Các quan điểm kinh tế của Sismondi (1773 - 1842)

Một phần của tài liệu LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế (Trang 54 - 58)

4.2 CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ TIÊU BIỂU 54

4.2.1 Các quan điểm kinh tế của Sismondi (1773 - 1842)

Sismondi: Sinh ở Thủy Sĩ, xuất thân từ gia đình quý tộc, bố là giáo sĩ, ông có một thời gian làm việc ở Pháp và về sau những nghiên cứu của ông đều tập trung về nước Pháp và hoàn toàn được viết bằng tiếng Pháp nên K.Marx đã xếp ông vào trường phái kinh tế chính trị Cổ điển của Pháp. Song, ông lại là nhà tư tưởng triệt để của giai cấp tư sản, ông đã “đem cái thước đo Tiểu tư sản để bảo vệ sự nghiệp của công nhân”.

Quá trình phát triển tư tưởng kinh tế của Sismondi có thể chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu: Những năm đầu sống ở Anh (những năm 90 của thế kỷ XVIII) ông ủng hộ trường phái cổ điển (ủng hộ A.Smith), ủng hộ quan điểm tự do kinh tế, không có sự can thiệp của nhà nước.

+ Giai đoan sau: Do sự phát triển của cách mạng công nghiệp, trước những mặt trái của kinh tế thị trường và sự tàn phá nền sản xuất nhỏ của nông dân và thợ thủ công, ông chuyển sang phê phán chủ nghĩa tư bản và học thuyết kinh tế tư sản cổ điển. Trên cơ sở đó ông đứng về phía những người sản xuất nhỏ, bênh vực cho quyền lợi của họ

trước sự tấn công của chủ nghĩa tư bản. Từ đó đã hình thành những quan điểm kinh tế đặc trưng của Sismondi, những quan điểm kinh tế tiểu tư sản.

Ý đồ của Sismondi là: Xây dựng một hệ thống lý luận khác trường phái kinh tế tư sản cổ điển nhằm bênh vực giai cấp tiểu tư sản, bảo vệ nền sản xuất nhỏ của nông dân và những người thợ thủ công.

Sự phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm tiểu tư sản

Theo Sismondi, không thể định nghĩa kinh tế chính trị là khoa học về tài sản, ông cho rằng đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là phúc lợi vật chất của con người. Ông phê phán các nhà kinh tế chính trị cổ điển đã xen thường lợi ích của quần chúng - là những người sản xuất.

Sismondi mong muốn có một xã hội, mà ở đó có sự phân phối công bằng. Theo ông, hạnh phúc của con người cũng như của xã hội không phải là ở chỗ phát triển sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất mà ở chỗ phân phối đúng đắn những của cải vật chất tạo nên.

Theo ông, để có hạnh phúc chung, thì thu nhập phải tăng lên cùng lúc với tư bản, mức tăng dân số không vượt quá việc tăng thu nhập; ông đã chứng minh được vấn đề phân phối lợi nhuận một cách bất công, nên máy móc đã trở thành một tai nạn đối với những người nghèo. Theo ông, những nhà nghiên cứu không thể bình tâm quan sát những đau khổ của con người mà không đưa ra phương sách cứu chữa. Lênin gọi những người thuộc phái Sismondi là những nhà lãng mạn kinh tế.

Ông đối lập chủ nghĩa tư bản với chế độ gia trưởng. Ông lý tưởng hóa chế độ gia trưởng (nền sản xuất nhỏ), nó đẹp như một đóa hoa hồng. Đồng thời, ông cho rằng sự thắng lợi của chế độ công xưởng là mối đe dọa đối với người thợ thủ công và tiểu thương. Ông thể hiện sự lo sợ trước nguy cơ đó.

Một trong những công lao quan trọng nhất của Sismondi là ông đã tổng kết cuộc cách mạng công nghiệp và phê phán gay gắt chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản là cạnh tranh không hạn chế và bóc lột quần chúng nhân dân lao động, là khủng hoảng, phá sản và thất nghiệp. Ông đã lên án việc bóc lột trẻ em và nêu lên tác hại của sự phân công lao động đối với thể chất và tinh thần của công nhân. Ông là một trong những người đầu tiên chỉ ra những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản (Lênin).

