HỌC THUYẾT KINH TẾ THEO CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG 33 1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa trọng nông

Một phần của tài liệu LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế (Trang 33 - 37)

a. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa trọng nông

- Cũng như CNTT, chủ nghĩa trọng nông (CNTN) xuất hiện trong khuôn khổ thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN, nhưng ở giai đoạn phát triển kinh tế trưởng thành hơn. Chủ nghĩa trọng nông chỉ xuất hiện ở Pháp

Giữa thế kỷ XVII nước Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu trong khi ở Anh cuộc cách mạng công nghiệp đã bắt đầu. Do hậu quả của chính sách trọng thương của Bộ trưởng tài chính Colbert nên nền nông nghiệp Pháp bị suy sụp nghiêm trọng.

- Đời sống của nông dân gặp khó khăn bởi bị bóc lột nặng nề : địa tô phong kiến chiếm 1/3 nông sản sản xuất ra, thương nhân bóc lột nông dân qua giá cả, nhà thờ thu thuế thập phân …

è Nông dân phải lìa bỏ ruộng đồng đi tha phương cầu thực khắp nơi.

- Quyền lợi của giai cấp tư sản hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng bị chính sách trọng thương của Colbert: nhà nước tăng thuế nông nghiệp để có tiền trợ cấp cho các công trường thủ công, thực hiện chính sách cấ, xuất khẩu nông sản phẩm

…để kích thích công nghiệp phát triển.

è Để khôi phục nền kinh tế Pháp ( thu nhập chủ yếu của nền kinh tế là nông nghiệp) cần phải có hệ thống lý luận kinh tế mới thay thế cho chủ nghĩa trọng thương.

Do đó chủ nghĩa trọng nông ra đời.

Tóm lại: Hoàn cảnh nước Pháp vào giữa thế kỷ XVIII là hoàn cảnh đặc biệt, buộc phải tìm con đường giải phóng LLSX từ trong nông nghiệp chứ không phải trong công trường thủ công như ở Anh. Do vậy, ở Pháp là cái nôi cho CNTN xuất hiện.

b. Đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông

- Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng nông là đã chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực nông nghiệp. Đánh giá cao vai trò của nông nghiệp, coi đó là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải. Chỉ có lao động trong nông nghiệp mới là lao động có ích, tạo ra sản phẩm thặng dư cho xã hội.

- Những người trọng nông bảo vệ tư tưởng tự do kinh tế, họ cho rằng các qui luật khách quan chi phối hoạt động của con người.

3.2.2. Các lý thuyết kinh tế

Một số đại biểu tiêu biểu của CNTN: Francois Quesnay và Anne Robert Jaucques Turgot. Trong đó

- Francois Quesnay (1694 – 1774)

+ Là người đứng đầu khuynh hướng trọng nông – khuynh hướng đặc biệt trong trường phái Kinh tế học cổ điển. Ông là người sáng lập ra trường phái trọng nông ở Pháp, là con của một chủ rộng nhỏ. Ông là người có năng lực phi thường, năm 1718 nhậm được học vị phẫu thuật gia, năm 1749 trở thành viên ngự y. Sinh ra tại thị trấn Versal vùng ven Paris, là con thứ tám trong số mười ba người con của một gia đình nông dân-buôn bán nhỏ, bẩm sinh thông minh. Năm 17 tuổi F. Quesnay thực hành nghề y trong bệnh viện ở Paris, vừa kiếm tiền trong xưởng thủ công chạm khắc. Sáu năm sau ông được nhận bằng bác sĩ chuyên ngành giải phẫu và bắt đầu hành nghề tại thành phố nhỏ Mant gần Paris.

Năm 1734 nhờ nổi tiếng trong nghề thầy thuốc ông được công tước Villeria mời làm bác sĩ riêng. Năm 1749 ông lại được hầu tước phu nhân Pompadur – là người danh giá thời đó ở Pháp – ngỏ lời mời tương tự. Và từ năm 1752 ông trở thành bác sĩ của vua Luidovic thứ 15, được vua sủng ái và trở thành cố vấn thân cận của nhà vua.

