Học thuyết kinh tế của William Petty (1623 -1683)

Một phần của tài liệu LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế (Trang 38 - 42)

3.3 KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH 37

3.3.2 Học thuyết kinh tế của William Petty (1623 -1683)

- Tiểu sử:

+ William Petty là một trong những người sáng lập ra học thuyết kinh tế cổ điển Anh. Ông sinh ra trong một gia đình thợ may nghèo ở một thị trấn yên bình của Hampshire, bên dòng sông Test, miền Nam nước Anh. Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực như: Giải phẫu Y khoa (TS. Y Khoa), thống kê, kinh tế.

W. Petty

+ Năm 1647 phát minh ra máy chữ, năm 1649 nhận học vị tiến sỹ vật lý, năm 1657 là giáo sư giải phẫu và âm nhạc, năm 1658 làm bác sỹ trong quân đội Cromwell tham gia cướp bóc Ireland.

- Tác phẩm:

W. Petty viết nhiều tác phẩm như:

+ “Bàn về thuế khóa và lệ phí”, (1662) + “Lời nói với những kẻ khôn”, (1664) + “Giải phẫu học chính trị ở Ireland”, (1672)

+ “Số học chính trị”, (1676) - đây là tác phẩm lớn nhất + “Bàn về tiền tệ”, (1682)

Trong những tác phẩm đầu tiên, W.Petty còn mang nặng tư tưởng trọng thương, nhưng trong những tác phẩm cuối cùng của ông không còn dấu vết của chủ nghĩa trọng thương.

- Về phương pháp luận: W. Petty đã áp dụng phương pháp mới về nhận thức.

Trường phái trọng thương mới chỉ thỏa mãn với việc đơn thuần đưa ra những biện pháp kinh tế hay chỉ miêu tả lại những hiện tượng kinh tế theo kinh nghiệm. Còn W.Petty đi xa hơn tìm cách giải quyết các hiện tượng đó. Ông đã tiếp cận với quy luật khách quan. Ông nói: “Trong chính sách kinh tế cũng như trong y học cần phải tính đến những quá trình tự nhiên, không nên dùng những hành động cưỡng bức riêng của mình để chống lại những quá trình đó”.

Tuy nhiên, ông đã nhầm lẫn coi các quy luật kinh tế của CNTB cũng như quy luật tự nhiên tồn tại vĩnh viễn.

- Về thế giới quan triết học, ông chống lại siêu hình nhưng là người theo chủ nghĩa duy vật tự phát, coi kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức.

- Phương pháp trình bày của ông: xuất phát từ hiện tượng cụ thể, phức tạp, đi đến hiện tượng trừu tượng.

b. Học thuyết kinh tế của W.Petty - Lý luận về giá trị lao động

Thứ nhất là quan niệm về giá trị lao động của William Petty ( 1623-1687 ). Ông là một con ngời học rộng biết nhiều và sinh ra trong một gia đình thợ thủ công, có trình độ tiến sĩ vật lý, là ngời phát minh ra máy móc, là đại địa chủ đồng thời là nhà đại công nghiệp. Ông là ngời áp dụng phơng pháp mới trong nghiên cứu khoa học, gọi là khoa học tự nhiên tức là tôn trọng và thừa nhân các quy luật khách quan, vạch ra mối liên hệ phụ thuộc, nhân quả giữa các sự vật hiện tượng. Về lý thuyết giá trị lao động, ông có công nêu ra nguyên lý của giá trị lao động. Ông đa ra ba phạm trù về giá cả hàng hoá trong tác phẩm bàn về thuế khoá và lệ phí . Đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị.Thế nào là giá cả tự nhiên? Ông viết một người nào đó, trong thời gian lao động khai thác đợc 1ounce bạc và cùng thời gian đó sản suất đợc 1 barrel lúa mỳ thì 1 ounce bạc đợc coi là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mỳ. Nêu nhờ mỏ quặng phong phú tài nguyên hơn thì với thời gian lao động nói trên, bây giờ khai thác đợc 2 ounce bạc thì 2 ounce bạc này là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mỳ.

Như vậy, giá cả tự nhiên ( giá trị hàng hoá ) là do lao động hao phí của ngời sản suất tạo ra và vì vậy giá cả tự nhiên quyết định giá trị sản phẩm. Nếu giá cả tự nhiên là giá trị của hàng hoá, thì giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hoá. Ông viết tỷ lệ giữa lúa mỳ và bạc chỉ là giá cả nhân tạo chứ không phải là giá cả tự nhiên . Ông cho rằng, giá cả nhân tạo thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung cầu trên thị trờng.

