CHƯƠNG 9 CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO MỚI 102
10.2 LÝ THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ HỖN HỢP 112
Mầm móng về nền kinh tế hỗn hợp có từ những năm cuối thế kỷ XIX, sau chiến tranh thế giới thứ hai nó được các nhà kinh tế học người Mỹ (như A. Hasen) tiếp tục nghiên cứu và tư tưởng này được phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XX.
Có thể nói lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp là tư tưởng cốt lõi của kinh tế học trường phái chính hiện đại. “Nền kinh tế hỗn hợp” là nền kinh tế kết hợp trong đó kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Nội dung của lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp đã được P.A. Samuelson trình bày rõ trong tác phẩm “Kinh tế học”. Trong đó nổi lên những vấn đề sau:
10.2.1 Cơ chế thị trường
Theo Paul A. Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế.
Trong đó, cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị
1[]Paul A. Samuelson là người sáng lập ra khoa kinh tế học của Viện công nghệ Masasschusette dành cho người tốt nghiệp đại học Chicago và Harvard. Ông là cố vấn cho lý thuyết cho ngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kỳ và nhiều tổ chức tư nhân, cố vấn ngân khố quốc gia, chủ bút tạp chí “Nhà kinh tế”, thành viên sáng lập Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, là tác giả chương trình khôi phục và phát triển kinh tế nước Anh sau chiến tranh thế giới thứ hai… Ngoài nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusette, Paul A. Samuelson còn là giáo sư thỉnh giảng tại trường đại học New York. Năm 1970, ông là người Mỹ đầu tiên nhận được giải thưởng Nobel về kinh tế học. Cuốn “Kinh tế học” của ông xuất hiện lần thứ nhất (1948) tại New York, đến năm 1985 được tái bản lần thứ 12 (1989 được dịch ra tiếng việt). Về phương pháp ông đã vận dụng tổng hợp các phương pháp và nội dung lý thuyết của các trường phái trong lịch sử để phân tích những vấn đề của kinh tế hàng hoá phát triển. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng “giới hạn” ông cho rằng, việc tổ chức nền kinh tế phải tuân theo các qui luật khan hiếm, phải lựa chọn các khả năng sản xuất, tính đến xu hướng giảm dần và chi phí ngày càng tăng áp dụng phương pháp phân tích vi mô, vĩ mô…
trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
Cơ chế thị trường là một cơ chế tinh vi, phối hợp một cách không tự giác mọi người, mọi hoạt động và mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả thị trường.
Những đặc trưng của cơ chế thị trường là:
- Không phải là sự hỗn độn mà là một trật tự kinh tế.
- Là phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có bộ não trung tâm, nó vẫn giải được những bài toán mà máy tính lớn nhất ngày nay không thể giải nổi (giải quyết những vấn đề sản xuất phân phối) - Không ai thiết kế ra, xuất hiện tự nhiên và cũng thay đổi (luôn luôn thay đổi) như xã hội loài người. Không cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá.
Thị trường là cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng hàng hóa hay dịch vụ.
Trong thị trường, mỗi hàng hóa đều có giá của nó. Giá cả mang lại thu nhập cho người mang hàng hóa đi bán, mỗi người lại dùng thu nhập đó mua cái mình cần. Nếu một loại hàng hóa nào đó có nhiều người mua thì người bán sẽ tăng giá lên để phân phối số lượng cung hạn chế. Giá lên cao sẽ thúc đẩy người sản xuất làm ra nhiều hàng hóa hơn. Khi có nhiều hàng hóa người bán sẽ bán nhanh để giải quyết hàng của mình nên hạ giá xuống. Khi giá hạ số người mua hàng hóa đó tăng lên. Do đó, người bán sẽ tăng giá lên. Như vậy, trong cơ chế thị trường sẽ có một hệ thống tự tạo ra sự cân đối giữa giá cả và sản xuất. Giá cả là “phát tín hiệu của xã hội”. Nó chỉ cho người sản xuất biết sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cũng thông qua đó nó thực hiện phân phối cho ai.
Thị trường bao gồm:
- Các yếu tố: hàng hóa, tiền tệ, người bán, người mua, giá cả hàng hóa.
- Sự hoạt động của giá cả hàng hóa là tín hiệu đối với nhà sản xuất và tiêu dùng, giá là quả cân trong thị trường, là biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị.
Nói đến cơ chế thị trường là phải nói đến cung - cầu hàng hóa đó là khái quát của hai lực lượng người mua và người bán trên thị trường. Sự biến động của giá cả làm cho trạng thái cân bằng cung - cầu thường xuyên biến đổi và đó cũng chính là nội dung của quy luật cung cầu hàng hóa.