Khi cuộc sống vật chất trở nên sung túc, ông bắt đầu quan tâm đến những vấn đề triết học, và sau đó là lý thuyết kinh tế. Năm 1752 được phong tước quý tộc. Năm 1753 Quenay nghiên cứu kinh tế.

+ Ông có các tác phẩm lớn như : Biểu kinh tế (1758), Bàn về thương mại (1760), Những nguyên lý chung của một quốc gia nông nghiệp ( 1768) …

+ Học thuyết của Quesnay có những nội dung chính như sau: Lý luận về “luật tự nhiên”, Lý luận về “giá trị”, Lý luận về “ sản phẩm thuần túy”, Lý luận tái sản xuất trong tác phẩm “Biểu kinh tế”

- Anne Robert Jaucques Turgot (1727 – 1781) là một nhà tư tưởng lỗi lạc và nhà hoạt động chính trị lớn của nước Pháp.

Trong số các học thuyết kinh tế mà các đại biểu của trường phải trong nông đưa ra có hai học thuyết đặc biết được chú ý là học thuyết về trật tự tự nhiên và học thuyết sản phẩm thuần túy.

3.2.2.1. Học thuyết về trật tự tự nhiên

Cơ sở lý luận chủ yếu của những người trọng nông chủ nghĩa là học thuyết về trật tự tự nhiên (sắp xếp theo những gì vốn có của tự nhiên).

- Theo Quesnay có 2 loại trật tự tự nhiên: quy luật vật lý tác động trong lĩnh vực tự nhiên và quy luật luân lý tác động trong lĩnh vực kinh tế. Quy luật luân lý cũng tất yếu như quy luật vật lý vậy.

Khi ứng dụng và giải thích thì học thuyết Trọng nông cho rằng: quyền con người cũng có tính tự nhiên – quyền tự nhiên của con người phải được thừa nhận một cách hiển nhiên bằng ánh sáng của trí tuệ, không cần sự cưỡng chế của pháp luật. Tính tự nhiên của con người được dựa trên quy luật tự nhiên của thế giới vật chất và tinh thần. Chỉ có như vậy quyền con người mới ít bị sai lệch so với quyền pháp chế đưa lại.

Từ đó, họ phê phán chế độ phong kiến đưa ra pháp chế chuyên quyền độc đoán làm phương hại đến quyền con người.

- Nội dung cơ bản của học thuyết trật tự tự nhiên của Quesnay:

+ Thừa nhận vai trò của tự do cá nhân, coi đó là luật tự nhiên của con người không thể thiếu được. Chống lại chế độ phong kiến và xem nó là chế độ không bình thường dựa trên sự dốt nát và là một sai lầm của lịch sử.

Đây là quan điểm chống lại chế độ phong kiến hà khắc lúc bấy giờ. Chủ nghĩa tư bản sau này rất đề cao và bảo vệ tự do cá nhân. Hiên nay, ở các nước tư bản phát triển ngày từ nhỏ con người đã mang tính tự do cao: tự tắm giặt, tự phục vụ, con gái 18 tuổi là có quyền tự do xách vali ra khỏi nhà ở riêng, ít quan tâm đến đời tư của người khác…; hay tại Việt Nam có khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”; “không có gì quý hơn độc lập tự do”

+ Chủ trương thực hiện tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá.

Con người có quyền lựa chọn các hình thức sản xuất kinh doanh. Quan điểm này cho thấy cơ chế thị trường đã dần dần hiện rõ.

+ Thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ tư hữu (cho rằng quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là quyền bất khả xâm phạm).

+ Phủ nhận vai trò của Nhà nước: Cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế. Nhà nước chỉ như người làm vườn, không nên đụng chạm đến rễ cây mà chỉ chăm sóc vườn cây mà thôi.

Tóm lại:”Trật tự tự nhiên” được gọi là luật tư sản: đề cao tự do con người, đề cao tự do cá nhân, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế.

