- CNTT không chỉ giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả hơn mà còn tham gia tích cực, trực tiếp trong việc tạo ra những con người năng lực. Mỗi bước tiến như vậy về công cụ lao động kéo theo những bước phát triển nhảy vọt của các nền văn minh. Có thể nói rằng, CNTT vừa là kỹ thuật, kinh tế, vừa là văn hóa.
- CNTT thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp cận rất nhiều thông tin, thông tin nhiều chiều, rất nhanh, rút ngắn mọi khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm “chưa từng có” về thời gian; từ đó, con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức, trí tuệ và tƣ duy. Do thông tin nhiều chiều nên hoạt động giáo dục tất yếu phải dân chủ hơn, hạn chế áp đặt một chiều, tự do tư tưởng tốt hơn đối với người học, nhờ vậy, tư duy độc lập phát triển, dẫn đến năng lực phát triển.
- Đổi mới giáo dục theo hướng giảm thuyết giảng, tăng tự học, CNTT tạo điều kiện cho mọi người có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc một cách thuận tiện, có thể tham gia thảo luận trong một tập thể mà mỗi người đang ở rất xa nhau, góp phần tạo ra xã hội học tập mà trong đó, mọi người có thể học tập suốt đời.
- CNTT giúp cho công việc quản lý đầy đủ hơn, khoa học hơn, minh bạch và dân chủ hơn, kể cả quản lý học sinh, nhân lực, chương trình học tập, công việc thi, kiểm tra và quản lý tài chính; không những thế, CNTT còn tham gia lựa chọn các
phương án tối ưu cho quản lý. Thư viện là thiết chế hết sức quan trọng của các đơn vị, địa phương, của các cơ sở đào tạo, nhất là các trường đại học. CNTT giúp kết nối các thư viện trong và ngoài nước để tạo điều kiện cho người học có thể tiếp cận tiện lợi đƣợc kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại.
CNTT không chỉ dừng ở việc đổi mới phương pháp dạy học mà nó còn tham gia vào mọi lĩnh vực trong nhà trường, đặc biệt trong vai trò của quản lý. CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực ở tất cả các khâu, các nội dung công tác của người quản lý, từ việc lập kế hoạch, xếp thời khóa biểu, lịch công tác đến việc thanh kiểm tra, thống kê, đánh giá, xếp loại, ...
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục được các địa phương, các trường tiếp nhận với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, nhận thức, năng lực khác nhau của mỗi trường. Một vấn đề quan trọng nữa đi theo cho việc ứng dụng CNTT là điều kiện về cơ sở vật chất, máy tính.
Việc ứng dụng CNTT hiện nay ở các trường TH có hai nội dung chính: ứng dụng phục vụ công tác quản lý cấp trường và ứng dụng CNTT phục vụ dạy và học.
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường hiện nay còn lẻ tẻ, thiếu tính hệ thống “mạnh ai nấy làm”.
- CNTT làm cho quá trình dạy học đƣợc mở rộng về không gian và thời gian, giúp cho các giáo viên có trình độ cao có thể giảng cho nhiều học sinh cùng học.
Hiện nay, mạng internet phổ biến khắp mọi nơi từ thành phố đến nông thôn và trở nên thân thiện với người sử dụng và hầu hết những thông tin con người cần đến đều có thể tìm đƣợc trên internet.
- CNTT làm cho người học hứng thú trong giờ học. Sự ứng dụng CNTT trong dạy học làm cho các kiến thức của thầy giáo luôn sống động, luôn đƣợc cập nhật. Chương trình mô phỏng những hiện tượng tự nhiên, những thí nghiệm, tài liệu đƣợc cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động giúp cho người học trực quan hơn, làm cho quá trình nhật thức của học sinh trở nên dễ dàng hơn.
1.3.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên Tiểu học
Căn cứ nội dung chương trình dạy học ở bậc TH và theo [15, tr.68], có thể ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên Tiểu học gồm các nội dung sau:
1.3.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế kế hoạch dạy học
Trước khi đứng lớp giảng dạy giáo viên phải thực hiện các công việc như:
Soạn thảo văn bản; Tính toán xử lý số liệu phục vụ cho bài giảng; Truy cập Internet để đọc thông tin, sưu tầm tài liệu; Thiết kế giáo án, ra bài kiểm tra, chuẩn bị các thiết bị dạy học, các tài liệu cho tiết học, trao đổi thông tin trên mạng, qua thƣ điện tử... Vì vậy giáo viên sẽ cần đến sự trợ giúp bởi các thiết bị CNTT như chương trình soạn thảo văn bản, bảng tính Excel, các thiết bị quét tƣ liệu ảnh, chụp ảnh tƣ liệu... Giáo án sẽ đƣợc soạn nhờ MS Word, Excel... các tƣ liệu phục vụ bài dạy đƣợc lấy từ kho học liệu điện tử của đơn vị, từ các Website trên Internet bằng các hình thức sao chụp...
Ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học nhằm giải quyết tuần tự từng nhiệm vụ nhận thức cho học sinh:
Thiết kế giáo án theo tiến trình dạy học, đó là sự chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp.
Chọn và chắt lọc một số nội dung có thể ứng dụng CNTT trong dạy học nhƣ:
nội dung kiến thức quá trừu tƣợng; những thí nghiệm quá nguy hiểm, độc hại, đắt tiền;
những hiện tƣợng tự nhiên mà học sinh không thể tiếp cận đƣợc nhƣ sóng thần, núi lửa... Vì vậy cần thiết kế và sử dụng thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, phải sử dụng các đoạn Video Clip cho học sinh xem trong quá trình dạy học. Nguồn học liệu chủ yếu mà giáo viên dùng để thiết kế hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT, có thể khai thác trên mạng, từ kho học liệu của trung tâm hoặc có thể dùng các văn bản đã in, các đĩa VCD, đĩa CD ROM...
Đối với việc dạy học thì giáo viên phải có kỹ năng sử dụng PMDH.
PMDH tạo ra môi trường học tập mới cho học sinh, giúp học sinh khám phá, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Người giáo viên phải biết được PMDH nào là
phù hợp và cần thiết cho môn học của mình. Với từng PMDH, cần biết lựa chọn tình huống sử dụng phần mềm để dạy học có hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều PMDH nhƣ: PowerPoint, Violet, Macromedia Flash, Cabri, Mapble, Geometer’s Sketchpad, Crocodile, Encarta,... Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rõ bản chất của từng phần mềm để ứng dụng cho phù hợp. Thực chất một số phần mềm nhƣ MS.
PowerPoint, Violet... chỉ giúp cho việc thiết kế bản trình chiếu, nội dung trình chiếu đẹp và hiệu quả chứ không phải là đã thiết kế đƣợc một kế hoạch dạy học phù hợp với mục tiêu dạy học đặt ra.
Tóm lại, ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học là tiền đề cho sự thành công của việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học.
1.3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học
Trên thực tế, hầu hết giáo viên đều coi bản trình chiếu đƣợc thiết kế trên phần mềm trình diễn MS. PowerPoint chính là GAĐT, họ thiết kế giáo án dạy học trên các phần mềm trình diễn có sẵn mà không chú ý đến việc tích hợp đƣợc các phương pháp, biện pháp sư phạm vào giáo án. Sử dụng cả 35 phút trong 1 tiết học để trình chiếu nội dung dạy học thông qua hệ thống dạy học đa phương tiện (Máy tính – Máy chiếu đa năng – Màn chiếu), không có sự linh hoạt trong việc sử dụng các bảng tĩnh (bảng truyền thống, bảng phụ), bảng động… Với hình thức dạy học nhƣ trên, không những không đem lại hiệu quả mà thậm chí còn làm giảm chất lƣợng của các giờ dạy. Khắc phục nhƣợc điểm này, CBQL cần giúp giáo viên hiểu rõ bản chất của việc ứng dụng CNTT vào dạy học để từ đó giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học hiệu quả.
Việc hiểu nhƣ thế nào cho đúng về bản chất của giáo án điện tử có ứng dụng CNTT, giáo án điện tử và để sử dụng chúng là một yêu cầu quan trọng đối với đội ngũ CBQL, giáo viên trong các nhà trường. Cho đến nay, với tên gọi là GAĐT đã làm cho một bộ phận CBQL và giáo viên hiểu lầm GAĐT chỉ đơn thuần có yếu tố công nghệ. Bản chất của GAĐT phải vừa thể hiện đƣợc tính sƣ phạm, vừa thể hiện tính công nghệ (ứng dụng CNTT) trong hoạt động dạy học để đạt đƣợc mục tiêu
dạy học. Nhìn chung một GAĐT đúng nghĩa thì chúng ta phải biết tích hợp một cách hài hoà cả hai yếu tố: sƣ phạm và công nghệ.