Về giá cả chính trị, ngoài yếu tố lao động hao phí nó còn phụ thuộc vào quan điểm chính trị và bối cảnh xã hội vì vậy nó là cơ sở quyết định giá cả thị trường của sản phẩm. Vì vậy, chi phí lao động trong gia cả chính trị cao hơn chi phí lao động trong

giá cả tự nhiên ( giá trị ) bình thờng. Ông cũng đặt vấn đề nghiên cứu lao động giản đơn và lao động phức tạp, so sánh lao động trong thời gian dài, lấy năng suất lao động trung bình của nhiều năm để ta loại trừ tình trạng ngẫu nhiên. Nh vậy, ông là ngời đầu tiên thấy được cơ sở của giá cả tự nhiên ( giá trị ) là lao động hao phí, thấy đợc mối quan hệ giữa lượng giá trị và năng suất lao động. Có thể nói ông là ngời đầu tiên đặt nền móng cho lý luận giá trị lao động. Nhng ông vẫn lẫn lộn hay cha phân biệt được lao động tạo ra giá trị sử dụng và lao động tạo ra giá trị. Mặt khác ông còn ra luận điểm là lao động là cha còn đất đai là mẹ của của cải . Về phương diện của cải vật chất, đây là sáng kiến vĩ đại của ông. Nhng ông lại xa rời tư tưởng giá trị lao động khi kết luận lao động và đất đai là cơ sở tự nhiên của giá cả mọi vật phẩm tức là lao động và đất đai là nguồn gốc của giá trị ( giá cả tự nhiên ). Ông đã lẫn lộn lao động với tư cách là nguồn gốc của giá trị sử dụng với lao động có tư cách là nguồn gốc của giá trị ( tức là ông đã đồng nhất lao động cụ thể với lao động trừu tợng. Đứng về phơng diện giá trị thì đây là quan điểm sai lầm. Điều này là mầm mống của các lý thuyết nhân tố sản xuất tạo ra giá trị sau này. W. Petty có công lao trong việc nêu ra nguyên lý giá trị lao động. Ông đã đưa ra 3 phạm trù về giá cả hàng hóa trong tác phẩm “Bàn về thuế khóa và lệ phí”, đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị.

Giá cả tự nhiên là giá trị hàng hóa, nó do lao động của người sản xuất tạo ra.

Lượng của giá trị tự nhiên, hay giá trị, tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc.

Giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hóa. Theo ông, giá cả nhân tạo thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung- cầu hàng hóa trên thị trường.

Về giá cả chính trị, W. Petty cho rằng, đây là một loại đặc biệt của giá cả tự nhiên. Nó cũng chính là chi phí lao động để sản xuất ra hàng hóa nhưng trong điều kiện chính trị không thuận lợi. Vì vậy, chi phí lao động trong giá cả chính trị thường cao hơn so với chi phí lao động trong giá cả tự nhiên bình thường.

+ Hạn chế:

Tuy nhiên ông vẫn chưa phân biệt đợc các phạm trù giá trị, giá trị trao đổi và giá cả.

Ông vẫn còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thơng nên ông chỉ giới hạn lao động tạo ra giá trị trong lao động khai thác vàng và bạc, chính vì vậy mà ông khẳng định rằng muốn xác định giá trị của các vật phẩm thì phải đem so sánh lao động hao phí làm ra nó và hao phí làm ra bạc và vàng ( ông là ngời lấy bạc và vàng làm chất liệu cho tiền tệ ). Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còn giá trị hàng hoá khác đợc xác định nhờ quá trình trao đổi với bạc. Lý luận giá trị - lao động của ông chưa phân biệt được các phạm trù: giá trị, giá trị trao đổi với giá cả

Lao động khai thác vàng và bạc tạo ra giá trị; lao động ở ngành khác tạo nên của cải.

Theo ông, giá trị hàng hóa chính là sự phản ánh giá trị tiền tệ cũng như ánh sáng của mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt trời vậy. Điều này chính là ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương.

Ông lẫn lộn lao động với tư cách là nguồn gốc của giá trị với lao động với tư cách là nguồn gốc của giá trị sử dụng (nghĩa là ông đã đồng nhất lao động trừu tượng với lao động cụ thể).

Ông đưa ra câu nói nổi tiếng: “Lao động là cha còn đất đại là mẹ của của cải”.

Về phương diện của cải nói như vậy là đúng, chỉ rõ nguồn gốc của giá trị sử dụng.