Cơ chế thị trường chịu sự điều khiển của “hai ông vua” là người tiêu dùng và kỹ thuật (người tiêu dùng thống trị, điều khiển thị trường nhưng lại bị kỹ thuật hạn chế vì kinh tế không thể vượt qua giới hạn khả năng sản xuất) Người tiêu dùng không thể quyết định được sản xuất cái gì, thị trường chịu sự chi phối của cả chi phí kinh doanh, lẫn các quyết định cung và cầu của người tiêu dùng quy định.
Thị trường đóng vai trò trung gian hòa giải sở thích người tiêu dùng và hạn chế kỹ thuật. “Sản xuất cái gì phải do cả chi phí kinh doanh lẫn các qui định cung – cầu của người tiêu dùng qui định” Khi nghiên cứu không chỉ có vai trò của cầu mà còn có vai trò của cung.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người kinh doanh. Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến với khu vực sản xuất hàng hóa mà người tiêu dùng cần mua nhiều hơn, bỏ các khu vực có ít người tiêu dùng. Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến với việc sử dụng kỹ thuật sản xuất hiệu quả nhất.
Như vậy, hệ thống thị trường luôn phải dùng lãi và lỗ để quyết định ba vấn đề: cái gì, thế nào và cho ai.
Kinh tế thị trường phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh do qui luật kinh tế khách quan chi phối. Cạnh tranh có thể trong sản xuất, trong lưu thông, người mua và người bán cạnh tranh nhau, người bán với người bán, người mua với người mua… với một cơ chế như vậy nền kinh tế sẽ đạt được một sự cân đối chung. Sự phát triển diễn ra nhịp nhàng, trôi chảy.
Tuy nhiên “bàn tay vô hình” đôi khi cũng đưa nền kinh tế tới những sai lầm. Đó chính là những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Những khuyết tật này có thể do tác động bên ngoài gây nên như: ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp phải trả giá cho sự hủy hoại đó. Tình trạng độc quyền xóa bỏ cạnh tranh tự do, khủng hoảng, thất nghiệp, thu nhập bất bình đẳng… Để đối phó với những khuyết tật của kinh tế thị trường, các nền kinh tế hiện đại phối hợp giữa “bàn tay vô hình” với “bàn tay hữu hình” của thuế khóa, chi tiêu và luật lệ của chính phủ …
10.2.2 Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ cáo những vai trò:
Thứ nhất, Chính phủ thiết lập khuôn khổ pháp luật. Chức năng này thực tế vượt ra ngoài khuôn khổ của lĩnh vực kinh tế học. Ở đây, Chính phủ đề ra các quy tắc trò chơi kinh tế mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả bản thân Chính phủ cũng phải tuân thủ. Điều này bao gồm quy định về tài sản, các quy tắc về hợp động và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm tương hỗ trong các liên đoàn lao động, ban quản lý và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh tế.
Thứ hai, Chính phủ có vai trò sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả. Vai trò này được thể hiện:
+ Những thất bại mà thị trường gặp phải làm cho hoạt động của nó không hiệu quả là ảnh hưởng của độc quyền. Lợi dụng ưu thế của mình, các tổ chức độc quyền có thể quy định giá cả để thu lợi nhuận và do đó phá vỡi ưu thế cạnh tranh hoàn hảo. Vì vậy, cần thiết phải có sự can thiệp của Chính phủ để hạn chế độc quyền, đảm bảo tính hiệu quả của cạnh tranh thị trường.
+ Những tác động bên ngoài dẫn đến tính không hiệu quả của hoạt động thị trường là những ngoại ứng, trong đó bao gồm những ngoại ứng tích cực và những tiêu cực. Những ngoại ứng này xảy ra khi doanh nghiệp hoặc con người tạo ra chi phí - lợi
ích cho doanh nghiệp khác, hoặc người khác mà các doanh nghiệp hoặc con người đó không nhận đúng những lợi ích mà họ cần phải trả. Để khắc phục những hậu quả của ngoại ứng gây ra đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước. Khi ấy bằng quyền lực của mình, Nhà nước có thể sử dụng những biện pháp như trợ cấp, tài trợ… để khuyến khích những ngoại ứng tích cực; hay Nhà nước có thể sử dụng những biện pháp như thu phí, cấp giấy phép, áp đặt tiêu chuẩn cho phép… để hạn chế và giảm tiểu những tác động không mong muốn của ngoại ứng tiêu cực.