Ứng dụng CNTT nói chung và PPDH nói riêng giúp chúng ta đổi mới được nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Hiện nay có rất nhiều phần mềm đƣợc xây dựng với mục đích là hỗ trợ quá trình dạy học. Các phần mềm có thể hỗ trợ cho giáo viên soạn giáo án, thiết kế các đoạn phim, các bức ảnh tĩnh, bức ảnh động, tạo ra các hình ảnh 3D, mô phỏng thí nghiệm, tạo ra phòng thí nghiệm ảo, giáo viên có thể sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm để ra đề, trộn đề thi đảm bảo tính khách quan, công bằng và nhanh chóng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong số những PMDH có những phần mềm đƣợc ứng dụng vào dạy học cho hầu hết các môn học nhƣ phần mềm Office, phần mềm Macromedia Flash (dùng để soạn thảo văn bản và trình chiếu văn bản); Phần mềm Total Video Converter 3.12 dùng để thiết kế các đoạn Video; Phần mềm Proshow Gold 4.51 dùng để thiết kế và trình chiếu các bức ảnh, các đoạn Video Clip… Cũng có một số phần mềm ứng dụng đƣợc xây dựng để ứng dụng cho từng môn học riêng biệt, nhƣ phần mềm Cabri, Mapble, Geometer’s Sketchpad … đƣợc ứng dụng trong dạy học môn Toán; PM Study English 1.0 đƣợc ứng dụng trong dạy học môn Tiếng Anh…
1.3.2.3. Ứng dụng CNTT trong quản lý để hỗ trợ và khuyến khích học tập Với ƣu thế của CNTT mang lại thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao chất lƣợng dạy học là xu thế tất yếu. Ứng dụng CNTT để quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn, quản lý CSVC, thiết bị dạy học nhằm hỗ trợ và khuyến khích học tập. Nhƣng ứng dụng nhƣ thế nào cho có hiệu quả, thì còn tuỳ thuộc vào các điều kiện giáo dục ở nước ta nói chung cũng như điều kiện ở các trường TH nói riêng. Trước tiên muốn việc ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường TH đạt kết quả thì các điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực cũng nhƣ đội ngũ CBQL, đội ngũ giáo viên, CSVC... phải đƣợc đảm bảo.
- Ứng dụng CNTT trong quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn nhằm hỗ trợ và khuyến khích học tập:
Đội ngũ CBQL phải có nhận thức cao về vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học. Chủ động đổi mới tƣ duy, phải hiểu rõ ứng dụng CNTT trong giáo dục chính là xu thế tất yếu của thời đại, là cách tiếp cận đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách với các nền giáo dục phát triển trên thế giới. Từ đó, có sự nhất trí và quyết tâm trong chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường của mình quản lý.
Đội ngũ CBQL phải có tầm nhìn chiến lƣợc, phải nắm vững chuyên môn, từ đó có thể xây dựng kế hoạch ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn về quản lý chuyên môn ở trường. Tích cực ứng dụng CNTT, tin học hoá công tác quản lý, dạy học nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lƣợng dạy học. Qua đó, làm cho việc ứng dụng CNTT thực sự thấm sâu vào các hoạt động của trung tâm, trở thành công cụ, nhân tố không thể thiếu để đem lại hiệu quả cao cho các hoạt động này.
Bên cạnh năng lực quản lý, một yêu cầu nữa là đội ngũ CBQL phải có trình độ, sự am hiểu về CNTT nhất định. Vì vậy, CBQL cũng phải đi đầu, chủ động trau dồi, bồi dưỡng kiến thức cũng như phải thường xuyên tìm hiểu nâng cao sự hiểu biết của mình về CNTT.
- Ứng dụng CNTT trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm hỗ trợ và khuyến khích học tập
Muốn việc ứng dụng CNTT trong dạy học đƣợc thực hiện thì ngoài yếu tố con người, còn phải được trạng bị các thiết bị có ứng dụng CNTT cần thiết. Các trường cần phải đầu tư các thiết bị dạy học hiện đại, phần mềm về CNTT để đáp ứng việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên và học sinh nhƣ kết nối Internet, phòng máy tính, máy chiếu (Projector), máy in, phòng đa phương tiện (Multimedia), PMDH, CD ROM...
