Học thuyết kinh tế của AdamSmith (1723-1790)

Một phần của tài liệu LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế (Trang 42 - 50)

3.3 KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH 37

3.3.3 Học thuyết kinh tế của AdamSmith (1723-1790)

- Tiểu sử

A. Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới. Ông xuất thân từ một gia đình viên chức thuế quan ở xứ Scotland. Ông học ở Glasgow và Oxford.

+ Sau khi tốt nghiệp đại học, ông nghiên cứu và giảng dạy ở Edinburgh và Glasgow, năm 1751 ông lãnh đạo bộ môn logic, năm 1752 ở bộ môn triết học, năm 1765 là giáo sư riêng cho công tức Feclây

- Tác phẩm

+ Năm 1759, ông xuất bản cuốn “Lý thuyết về những tình cảm đạo đức”

+ Năm 1776, ông xuất bản tác phẩm nổi tiếng “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc của cải của các nước” (của cải của các dân tộc). Phân tích cái gì làm mức sống của đất nước tăng lên và chỉ rõ lợi ích cá nhân và sự cạnh tranh góp phần vào tăng trưởng kinh tế ra sao. Xem xét tác động của nhà nước vào nền kinh tế như thế nào từ đó tấn công vào các chính sách kinh tế của phái trọng thương.

- Phương pháp luận

Thứ hai, phải nói tới lý thuyết giá trị lao động của Adam Smith (1723-1790 ). So với William Petty và trờng phái trọng nông thì lý thuyết giá trị lao động của Adam Smith có một bớc tiến đáng kể. Ông đã chỉ ra rằng tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị, lao động là thớc đo cuối cùng của giá trị. Ông đã phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa giá trị trao đổi và giá trị sử dụng đồng thời khẳng định: giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. Ông bác bỏ quan điểm cho rằng tính ích lợi quyết định giá trị trao đổi mà A.R.J. Turgot ủng hộ. Khi phân tích giá trị hàng hoá, ông cho rằng giá trị đợc biểu hiện trong giá trị trao đổi hàng hoá, trong quan hệ số lợng với hàng hoá khác, còn trong nền sản suất hàng hoá phát triển, nó đợc biểu hiện ở tiền.

Ông chỉ ra lợng giá trị hàng hoá do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định.

Lao động giản đơn và lao động phức tạp ảnh hởng khác nhau đến lợng giá trị hàng hoá, trong cùng một thời gian, lao động chuyên môn phức tạp sẽ tạo ra một lợng giá trị nhiều hơn so với lao động giản đơn hay không phức tạp.

Ông đã ra hai định nghĩa về giá cả: giá cả tự nhiên ( giá trị hàng hoá ) và giá cả thị trường. Về bản chất, giá cả tự nhiên là biểu hiện tiền tệ của giá trị. Ông cho rằng, nếu giá cả của một loại hàng hoá nào đó phù hợp với những gì cần thiết cho thanh toán về địa tô, tiền lơng công nhân, lợi nhuận cho tư bản được chi phí cho khai thác, chế biến, đã ra thị trường thì có thể nói hàng hoá được bán với giá cả tự nhiên, còn giá cả thực tế mà qua đó hàng hoá đợc bán gọi là giá cả. Nó có thể cao hay thấp hơn hoặc trùng với giá cả tự nhiên. Theo ông giá cả tự nhiên mang tính chất khách quan còn giá cả thị trờng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ngoài giá cả tự nhiên, giá cả thị trờng còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các loại độc quyền khác

Tuy nhiên lý thuyết về giá trị lao động của Adam Smith còn nhiều hạn chế.

+ Thế giới quan của A.Smith về cơ bản là duy vật, ông thừa nhận quy luật khách quan và phân tích 1 cách khoa học nhiều hiện tượng KTXH (ông tiến xa hơn những người trước là tìm hiểu các quy luật kinh tế). Nhưng chủ nghĩa duy vật của ông còn mang nặng tính tự phát, máy móc. Ông xa lạ với phép biện chứng.

