần mềm phục vụ hoạt động dạy học 1076 5 3 Quản lý việc đảm bảo các tài liệu, sách, đĩa CD về

CNTT 1108 1

4 Quản lý việc sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị CNTT 1094 2 5 Xây dựng các quy định, quy trình về bảo quản CSVC,

thiết bị CNTT 1090 3

6 Xây dựng chính sách tạo điều kiện cho giáo viên tự trang bị máy tính, thiết bị CNTT, tự làm ra sản phẩm CNTT phục vụ cho dạy học

1076 7 7 Tổ chức các phong trào thi đua về sử dụng thiết bị

CNTT, ứng dụng CNTT trong dạy học 1084 6

8 Đƣa việc sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị CNTT vào

các tiêu chí thi đua của nhà trường. 1066 8 Kết quả khảo sát cho chúng tôi thấy: trong 8 yếu tố ảnh hưởng đưa ra khảo sát thì ý kiến của CBQL, giáo viên đánh giá yếu tố Quản lý việc đảm bảo các tài liệu, sách, đĩa CD về CNTT (xếp thứ 1). Xếp thứ 2 là yếu tố Quản lý việc sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị CNTT.

Xếp thứ 3 là yếu tố Xây dựng các quy định, quy trình về bảo quản CSVC, thiết bị CNTT

Yếu tố thứ 4 là Việc xây dựng CSVC, thiết bị về CNTT đáp ứng yêu cầu nhà trường

Yếu tố Trang bị các phần mềm phục vụ hoạt động dạy học là một trong những điều kiện cần thiết cho quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học.

Bên cạnh, một số điều kiện nhà trường còn chưa đáp ứng, xuống cấp, hỏng hóc, chƣa đƣợc trang bị là:

Xây dựng chính sách tạo điều kiện cho giáo viên tự trang bị máy tính, thiết bị CNTT, tự làm ra sản phẩm CNTT phục vụ cho dạy học.

Tổ chức các phong trào thi đua về sử dụng thiết bị CNTT, ứng dụng CNTT trong dạy học.

Đưa việc sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị CNTT vào các tiêu chí thi đua của nhà trường.

Bảng khảo sát cho thấy, công tác quản lý của hiệu trưởng về việc xây dựng CSVC, thiết bị về CNTT đáp ứng yêu cầu nhà trường chỉ đạt ở mức độ trung bình.

Nhưng hiệu trưởng cũng đã quan tâm trang bị các tài liệu, sách, đĩa CD về CNTT, đồng thời cũng đã xây dựng các quy định, quy trình về bảo quản CSVC, thiết bị CNTT để sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị CNTT. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cũng đã chú ý tổ chức, khuyến khích việc sử dụng thiết bị CNTT, ứng dụng CNTT trong dạy học.

Như vậy, các trường đã trang bị các điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, hiện tại các trang thiết bị đã xuống cấp, chưa được sửa chữa, xuống cấp nhiều, điều này ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học của GVTH.

2.3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

- Các nhân tố thuộc về Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh: Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển giáo dục coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” từ đó có định hướng, có những nghị quyết, chỉ thị, quyết định, ...về hoạt động dạy học, giáo dục và các ứng dụng trong đó có ứng dụng CNTT vào dạy học. Đây là căn cứ để các cấp quản lý quán triệt và cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đây

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)