Học thuyết kinh tế của David Ricardo (1772-1823)

Một phần của tài liệu LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế (Trang 50 - 53)

3.3 KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH 37

3.3.4 Học thuyết kinh tế của David Ricardo (1772-1823)

- Tiểu sử

+ David Ricardo (1772 – 1823) sinh ra một gia đình giàu có làm nghề chứng khoán, một nhà tư bản có địa vị trong số các gia đình giàu có ở Châu Âu (dòng họ Avram Ricardo). Sau 12 năm buôn bán cổ phiếu, ông đã nghỉ việc với tài sản hàng triệu bảng Anh.

+ Ông nghiên cứu và am hiểu nhiều lĩnh vực như: toán học, vật lý học, địa chất học, kinh tế chính trị,…

+ Tác phẩm: Ông đã cho xuất bản nhiều tác phẩm, nổi tiếng là cuốn: “Những nguyên lý cơ bản của chính sách kinh tế và thuế khóa” (hay “những nguyên lý của KTCT học”), xuất bản năm 1817, tác phẩm này đã làm ông nổi tiếng trên thế giới.

- Hoàn cảnh lịch sử ra đời của học thuyết D. Ricardo

D. Ricardo hoạt động trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành.

Khi mà máy móc đã được ứng dụng rộng rãi, lao động thủ công được thay thế bằng lao động cơ khí hóa. Phương thức sản xuất TBCN đã xác lập địa vị thống trị hoàn toàn và phát triển trên cơ sở chính nó, với hai giai cấp cơ bản: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đối lập nhau. Tồn tại mẫu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Bên cạnh đó, còn nổi lên mẫu thuẫn giữa địa chủ và tư sản, mặc dù mâu thuẫn vô sản và tư sản đã rõ rằng, nhưng giai cấp tư sản chưa thấy có sự đe dọa đối với CNTB, hơn nữa họ thấy có khả năng giải quyết được mâu thuẫn. Sự phát triển cao của CNTB đã giúp Ricardo nhìn nhận và phân tích các quy luật vận động của CNTB và ông đã đạt được tới giới hạn cao của kinh tế chính trị học tư sản. Tính thời đại đã giúp ông nhìn rõ hơn mâu thuẫn giai cấp trong CNTB, ông đã vạch ra được những cơ sở kinh tế của những mâu thuẫn đó. Tư tưởng kinh tế của ông có nhiều điểm tiến bộ vì nó hình thành trong thời kỳ giai cấp tư sản đang lên (giai cấp tiến bộ chống lại giai cấp phong kiến, chưa lộ rõ mặt phản động của nó) còn giai cấp vô sản chưa đủ mạnh, và sự giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình chưa đầy đủ.

b. Các quan điểm kinh tế của D. Ricardo - Lý thuyết giá trị lao động

Lý luận chiếm vị trí trung tâm trong học thuyết của D. Ricardo là học thuyết giá trị lao động. Trong đó, ông phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và chỉ rõ giá trị sử dụng là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi, nhưng không phải là thước đo của nó. Trừ một số ít hàng hóa khan hiếm thì giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi, còn đại đa số hàng hóa khác, giá trị do lao động quyết định. Ông chỉ ra rằng, trong cơ cấu giá trị hàng hóa phải bao gồm ba bộ phận C+V+M,

chứ không thể loại C ra khỏi giá trị sản phẩm như quan điểm của A.Smith. Tuy nhiên, ông chưa phân tích được sự chuyển dịch C vào sản phẩm mới diễn ra như thế nào.

Phương pháp nghiên cứu giá trị hàng hóa của ông còn có tính siêu hình. Ông coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn.

Lý thuyết về tiền lương, lợi nhuận và địa tô:

Về tiền lương, ông coi lao động là hàng hóa. Tiền lương, hay giá cả thị trường của lao động, được xác định trên cơ sở giá cả tự nhiên và xoay quanh nó. Giá cả tự nhiên của hàng hóa lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta, ông đã chỉ ra cấu thành tư liệu sinh hoạt cho người công nhân phụ thuộc vào yếu tố lịch sử, truyền thống dân tộc, song ông lại chủ trương những tư liệu sinh hoạt đó chỉ ở mức tối thiểu. Nói cách khác là ông ủng hộ “lý thuyết quy luật sắt về tiền lương”. Ông ủng hộ việc Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của thị trường lao động, phê phán sự giúp đỡ đối với người nghèo, vì theo ông, làm như vậy sẽ ngăn cản hoạt động của quy luật tự nhiên.

Về lợi nhuận, D. Ricardo cho rằng, lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân. Ông đã thấy xu hướng giảm sút tỷ suất lợi nhuận và giải thích nguyên nhân của sự giảm sút nằm trong sự vận động, biến đổi thu nhập giữa ba giai cấp địa chủ, công nhân và nhà tư bản. Ông cho rằng, do quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm, giá cả nông phẩm tăng lên làm cho tiền lương công nhân tăng và địa tô tăng lên, còn lợi nhuận không tăng. Như vậy, địa chủ là người có lợi, công nhân không có lợi cũng không bị hại, còn nhà tư bản có hại vì tỷ suất lợi nhuận giảm xuống.

Về địa tô: Ông phân tích lý thuyết này trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động. Ông lập luận rằng, do “đất đai canh tác hạn chế”, độ màu mỡ đất đai giảm sút, “năng suất đầu tư bất tương xứng”, trong khi đó, dân số tăng nhanh làm cho nạ khan hiếm tư liệu sinh hoạt là phổ biến trong mọi xã hội. Điều này buộc xã hội phải canh tác trên ruộng đất xấu. Vì canh tác trên ruộng đất xấu nên giá trị nông sản phẩm do hao phí lao động trên ruộng đất xấu nhất quyết định. Vì vậy, ở những ruộng đất tốt, trung bình, cùng với mức đầu tư chi phí, sẽ thu được lượng sản phẩm lớn hơn so với ruộng đất xấu. Khoản chênh lệch đó trả cho địa chủ gọi là địa tô.

Lý thuyết về tư bản:

D. Ricardo cho rằng tư bản là những tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.

Ông chia tư bản thành hai bộ phận: Một là, bộ phận ứng trước để mua công cụ lao động. Hai là bộ phận ứng ra để thuê nhân công. Ông gọi bộ phận thứ nhất là tư bản cố định, bộ phận thứ 2 là tư bản lưu động.

Như vậy, sự phân biệt tư bản của D. Ricardo có thể cho thấy, ông đã bỏ qua bộ phận tư bản dưới hình thái nguyên vật liệu.

Lý thuyết tiền tệ:

Đặc trưng nổi bật trong lý thuyết tiền tệ của D. Ricardo là nó mang tính hai mặt. Một mặt, dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị- lao động ông đẻ ra các nguyên lý về

tiền. Ông coi giá trị của tiền là do giá trị vật liệu làm ra tiền quyết định. Nó bằng số lượng lao động hao phí để khai thác vàng bạc. Ông nêu lên khái niệm giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Ông ủng hộ quy luật lưu thông tiền tệ mà W. Petty và A.

Smith đề xướng. Song, mặt khác ông lại đi theo lập trường của thuyết “số lượng tiền tệ”. Theo thuyết này, giá trị của tiền phụ thuộc vào số lượng của nó. Nếu số lượng tiền càng nhiều thì giá trị của tiền tệ càng ít và ngược lại, còn bản thân tiền tệ không có giá

trị nội tại

Một phần của tài liệu LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w