+ Phương pháp luận của A. Smith là phương pháp 2 mặt mẫu thuẫn: Khoa học và tầm thường:

Một mặt: Đi sâu vào mối liên hệ bên trong của chế độ Tư bản và có thể nói là đi vào cơ cấu sinh lý của nó để tìm hiểu bản chất. (Khoa học)

Mặt khác: Chỉ mô tả, liệt kê, thuật những khái niệm có tính chất công thức những cái biểu hiện bề ngoài đời sống kinh tế. (Tầm thường)

Hai mặt đó không những chung sống yên ổn bên nhau mà còn xoắn xuýt lấy nhau và thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Phương pháp luận hai mặt của A. Smith có ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế tư sản sau này.

b. Tư tưởng kinh tế tự do của Adam Smith

Điểm xuất phát trong nghiên cứu lý luận kinh tế của Adam Smith là nhân tố

“con người kinh tế”

Theo A. Smith, xã hội là sự liên minh những quan hệ trao đổi. Thiên hướng trao đổi là đặc tính vốn có của con người. Chỉ có trao đổi và thông qua việc thực hiện những quan hệ trao đổi thì nhu cầu của con người ta mới được thỏa mãn. “Hãy đưa cho tôi cái mà tôi cần, tôi sẽ đưa cho anh cái mà anh cần”. Ông cho rằng đó là một thiên hướng phổ biến và tất yếu của mọi xã hội. Nó tồn tại vĩnh viễn cùng với sự tồn tại của xã hội loài người.

Sự trao đổi mang lại lợi ích vị kỷ - cho bản thân của những người trao đổi:

Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp chi phối người ta hoạt động trao đổi, nhưng khi chạy theo tư lợi thì con người kinh tế còn chịu sự tác động của “bàn tay vô hình”. Với sự tác động này, con người kinh tế vừa chạy theo tư lợi vừa đồng thời thực hiện một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến đó là đáp ứng lợi ích chung của xã hội.

“Bàn tay vô hình”: đó chính là các quy luật kinh tế khách quan tự phát hoạt động, chi phối hành động của con người. Ông gọi hệ thống các quy luật kinh tế khách quan đó là “trật tự tự nhiên”.

Để có sự hoạt động của trận tự tự nhiên thì cần phải có những điều kiện nhất định. Đó là sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Cần phải có tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch. Trên cơ sở đó hình thành mối quan hệ giữa người với người là phụ thuộc vào nhau. Trong xã hội, với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, người ta luôn luôn có quan hệ kinh tế với nhau.

Theo A. Smith, chỉ có phương thức sản xuất TBCN mới có những điều kiện kể trên. Vì vậy, chỉ có CNTB mới là xã hội bình thường được xác định trên cơ sở trật tự tự nhiên. Còn những xã hội trước đó – xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến – là những xã hội không bình thường

Theo Ông, cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng “bàn tay vô hình”. Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình. Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, hoạt động kinh tế vốn có cuộc sống riêng của nó.

Theo A. Smith, Nhà nước có các chức năng bảo vệ quyền sở hữu của các nhà tư bản, đấu tranh chống thù trong giặc ngoài và trừng phạt những kẻ phạm pháp. Vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện khi những nhiệm vụ kinh tế vượt quá sức các doanh nghiệp như nhiệm vụ xác định đường sá, đào sông, đắp đê, hay nhiệm vụ xác định những công trình kinh tế lớn…

A.Smith cho rằng quy luật kinh tế là vô định, mặc dù chính sách kinh tế của Nhà nước có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự hoạt động của các quy luật kinh tế.

Khi được hỏi: “Chính sách kinh tế nào phù hợp với trật tự tự nhiên?” A. Smith đã trả lời: Tự do cạnh tranh. Xã hội muốn giàu có phải phát triển kinh tế theo tinh thần tự do.

c. Hệ thống lý luận kinh tế thị trường của A. Smith - Lý luận về phân công lao động

A. Smith bắt đầu tác phẩm nổi tiếng của mình bằng việc phân tích phân công lao động. Theo ông, cội nguồn của của cải lao động, tài sản của xã hội phụ thuộc vào hai nhân tố:

Thứ nhất, phụ thuộc vào tỉ lệ làm việc trong nền sản xuất vật chất

Thứ hai, phụ thuộc vào trình độ phát triển của phân công lao động: Theo Ông, phân công là nguyên nhân làm tăng thêm của cải sản xuất, là “một sự tiến bộ hết sức vĩ đại trong sự phát triển sức sản xuất của lao động”. Phân công lao động có nhiều ưu điểm: đảm bảo kỹ thuật phát triển; tiết kiệm thời gian chuyển từ việc này sang việc khác; làm dễ dàng cho việc sử dụng máy móc. Ông cũng vạch ra mặt trái của sự phân công lao động như: Làm cho công nhân phát triển phiến diện, mắc bệnh nghề nghiệp.

