CHƯƠNG 11. CÁC HỌC THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH
11.2 LỊCH SỬ LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH 124
11.2.1 Tư tưởng của phái trọng thương và trọng nông về trao đổi quốc tế
Giai đoạn đầu của chủ nghĩa trọng thương – hệ thống tiền tệ, các nhà kinh tế trọng thương chủ trương tích lũy vàng, cấm xuất khẩu vàng và thực hiện cán cân thương mại xuất siêu để làm giàu cho quốc gia. W. Staford đã có tư tưởng đề nghị chính phủ Anh cấm xuất khẩu tiền, đồng thời quy định tỷ giá hối đoái bắt buộc để thực hiện thương mại quốc tế. Đến giai đoạn sau – hệ thống thương mại, Thomas Mun đã
nhận thấy vai trò của thương mại quốc tế làm tăng nhanh sự giàu có của một quốc gia, xuất khẩu tiền là công cụ và thủ đoạn để làm giàu và từ đó đề ra hai phương thức thực hiện thương mại xuất siêu. Montchrestien nhấn mạnh vai trò thương mại quốc tế chính là nguồn gốc làm tăng tài sản quốc gia. Ông có câu nói nổi tiếng: Nội thương là ống dẫn, ngoại thương là máy bơm.
Các nhà kinh tế thuộc trường phái trọng nông cũng có tư tưởng thừa nhận xuất khẩu hàng hóa và vai trò của phát triển thương mại quốc tế. Quesnay ủng hộ tư tưởng mậu dịch tự do cả trong và ngoài nước.
11.2.2 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối
Lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí sản xuất để cùng sản xuất ra cùng một loại sản phẩm.
Theo A. Smith, mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa và sản xuất các sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối (tức là sử dụng những lợi thế tuyệt đối đó cho phép quốc gia đó có thể sản xuất các sản phẩm với chi phí thấp hơn các quốc gia khác).
Ví dụ: Giả sử có chi phí sản xuất gạo và ti vi của Việt Nam và Nhật Bản như sau:
Bảng 11-1.Chi phí sản xuất gạo và ti vi của Việt Nam và Nhật Bản
Nước Chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm
Ti vi (1đơn vị) Gạo (1 đơn vị)
Việt Nam 35 10
Nhật Bản 30 15
Bảng trên cho thấy, chi phí để sản xuất ti vi của Việt Nam cao hơn của Nhật Bản và chi phí sản xuất gạo của Việt Nam thấp hơn của Nhật Bản Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất gạo còn Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất ti vi Việt Nam nên chuyên môn hóa sản xuất gạo, Nhật Bản chuyên môn hóa sản xuất ti vi.
11.2.2. Lý thuyết về lợi thế tương đối
Lợi thế so sánh là khả năng nâng cao mức sống và thu nhập của một nước thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa với nước khác dựa trên cơ sở chi phí so sánh để sản xuất những hàng hóa.
Lý thuyết lợi thế so sánh chỉ ra rằng: Những nước không có lợi thế tuyệt đối vẫn có thể có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế vì mỗi nước có lợi thế so sánh nhất định trong sản xuất một số mặt hàng và mất lợi thế so sánh nhất định trong sản xuất các mặt hàng khác.
Các nước cần phải lựa chọn mặt hàng để chuyên môn hóa sản xuất theo công thức sau:
Chi phí sản xuất sản phẩm A của nước X so với chi phí sản sản xuất sản phẩm của thế giới nhỏ hơn chi phí sản xuất sản phẩm B của nước X so với thế giới.
Nước X chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩm A còn thế giới chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm B.
Ví dụ: Xem xét khả năng trao đổi hai sản phẩm giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với hai sản phẩm gạo và quần áo.
Bảng 11 - 2:Chi phí sản xuất gạo và quần áo của Việt Nam và Trung Quốc
Nước Chi phí sản xuất (ngày công lao động) Gạo (1đơn vị) Quần Áo (1 đơn vị)
Việt Nam 10 15
Trung Quốc 8 4
Xét theo chi phí sản xuất thì Việt Nam sản xuất gạo và quần áo đều có chi phí cao hơn Trung Quốc. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu xem xét theo chi phí so sánh thì lại có cách nhìn khác.
Bảng 11-3.Chi phí so sánh
Nước Chi phí so sánh
Gạo (1đơn vị) Quần Áo (1 đơn vị)
Việt Nam 10/15 = 2/3 15/10 = 3/2
Trung Quốc 8/4 = 2 4/8 = 1/2
Theo chi phí so sánh cho thấy rằng chi phí sản xuất để sản xuất quần áo của Việt Nam cao hơn của Trung Quốc: Để sản xuất một đơn vị quần áo ở Việt Nam cần phải hy sinh 3/2 đơn vị gạo trong khi đó ở Trung Quốc chỉ cần 1/2 đơn vị. Ngược lại, chi phí sản xuất gạo của Việt Nam lại thấp hơn của Trung Quốc: Để sản xuất một đơn vị gạo ở Việt Nam cần hy sinh 2/3 đơn vị quần áo trong khi đó ở Trung Quốc cần đến 2 đơn vị. Lý thuyết lợi thế so sánh chỉ ra rằng: Việt Nam nên xuất khẩu gạo sang Trung Quốc và Trung Quốc nên xuất khẩu quần áo sang Việt Nam thì cả hai nước cùng có lợi.