Nhưng sai lầm là ông đã coi hai yếu tố xác định giá trị là lao động và tự nhiên.

- Lý thuyết tiền tệ

+W.Petty chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương. Ông phê phán lý thuyết tiền tệ của chủ nghĩa trọng thương. Tiền không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có.

+ Ông nghiên cứu hai loại kim loại giữ vai trò của tiền là vàng bạc. Giá trị của chúng dựa trên cơ sở lao động khai thác ra chúng quyết định.

+ Ông là người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ, đó là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định trên cơ sở số lượng hàng hóa và tốc độ chu chuyển của tiền tệ, ông chỉ ra ảnh hưởng của thời gian thanh toán với số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông.

Lý luận về tiền lương:

Lý luận về tiền lương của W. Petty được xây dựng trên cơ sở lý luận giá trị - lao động. Ông coi lao động là hàng hóa, tiền lương là giá cả tự nhiên của lao động.

Ông đặt nhiệm vụ xác định mức tiền lương.

Theo ông tiền lương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho công nhân: Tiền lương không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu (thấp).

Nếu tiền lương nhiều thì công nhân không muốn làm việc, họ thích uống rượu say. Ông kịch liệt phản đối những trường hợp tăng tiền lương quá cao. Sở dĩ như vậy vì trong thời đại của W. Petty, tư bản chưa thể bắt buộc công nhân lệ thuộc vào công nhân, tư bản phải dựa vào sự ủng hộ của Nhà nước, đề ra những đạo luật cấm tăng lương.

Ông đi sâu phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa tiền lương và giá cả lúa mì (giá trị tư liệu sinh hoạt). Ông rút ra kết luận: Tiền lương tỷ lệ nghịch với giá cả lúa mì (tư liệu sinh hoạt). Kết luận này hoàn toàn trái ngược với kết luận của K. Marx:

tiền lương tỷ lệ thuận với giá trị sức lao động.

Như vậy, mặc dù có sai lầm, song W. Petty đã nêu được cơ sở khoa học của tiền lương là giá trị của các tư liệu sinh hoạt.

Lý luận về địa tô, lợi tức và giá cả ruộng đất + Địa tô:

Ông đã tìm thấy nguồn gốc của địa tô trong lĩnh vực sản xuất:

Địa tô = Giá trị của sản phẩm – chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí tiền lương, chi phí giống má

Ông không rút ra được lợi nhuận của kinh doanh ruộng đất, không trực tiếp đề cập đến vấn đề bóc lột nhưng theo logic phân tích của ông chúng ta có thể dễ dàng rút ra kết luận rằng: công nhân chỉ nhận được tiền lương tối thiểu, số còn lại là lợi nhuận của địa chủ. Logic bên trong của quan niệm đó là sự thừa nhận có sự bóc lột. K. Marx nhận xét W. Petty là người nêu ra mầm mống của lý luận về chế độ bóc lột, dự đoán đúng đắn bản chất của giá trị thặng dư.

+ Lợi tức

Ông coi lợi tức là địa tô của tiền lương và cho rằng nó lệ thuộc vào mức địa tô (trên đất mà người ta có thể dùng tiền vay để mua). Trong cuốn “Bàn về tiền tệ”, ông coi lợi tức là số tiền thưởng, trả cho sự nhịn ăn tiêu, coi lợi tức cũng như tiền thuê ruộng. Mức lợi tức phụ thuộc vào những điều kiện tự phát và những điều kiện này quyết định vận mệnh của sản xuất nông nghiệp.W. Petty nói: người thầy thuốc giỏi sẽ không dùng quá liều để chữa cho bệnh nhân.

+ Giá cả ruộng đất

Về giá cả ruộng đất: Theo ông, nếu không tính đến những chi phí cơ bản thì ruộng đất không có giá trị, nhưng ruộng đất lại có giá cả nhất định. Công lao to lớn của ông là ông đã dùng lý luận giá trị lao động để giải thích giá cả ruộng đất. Ông khẳng định một cách đúng đắn rằng, giá cả ruộng đất phải được quy định một cách đặc biệt, vì người ta không sản xuất ra được đất đai. Quan niệm của ông: Nông nghiệp là cơ sở của thu nhập tiền tệ, mua đất đai là khả năng sử dụng tiền tệ tốt nhất. Ông đã gắn liền giá cả ruộng đất với mức sinh lợi của ruộng đất và ông kết luận giá cả ruộng đất ngang với lượng địa tô hàng năm nhất định.

Một phần của tài liệu LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w