+ Theo A. Smith, nguyên nhân của sự phân công nằm trong khuynh hướng muốn trao đổi của con người; mức độ phân công phụ thuộc vào quy mô thị trường.

Ông đã nhận thấy mối quan hệ giữa phân công với quy mô thị trường. Khi thị trường rất nhỏ không có một người nào muốn chuyên tâm vào một công việc vì không có khả năng trao đổi sản phẩm dư thừa vượt quá mức tiêu thụ cá nhân.

Hạn chế: Trong lý luận về phân công lao động, A. Smith đã giải thích sai lệch nguyên nhân của sự phân công; chưa phân biệt được phân công của công trường thủ công với phân công xã hội; chưa chú ý đến mặt xã hội của sự phân công.

- Lý luận về tiền tệ

+ A.Smith coi trao đổi là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên bản chất của nền sản xuất, còn xã hội trở thành liên minh của sự trao đổi. Do đó, ông tiến tới phân tích tiền tệ.

Khi phê phán những người trọng thương, ông cho rằng tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật làm cho trao đổi được thuận tiện, ông so sánh tiền với con đường rộng lớn, trên đó người ta chở cỏ khô và lúa mì, con đường không làm tăng thêm cỏ khô và lúa mì. Như vậy, ông đánh giá không đúng về tiền tệ, coi tiền tệ chỉ là môi giới giản đơn.

A. Smith cho rằng tiền giấy có nhiều ưu điểm, tiền giấy rẻ hơn, còn ích lợi thì cũng thế. Nhưng ông lại lại là người chống lại việc giảm giá của tiền đúc.

Ông coi tiền là “bánh xe vĩ đại của lưu thông” là “công cụ đặc biệt của trao đổi và thương mại”

Ông đã hiểu được tiền là một thứ hàng hóa tách ra, tức là đã hiểu được bản chất hàng hóa của tiền và cũng chỉ hiểu đến đó thôi.

Về quy luật lưu thông tiền tệ, khi chống lại thuyết số lượng tiền tệ. A. Smith cho rằng không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả mà là giá cả quyết định số lượng tiền tệ. Ông phát biểu một cách chính xác rằng số lượng tiền tệ được quyết định bởi giá trị của khối lượng hàng hóa mà nó phải lưu thông. Giá trị các hàng hóa mua vào và bán ra hàng năm trong một nước đòi hỏi một số lượng tiền tệ nhất định lưu

thông và phân phối các hàng hóa đó vào tay những người tiêu dùng và không dùng quá số lượng đó được. Con kênh lưu thông chỉ thu một cách tất yếu số lượng thích đáng cho đầy đủ và không chứa đựng hơn nữa.

Hạn chế: Trong lý luận về tiền tệ của ông cũng còn nhiều hạn chế: Ông đã đơn giản hóa nhiều chức năng của tiền, đưa chức năng phương tiện lưu thông lên hàng đầu;

ông cũng không hiểu vấn đề hình thái của giá trị và lịch sử phát triển của các hình thái đó.

- Lý luận về giá trị

A. Smith đã phân biệt rõ ràng giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.

Ông khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi và bác bỏ lý luận về sự ích lợi, sự ích lợi không có quan hệ gì đến giá trị trao đổi. Ví dụ “không có gì hữu ích bằng nước nhưng với nó thì không thể mua được gì”

Theo ông, giá trị trao đổi là do lao động quyết định, giá trị là do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa quyết định. Đó là khái niệm đúng đắn về giá trị. A.Smith còn nêu định nghĩa thứ hai về giá trị hàng hóa: giá trị một hàng hóa bằng số lượng lao động mà người ta có thể mua được nhờ hàng hóa đó. Đây là điều luẩn quẩn và sai lầm của A. Smith

Về cấu thành giá trị của hàng hóa, theo ông trong sản xuất TBCN, tiền lương, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, cũng như của mọi giá trị trao đổi. Ông coi tiền lương, lợi nhuận và địa tô là nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, đó là quan điểm đúng đắn. Song ông lại nhầm ở chỗ coi các khoản thu nhập là nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao đổi. Ông đã lẫn lộn hai vấn đề hình thành giá trị và phân phối giá trị, hơn nữa, ông cũng xem thường tư bản bất biến (C) và coi giá trị chỉ có (V+M).