3.2.2.2. Học thuyết về “sản phẩm thuần ròng” (sản phẩm thuần túy)

Học thuyết này là điểm trung tâm của hệ thống lý luận Chủ nghĩa tư bản và là biểu tượng độc đáo nhất của các tư tưởng kinh tế mà họ phát triển.

- Những người trọng nông cho rằng, sản phẩm thuần túy chỉ được tạo ra trong nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất duy nhất, còn công nghiệp thì

“chỉ có tiêu dùng chứ hoàn toàn không có sản xuất”.

- Quesnay tuyên bố: “Chỉ có của cải dân cư ở nông thôn mới đẻ ra của cải quốc gia”, “nông dân nghèo thì xứ sở nghèo”.

Như vậy, CNTN đã giải thích nguồn gốc sản phẩm thuần tuý theo tinh thần của chủ nghĩa tự nhiên, tựa hồ như đất đai là nguồn gốc của sản phẩm thuần tuý. Tuy nhiên cũng có điều hợp lý trong thuyết của sản phẩm thuần túy là ở chỗ họ đã coi sản phẩm thuần túy là sản phẩm lao động của người công nhân làm thuê, bộ phận này đã biến thành nguồn thu nhập của giai cấp tư sản và địa chủ.

Phái trọng nông đã giải thích của cải theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa, theo truyền thống thời Trung cổ và đã thụt lùi một bước so với CNTT là phái đã nắm được bản chất của của cải xã hội và đã xem xét của cải theo quan niệm giá trị. Phái trọng nông đã tầm thường hóa khái niệm của cải, không thấy tính chất hai mặt của nó (hiện vật và giá trị). Ai cũng biết rằng việc làm tăng thêm giá trị của vật phẩm thường kèm theo việc làm giảm khối lượng thực thể chứa đựng trong các vật phẩm đó. Giá trị và khối lượng của vật phẩm có thể thay đổi theo chiều hướng hoàn toàn ngược nhau.

Sai lầm của CNTN trong học thuyết sản phẩm thuần tuý cũng có lý do lịch sử.

Chúng ta biết rằng học thuyết sản phẩm thuần tuý được đề ra trong những năm 50 của thế kỷ XVIII, trước khi có những phát minh khoa học vĩ đại trong lĩnh vực hoá học, sinh học vào cuối thế kỷ XVIII, trước khi Lômônôxốp tìm ra định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

3.2.3. Đánh giá khái quát học thuyết trọng nông

- Tích cực: Chủ nghĩa trọng nông là tư tưởng giải phóng kinh tế nông nghiệp, giải phóng nông dân khỏi quan hệ phong kiến, là một trong những cơ sở cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789 )

Lần đầu tiên họ chuyển đối tượng nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp và do đó đã đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất TBCN.

Chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đánh giá cao vai trò của nông nghiệp. Coi nó là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải cho xã hội, chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động có ích và là lao động sinh lời, muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp.

+ Thừa nhận nguyên tắc trao đổi ngang giá, chủ nghĩa trọng nông đã phê phán một cách có hiệu quả chủ nghĩa trọng thương về vấn đề này, theo đó lưu thông không tạo ra giá trị.

+ Phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đánh giá cao vai trò của tiền và khẳng định tiền chỉ là phương tiện di chuyển của cải.

+ Chủ nghĩa trọng nông bênh vực nền nông nghiệp kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

- Hạn chế:

+ CNTN đề cao đến mức tuyệt đối hóa sản xuất nông nghiệp, phủ nhận vai trò của lưu thông, chưa hiểu được mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông, không thấy được vai trò của ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế.

+ CNTN mới dừng việc nghiên cứu ở giới hạn xem xét, mô tả hiện tượng bên ngoài mà chưa đi sâu phân tích để phát triển bản chất của các quá trình kinh tế.

+ Quan niệm về sản xuất còn hẹp hòi do đó đã đi đến kết luận sai lầm rằng giá trị thặng dư tức là cái mà CNTN gọi là sản phẩm thuần túy là tặng phẩm của tự nhiên.

Một phần của tài liệu LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w