+ Chính phủ phải đảm nhiệm việc sản xuất hàng hóa công cộng. Theo các nhà kinh tế, hàng hóa tư nhân làm một hàng hóa mà nếu như một người đã dùng thì người khác không thể dùng được nữa. Còn hàng hóa công cộng là một loại hàng hóa mà khi một người đã dùng thì người khác vẫn có thể dùng được. Nhìn chung, lợi ích giới hạn mà tư nhân thu được từ hàng hoá công cộng là rất nhỏ nên tư nhân thường không muốn sản xuất hàng hoá công cộng. Mặt khác, có nhiều hàng hoá công cộng có ý nghĩa quan trọng cho quốc gia như quốc phòng, luật pháp, y tế, giáo dục đào tạo…nên không thể giao cho tư nhân được. Vì vậy, Chính phủ phải sản xuất hàng hóa công cộng.
+ Thuế: Trên thực tế phần chi phí của Chính phủ phải được trả bằng tiền thuế.
Sự thực là toàn bộ công dân tự mình lại gánh nặng thuế lên vai mình và mỗi công nhân cũng được hưởng phần hàng hóa công cộng do Chính phủ cung cấp.
Thứ ba, Chính phủ có vai trò đảm bảo sự công bằng. Trong điều kiện hoạt động hoàn hảo nhất, lý tưởng nhất của cơ chế thị trường thì vẫn thấy rằng sự phân hóa, bất bình đẳng sinh ra từ kinh tế thị trường là điều tất yếu. Một hệ thống thị trường có hiệu quả vẫn có thể gây ra sự bất bình đẳng lớn. Vì vậy, Chính phủ cần thiết phải thông qua những chính sách để phân phối thu nhập. Công cụ quan trọng nhất của Chính phủ là thuế lũy tiến, đánh thuế người giàu theo tỷ lệ thu nhập lớn hơn người nghèo. Thông thường, thuế lũy tiến áp dụng cho thuế thu nhập và thuế kế thừa. Bên cạnh thuế, phải có hệ thống hỗ trợ thu nhập để giúp cho người già, người mù, người tàn tật, người phải nuôi con và bảo hiểm thất nghiệp cho người không có công ăn việc làm. Hệ thống thanh toán chuyển nhượng này tạo ra mạng lưới an toàn bảo vệ những người không may mắn khỏi bị hủy hoại về kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ đôi khi phải trợ cấp tiêu dùng cho nhóm dân cư có thu nhập thấp bằng cách phát tem phiếu thực phẩm, trợ cấp y tế, cho thuê nhà rẻ…
Thứ tư, Chính phủ có vai trò ổn định kinh tế vĩ mô. Từ khi ra chủ nghĩa tư bản đã từng gặp những thăng trầm chu kỳ của lạm phát và suy thoái. Đôi khi những hiện tượng này còn rất dữ dội như thời kỳ siêu lạm phát ở Đức trong những năm 20, thời kỳ đại suy thoái ở Mỹ trong những năm 30 của thế kỷ XX.
Chính phủ thực hiện các chức năng trên đây thông qua các công cụ là các loại thuế, các khoản chi tiêu, lãi suất thanh toán chuyển nhượng, khối lượng tiền tệ và những quy định và kiểm soát.
+ Thông qua thuế, Chính phủ điều tiết tiêu dùng, đầu tư của tư nhân khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nhân.
+ Các khoản chi tiêu của Chính phủ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp hay công nhân sản xuất ra một số hàng hóa hay dịch vụ và những việc chuyển tiền nhằm trợ cấp thu nhập.
+ Những quy định hay kiểm soát của Chính phủ cũng nhằm hướng nhân dân đi vào hoặc từ bỏ những hoạt động kinh doanh.
Tóm lại, cũng như bàn tay vô hình, bàn tay hữu hình cũng có những khuyết tật của nó, có nhiều vấn đề mà nhà nước lựa chọn không đúng, cơ quan lập pháp bị mua chuộc, chính phủ tài trợ cho những chương trình quá lớn trong thời gian dài, quyết định sai của chính phủ… gây nên tính không hiệu quả của sự can thiệp của chính phủ.
Do vậy phải kết hợp cả cơ chế thị trường vai trò của chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế hiện đại, hình thành một nền “kinh tế hỗn hợp” có cả thị trường và chính phủ. Cơ chế thị trường xác định giá cả và sản lượng trong nhiều lĩnh vực, trong khi đó chính phủ điều tiết thị trường bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ của hai bên thị trường và chính phủ đều có tính thiết yếu.