Ông đã phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả thị trường. Ông khẳng định hàng hóa được bán theo giá cả tự nhiên, nếu giá cả đó ngang với mức cần thiết để trả cho tiền lương, lợi nhuận và địa tô.

Về bản chất, giá cả tự nhiên là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Theo ông, giá cả tự nhiên có tính chất khách quan, còn giá cả thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ngoài giá cả tự nhiên, giá cả thị trường còn phụ thuộc vào quan hệ cung- cầu và các loại độc quyền khác.

Ông đã nhận thấy ngay cả trong CNTB được đặt ra khác với trước đây. Nhưng ông không thấy được trong CNTB quan trọng thực hiện giá trị gắn liền với việc phân phối lại giá trị dưới hình thái lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Ông đã vấp vào vấn đề giá cả sản xuất.

Công lao chủ yếu của A.Smith về lý luận giá trị là đã phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, hơn nữa, ông đã cho rằng lao động là “thước đo thực tế của giá trị”. Song, ở ông vẫn còn có những sai lầm và hạn chế về lý luận này.

- Lý luận về thu nhập

Những vấn đề kinh tế của CNTB được A.Smith giải thích theo quan điểm thu nhập. Ông lấy lý luận thu nhập để giải thích quan hệ phân phối, kết cấu giai cấp và mẫu thuẫn giai cấp.

Tiến bộ hơn CNTT, ông đã chia xã hội tư bản thành 3 giai cấp:

Một là, những người chiếm hữu ruộng đất

Hai là, các nhà tư bản công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp Ba là, công nhân

Công lao của ông là ở chỗ đã gắn ba giai cấp đó với ba hình thức thu nhập: địa tô, lợi nhuận và tiền lương.

- Lý luận về tiền công

Theo A. Smith, trong xã hội “nguyên thủy”, trước CNTB toàn bộ sản phẩm thuộc về người lao động.

Trong xã hội tư bản, A.Smith có hai quan điểm về tiền lương, tiền lương ngang với sản phẩm lao động và tiền lương là phần thưởng cho công nhân, do lao động của công nhân tạo ra. Hai quan điểm đó giống nhau ở chỗ tiền lương và thu nhập có lao động. Việc coi tiền lương ngang bằng với sản phẩm lại có ý nghĩa coi tiền lương là giá cả của lao động.

A.Smith không phủ nhận mâu thuẫn giải cấp khi ông chỉ ra “công nhân mà lĩnh vực được càng nhiều tiền công càng tốt, còn chủ thì muốn trả càng ít càng hay”

Theo ý ông, tiền công không thể hạ thấp quá giới hạn nhất định vì “người ta bao giờ cũng khó có khả năng sống bằng lao động của mình”, ông tán thành tiền công cao (dễ chịu). Theo ông, tiền công cao vốn là hậu quả của việc tăng của cải, đồng thời cũng là nguyên nhân tăng dân số.

Ông đã xem xét những nguyên nhân khác nhau có tính chất nghề nghiệp trong tiền công và ông còn cho rằng tiền công của loại công nhân bậc thấp do hai nhân tố quyết định: lượng cầu về lao động và giá cả thông thường hay trung bình của lương thực.

Ông cho rằng, tiền công chịu sự tác động của nhân khẩu và quy mô của tư bản quyết định tiền công. Ông đã phân biệt một cách có lý tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế (giá cả bằng tiền và giá cả thực tế của công lao động)

Hạn chế: A.Smith còn có những hạn chế và sai lầm về lý luận tiền công như:

coi tiền công là giá cả của lao động, là một phạm trù đặc trưng cho tất cả các giai đoạn phát triển kinh tế.

- Lý luận về lợi nhuận

Theo A.Smith, lợi nhuận là “khoản khấu trừ thứ hai” vào sản phẩm của lao động. Theo cách giải thích của ông thì lợi nhuận, địa tô và lợi tức chỉ là những hình thức khác nhau của giá trị thặng dư.

Một phần của tài liệu LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w