LENIN TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX 77

Một phần của tài liệu LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế (Trang 77 - 81)

Trong điều kiện chuyển CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền và độc quyền nhà nước, Lê – Nin đã tiếp tục bảo vệ và phát triển lý luận kinh tế của K. Marx.

6.4.1 Tư tưởng của Lê – nin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Lê – nin đã chỉ ra tính quy luật tất yếu của việc chuyển từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền. Lê Nin nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền khái quát 5 đặc điểm sau đây:

+ Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền:

 Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất, sản xuất tập trung được biểu hiện là:

Thứ nhất, số lượng công nhân trong các xí nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động xã hội, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong các xí nghiệp quy mô lớn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩn xã hội.

Thứ hai, sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mô lớn thì họ có khuynh hướng liên minh thỏa thuận với nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền.

Vậy, tổ chức độc quyền là liên minh các xí nghiệp quy mô lớn nắm trong tay hầu hết việc sản xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại sản phẩm, chúng có thể quyết định được giá cả độc quyền nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao.

 Quá trình hình thành của độc quyền diễn ra từ thấp đến cao, từ lưu thông đến sản xuất và tái sản xuất.

+ Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính

 Sự hình thành độc quyền trong ngân hàng và vai trò mới của Ngân hàng.

Cùng với sự hình thành độc quyền trong công nghiệp thì trong ngân hàng cũng diễn ra cạnh tranh quyết liệt, hàng loạt ngân hàng nhỏ bị các ngân hàng lớn thôn tính, một số ngân hàng nhỏ tự nguyện sáp nhập lại thành ngân hàng lớn, một số ngân hàng lớn thì có xu hướng liên minh, thỏa thuận với nhau hình thành độc quyền trong ngân hàng.

Khi độc quyền trong ngân hàng ra đời thì ngân hàng có một vai trò mới, thể hiện: giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp thâm nhập vào nhau thông qua chế độ tham dự bằng việc mua cổ phiếu để các công ty cử người vào hội đồng quản trị của ngân hàng, giám sát hoạt động của ngân hàng và ngược lại thì ngân hàng cử người vào hội đồng quản trị của các công ty. Sự dung nhập giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp bằng cách trên làm xuất hiện một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính.

 Tư bản tài chính và đại diện cho nó là những đầu sỏ tài chính, họ lũng đoạn cả về kinh tế và chính trị.

Về kinh tế: Bằng cổ phiếu khống chế để nắm công ty mẹ, chi phối các công ty con, các chi nhánh.

Về chính trị: Bằng sức ép tập đoàn để nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.

+ Xuất khẩu tư bản: là đưa tư bản ra nước ngoài để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao.

Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hàng hóa, tức là đưa hàng ra nước ngoài.

Trong giai đoạn độc quyền, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hoạt động từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển hoặc kém phát triển ở những quốc gia nhiều nhân công, nguyên liệu rẻ, hậu quả xuất khẩu tư bản là dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc, cạn kiệt tài nguyên.

+ Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân chia ảnh hưởng kinh tế.

Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra cạnh tranh quyết liệt, cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn, dẫn đến hình thành các liên minh kinh tế quốc tế rất đa dạng (liên minh về thương mại, thuế quan, sản xuất,…). Các liên minh này phân chia nhau khu vực ảnh hưởng kinh tế.

+ Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới

Do sự hoạt động của quy luật phát triển không đều trong giai đoạn độc quyền thì một nước đang phát triển có thể đuổi kịp, vượt một nước đã phát triển.

Sự phát triển không đều về kinh tế dẫn đến không đều về quân sự, chính trị làm thay đổi tương quan lực lượng và đòi phân chia lại lãnh thổ thế giới dẫn đến xung đột quân sự để chia lại lãnh thổ thế giới.

Lê – Nin cũng đã vạch rõ tính quy luật của việc chuyển CNTB độc quyền thành CNTB độc quyền nhà nước là sự can thiệp thiệp trực tiếp của nhà nước đế quốc vào các quá trình kinh tế nhằm đảm bảo lợi nhuận độc quyền cao cho các tổ chức độc quyền và cứu nguy sự sụp đổ của CNTB; là sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước tư sản, tạo ra một tổ chức bộ máy mới có thế lực vạn năng, là sự phụ thuộc của nhà nước vào các tổ chức độc quyền. Các tổ chức độc quyền là cơ sở kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. CNTB độc quyền nhà nước có nhiều biểu hiện mới và những vai trò lịch sử nhất định trong việc điều chỉnh duy trì CNTB thích nghi với điều kiện mới và tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của một tổ chức xã hội tương lai.

6.4.2 Quan điểm của Lê – nin về xây dựng CNXH

Lê – nin đã chỉ ra tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH; đặc biệt, nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ; hai loại quá độ lên CNXH. Ông đã vạch rõ nội dung xác định CNXH. Kế hoạch xác định CNXH của Lê – nin là tổng thể các nguyên lý, biện pháp kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội nhằm xác định thành công CNXH. Nội dung đó gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:

- Những nguyên lý về nền kinh tế XHCN: Nếu kinh tế dựa trên chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể. Mục đích của nền sản xuất XHCN là nhằm thỏa mãn phúc lợi vật chất đầy đủ cho toàn xã hội và sự phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động…các nguyên tắc phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cá nhân; thực hiện nghiêm ngặt chế độ hạch toán kinh tế;

quản lý nền kinh tế theo kế hoạch, thống nhất, tập trung trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Quốc hữu hóa: XHCN nhằm thủ tiêu sở hữu tư nhân của giai cấp bóc lột về tư liệu sản xuất chủ yếu, chuyển nó thành sở hữu toàn dân.

- Hợp tác hóa: Để chuyển những người lao động cá thể thành người lao động tập thể.

- Công nghiệp hóa: Nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH.

- Cách mạng văn hóa – tư tưởng: Nhằm xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa giáo dục cho dân cư, trình độ khoa học, kỹ thuật… cho người lao động.

- Xây dựng CNXH thông qua chính sách kinh tế mới của Lê – nin: Kế hoạch xây dựng CNXH của Lê – nin có liên quan chặt chẽ với chính sách kinh tế mới (NEP).

Nó gồm những nội dung và biện pháp chủ yếu sau đây:

+ Thay chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực.

+ Tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hóa - tiền tệ giữa nhà nước và nông dân; giữa thành thị và nông thôn; giữa công nghiệp và nông nghiệp.

+ Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sử dụng rộng rãi các hình thức kinh tế quá độ như kinh tế tư bản nhà nước; áp dụng hạch toán kinh tế trong đất nước, nhà nước, thực hiện kiểm kê, kiểm soát…

Nhận xét: Chính sách kinh tế mới của Lê – nin có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với sự khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa trong nước cũng như có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo con đường XHCN.

Một phần của tài liệu LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w