Lý luận về giá trị

Sismondi đứng vững trên lập trường lý luận giá tri - lao động để giả thích các hiện tượng và quá trình kinh tế. Ông đã khẳng định lao động là nguồn gốc của giá trị - thể hiện quan điểm bênh vực người nghèo khổ, những người sản xuất nhỏ.

Ông đưa ra danh từ "Thời gian lao động xã hội cần thiết" và cho rằng: Khi xác định lượng giá trị của hàng hóa không được dựa vào sản xuất cá biệt mà phải dựa vào sản xuất xã hội..

Ông vạch rõ mâu thuẫn giữa giá trị và giá cả, ông cho rằng: giá trị và giá cả nhất trí với nhau chỉ trong nền sản xuất nhỏ, từ đó ông đi đến thủ tiêu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa - nền sản xuất lớn. Ông coi giá trị tương đối của hàng hóa là phụ thuộc vào cạnh tranh, vào lượng cầu, vào tỷ lệ giữa thu nhập và lượng cung về hàng hóa. Giá trị tuyệt đối hay chân chính của hàng hóa được ông giải thích theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa và đi tìm giá trị đó trong một đơn vị kinh tế độc lập. Là người ủng hộ sản xuất nhỏ, phê phán sản xuất lớn TBCN, do đó ông lại là nhà kinh tế Tiểu tư sản, cho nên phương pháp nghiên cứu của ông mang tính chất hai mặt và chiết trung. Ông dung hòa một cách máy móc những quan điểm khác nhau. Trong nghiên cứu khoa học kinh tế, ông áp dụng phương pháp chủ quan và phê phán việc áp dụng phương pháp trừu tượng hoá của các nhà kinh tế học phái Cổ điển. Quá trình phát triển tư tưởng kinh tế của ông có thể chia thành hai giai đoạn:

Trong giai đoạn đầu, ông ủng hộ quan điểm “tự do kinh tế” không có sự can thiệp của Nhà nước của A. Smith.

Trong giai đoạn sau, do sự phát triển của cách mạng công nghiệp làm cho những tệ nạn của CNTB càng trầm trọng thì ông phê duyệt CNTB và các quan điểm của phái Cổ điển.

b. Phê phán CNTB trên lập trường Tiểu tư sản

Theo Sismondi, không thể định nghĩa Kinh tế chính trị là khoa học về tài sản.

Ông cho rằng: các tác giả Cổ điển đã ngộ nhận về bản chất của Khoa Kinh tế chính trị và đã sai lầm khi xem kinh tế chính trị là khoa học để làm giàu. Theo Sismondi, đối tượng của kinh tế chính trị phải là phúc lợi vật chất của con người và mục đích của việc nghiên cứu kinh tế chính trị không là làm giàu mà là làm thế nào để con người sống dễ chịu hơn. Ông nói: “Kinh tế chính trị trước hết là khoa học về đạo đức, chỉ khi nào nó có chú ý đến tình cảm, nhu cầu và ý muốn của mọi người thì nó mới đạt được mục đích của nó”. Ở đây, ông thấy được mối liên hệ giữa kinh tế học và chính sách kinh tế của nhà nước.

Từ đó, ông phê phán các tác giả cổ điển xem thường lợi ích của quần chúng là người sản xuất trực tiếp. Ông chứng minh rằng, với đường lối của các tác giả Cổ điển như: tự do cạnh tranh, tự do làm giàu… tuy có gia tăng của cải, nhưng đời sống của người lao động ngày càng giảm sút. Sismondi chống lại lý luận bồi thường của J. B.

Say. Ông đã sớm nhìn thấy việc sử dụng máy móc, đại công nghiệp đã tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và làm cho tình cảnh giai cấp công nhân ngày càng tồi tệ. Các nhà công nghiệp nhỏ, công nhân và thương nhân nhỏ, dần dần bị phá sản và tiêu vong.

Nước Anh đã đem mục đích hy sinh cho phương tiện, “vì vật mà quên người”. Ông phê phán nền sản xuất lớn TBCN dẫn đến lý tưởng hóa nền sản xuất nhỏ, lý tưởng hóa chế độ gia trưởng, kêu gọi quay về nền sản xuất nhỏ bằng sự can thiệp của chính phủ.

Ông phản đối tính ưu việt của tự do cạnh tranh. Ông cho rằng cạnh tranh có thể làm cho giá cả hàng hóa giảm thấp thật, nhưng nhiều nhà kinh doanh, nhất là những người sản xuất nhỏ bị phá sản. Vì vậy, ông kêu gọi nhà nước phải ban hành những quy chế bảo vệ lợi ích của giới lao động.