Phòng học cần trang bị máy tính kết hợp với máy chiếu đa năng để giáo viên có thể trình chiếu bài giảng của mình, làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn hơn, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
1.3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các tiện ích trên mạng
Ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng chính là việc tích hợp CNTT vào quá trình dạy học. Khi cơ sở giáo dục đƣợc trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại về CNTT thì phải tính đến việc khai thác và sử dụng chúng sao cho hiệu quả. Chúng ta có thể ứng dụng CNTT ở tất cả các khâu của quá trình dạy học, đặc biệt là khai thác các tiện ích của mạng Internet phục vụ việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc tìm kiếm, xử lý thông tin tốt nhất cho người học. Trong xã hội thông tin, Internet là một kho tài nguyên thông tin chuyên môn vô tận và vô cùng cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên cũng nhƣ trong quá trình học tập của HS. Sử dụng tài nguyên Internet để dạy học là một kỹ năng trọng yếu của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Do đó, có thể nói kỹ năng khai thác, sử dụng Internet là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của giáo viên hiện nay.
Nó sẽ giúp người giáo viên trong việc tìm kiếm, xử lý thông tin, trong trao đổi với đồng nghiệp, học sinh và nhiều việc khác nữa. Chúng ta có thể truy cập Internet để cập nhật thông tin, sưu tầm tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Nhờ có Internet, giáo viên có thể tham khảo các kiến thức, thông tin, phần mềm trên mạng bất cứ lúc nào. Internet mở ra một triển vọng to lớn trên con đường tự nâng cao kiến thức, tạo cho giáo viên cơ hội trong việc tự học, tự phát triển năng lực nghề nghiệp.
Qua Internet, giáo viên có thể ứng dụng CNTT để trao đổi thông tin qua mạng, qua thƣ điện tử (E-mail, chart). giáo viên cần biết thao tác cơ bản trong việc nhận, xem và gửi thƣ điện tử, đồng thời cần có ý thức và cách thức làm việc thông qua hộp thƣ điện tử: ra bài tập về nhà, nhắc nhở công việc, giải đáp thắc mắc cá nhân...
Nhờ có ứng dụng CNTT chúng ta có thể xây dựng kho học liệu điện tử của trung tâm. Đồng thời chúng ta có thể làm việc hợp tác, tương tác hiệu quả.
Thông qua Internet, giáo viên còn giao tiếp và hợp tác trong chuyên môn với đồng nghiệp, với các đối tác quan trọng khác nhƣ các nhà QLGD và các lực lƣợng xã hội có liên quan.
1.3.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Để có thể ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH, cần đảm bảo điều kiện cả về cơ sở vật chất, thiết bị và năng lực CNTT của đội ngũ giáo viên .
- Trình độ về CNTT giáo viên phải đạt đến mức độ nhất định: Trình độ CNTT của giáo viên phải đạt các yêu cầu: sử dụng thành thạo hệ thống thông tin bao gồm các chương trình ứng dụng, các chương trình dạy học. Với cần biết sử dụng internet trong việc thu thập, tìm kiếm thông tin, gửi nhận thƣ điện tử, biết sử dụng các chương trình ước lượng, kiểm tra thông tin, cần biết các chương trình phục vụ việc giảng dạy của bản thân, biết tìm kiếm thông tin trên internet theo chủ đề, biết lưu trữ và tổ chức lưu trữ trên hệ thống riêng của mình, hoặc lưu trữ trên hệ thống mạng chung.
- Hạ tầng cơ sở phải đáp ứng đầy đủ cho ứng dụng CNTT vào dạy học:
Trong những năm gần đây, từ việc nhận thức vị trí tầm quan trọng của CNTT trong giáo dục, CSVC, thiết bị, các điều kiện phục vụ ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLGD và các cơ sở giáo dục ngày càng được tăng cường, từ bước đáp ứng yều cầu của việc thực hiện tin học hoá QLGD. Với số lƣợng, chất lƣợng máy tính và các thiết bị khác đƣợc trang bị nhƣ hiện nay có thể nói cơ bản đủ để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý trường học. Mặt khác, các chương trình đầu tư máy tính cho trường học ngày càng được quan tâm hơn, việc xã hội hóa để tăng cường CSVC trong đó CNTT được coi trọng. Hơn nữa, máy tính ngày càng rẻ, các nhà trường có nhiều điều kiện để mua sắm thêm máy tính và các loại thiết bị khác phục vụ CNTT, tiến tới nhiều giáo viên, CBQL có thể tự mua cho mình 01 máy tính để làm việc...
Tuy nhiên, với CSVC nhƣ hiện nay mới chỉ đảm bảo ở mức đáp ứng yêu cầu tối thiểu chứ chƣa thể đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá, tin học hoá QLGD ở cấp độ cao, theo mô hình trường học kết nối.
- Nhận thức của các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục: Vai trò của CNTT đối với GD&ĐT rất to lớn, và ngày càng quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế. Nhận thức đƣợc điều đó, các nhà QLGD từ trung ƣơng đến các cơ sở giáo