Tóm lại, nếu như các nhà kinh tế cổ điển chỉ quan tâm phân tích hiện thực và coi tiêu chuẩn cao nhất của tiến bộ xã hội là sản xuất phát triển, của cải gia tăng thì Sismondi lại quan tâm đến xã hội công bằng và sự phát triển sản xuất một cách nhịp nhàng, từ tốn. Với ý tưởng đó, ông lý tưởng nền sản xuất nhỏ và trong chừng mực nhất định, muốn quay CNTB về trong quá khứ. Ông mơ ước khung cửi thay cho máy dệt, ruộng đất chia nhỏ cho nông dân v.v…

c. Các lý thuyết kinh tế của Sismondi

- Lý luận về giá trị: đứng trên lập trường giá trị - lao động:

Sismondi đã đứng trên lập trường học thuyết giá trị lao động, ông lấy lao động để quy định giá trị hàng hóa. Ở đây, ông nhìn thấy tính chất đặc thù của lao động và nêu lên khái niệm thời gian lao động xã hội cần thiết. Trong đó, quy định giá trị hàng hóa thành mối liên hệ giữa nhu cầu xã hội và lượng lao động xã hội cần thiết để thỏa mãn nhu cầu đó. Tuy nhiên, ông không đi xa hơn quan điểm của D. Ricardo, thậm chí còn có chỗ thụt lùi so với quan điểm này xét trên quan điểm lập trường của học thuyết giá trị lao động.

Chẳng hạn D. Ricardo coi giá trị tương đối của hàng hóa là phụ thuộc vào cạnh tranh, vào lượng cầu, vào mối tương quan giữa thu nhập và lượng cung hàng hóa trên thị trường. Sismondi còn nêu lên khái niệm “giá trị tương đối” (hay giá trị chân chính) và giải thích nó theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa khi gắn nó với mô hình kinh tế biệt lập, cổ truyền kiểu Robinson.

- Lý luận về tiền tệ:

Kế tục tư tưởng của Adam Smith, Sismondi cho rằng tiền chỉ là sản phẩm của lao động giống như các hàng hóa khác, tiền là thước đo chung của giá trị và đóng vai trò trung gian của việc trao đổi được dễ dàng hơn. Sismondi chưa phân biệt được bản chất của tiền một cách sâu sắc.

- Lý luận về lợi nhuận, địa tô và tiền lương:

Lợi nhuận là thu nhập của tư bản được lấy từ sản phẩm lao động của công nhân.

Nó là phần bóc lột lao động không công của công nhân và thuộc về nhà tư bản.

Tiền lương của công nhân thấp là đặc trưng của CNTB. Vì quá trình tích tụ, tập trung của cải vào những người giàu có.

Tiền lương phải bằng tất cả giá trị sản phẩm lao động của công nhân.

Địa tô là tặng phẩm của tự nhiên. Ông thấy được những người canh tác trên đất xấu cũng phải nộp địa tô, đây là mầm mống lý luận địa tô tuyệt đối mà trước ông không tác giả nào thấy được.

- Lý luận về khủng hoảng kinh tế:

+ Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do tiêu dùng lạc hậu so với sản xuất.

+ Tiêu dùng quyết định sản xuất. Mức cầu giảm sút, tiêu dùng không đầy đủ là do phân phối không công bằng.

+ Để giải quyết khủng hoảng: ngoại thương là lỗ thông hơi của CNTB. Nhưng nếu nước nào cũng đẩy mạnh ngoại thương thì việc thực hiện sản phẩm của nhau sẽ khó khăn.

Vì vậy, phải có lớp người thứ ba để tăng mua của xã hội: nông dân, thợ thủ công, tiểu thương…

- Lý luận về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế:

Trước những hậu quả của cách mạng công nghiệp, các tệ nạn của CNTB như:

khủng hoảng, thất nghiệp, nạn đói... Sismondi yêu cầu Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế nhằm điều tiết quan hệ phân phối công bằng hơn để bảo vệ giai cấp Tiểu tư sản.

Nhà nước là đại diện của lợi ích tất cả giai cấp, ông phủ nhận tính chất giai cấp của Nhà nước. Theo ông, nhà nước Tư sản đối lập với sản xuất lớn, nó có thể đạt lợi ích chung, sự hài hòa phúc lợi chung.

Một phần của tài liệu LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w