1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.3. Cơ sở thực tiễn
1.1.3.3. Tình hình chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi tại Huyện Phổ Yên, Thái Nguyên
Năm 2012, do khó khăn chung về giá cả vật tư nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi tăng cao cùng với tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiêp và mạnh mẽ tới công tác chăn nuôi và phát triển chăn nuôi cũng như công tác thú y trên địa bàn Huyện.
Bảng 1.6: Tổng đàn gia súc, gia cầm Huyện Phổ Yên năm 2012
TT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng So sánh (%) Chu kỳ KH năm
1 Tổng đàn trâu Con 12.508 88 90,7
2 Tổng đàn bò Con 9.572 77,2 119,5
3 Tổng đàn lợn Con 109.963 87,13 98,78
4 Tổng đàn gia cầm Con 838.540 79,38 86,2 (Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Phổ Yên) [19]
Tổng đàn gia súc không tăng do tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, giá bán sản phẩm gia súc, gia cầm giảm (giá bán các sản phẩm của lợn và gia cầm giảm từ 20 – 40% so với cùng kỳ) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi và tiêp theo là kinh tế của huyện Phổ Yên.
* Những biện pháp phòng chống dịch bệnh
Phổ Yên là một trong hai Huyện thực hiện dụ án “Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh truyềm nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm vùng trọng điểm thường xuyên xẩy ra dịch trên địa bàn 2 Huyện Phổ Yên, Phú Bình”. Theo nghị quyết số: 2371/QĐ – UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 21/09/2012, trên địa bàn Huyện được bổ xung thêm mỗi xã 03 thú y viên.
Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm mỗi năm tổ chức 02 đợt tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Thực hiện
quy trình và hướng dẫn của cơ quan thú y huyện, tất cả các ổ dịch bùng phát trên địa bàn đều được khoanh vùng xử lý, xác gia súc, gia cầm, kể cả gia súc gia cầm được phát hiện dương tính với mẫu dịch bệnh đều được tiêu huỷ, xử lý đúng quy trình hợp vệ sinh, an toàn với môi trường. Yêu cầu chủ cơ sở chăn nuôi phải tiến hành vệ sinh tiêu độc chuồng trại, khu chăn nuôi, bãi chăn thả, đường lành ngõ xóm, hố chôn lấp gia súc, gia cầm [19].
Bảng 1.7: Kết quả công tác tiêm phòng dịch bệnh
Vaccine Tổng số
(liều) Hoàn thành (liều)
Phần trăm (%) Tụ huyết trùng trâu, bò 35.000 25.500 72,86 %
LMLM gia súc 60.000 60.000 100 %
Dịch tả lợn 150.000 150.100 100.06 %
Dại chó 18.000 21.120 117,33 %
Cúm gia cầm 173.000 173.000 100 %
Tai xanh 10.000 10.000 100 %
(Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện phương án sản xuất nông nghiệp năm 2012, Phòng NN & PTNN huyện Phổ Yên) [19]
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Phổ Yên về kết quả thực hiện công tác 6 tháng đầu năm ngành chăn nuôi, các chỉ tiêu đều hoàn thành trên 70% so với kế hoạch năm.
Bảng 1.8: Kết quả thực hiện công tác 6 tháng đầu năm 2013, ngành chăn nuôi huyện Phổ Yên, Thái Nguyên
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng So sánh %
Cùng kỳ KH năm
1 Đàn trâu Con 13.394 91,1 97,86
2 Đàn bò Con 8.208 102,7 74,75
3 Đàn lợn Con 102.240 101,3 78,6
4 Đàn gia cầm Con 832.816 104,4 77,76 (Báo cáo kết quả thực hiện công tác 6 tháng đầu năm 2013,
Phòng NN & PTNN huyện Phổ Yên) [20]
* Công tác quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
Cùng với phát triển kinh tế, việc quan tâm đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo về môi trường là nhiệm vụ hết sức quan trọng và luôn được huyện quan tâm chỉ đao thực hiện quyết liệt. Về chăn nuôi, các trang trại đều được hướng dẫn trong công tác xử lý cũng như bảo vệ môi trường. Các trang trại đều đã lập cam kết BVMT và lập báo cáo ĐTM, huyện yêu cầu các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm phải thực hiện đúng, đủ các quy định đã ghi trong cam kết BVMT và báo cáo ĐTM. Thực hiện xử lý nghiêm các sơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch hoặc bị mắc bệnh [21].
Phòng TN & MT kết hợp với phòng Văn Hoá, ban Tuyên giáo phát động phong toàn dân tham gia công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh chuồng trại chăn nuôi nhằm hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Mở các lớp tập huấn và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác xử lý chất thải chăn nuôi như: Xây dụng và vận hành bể Biogas đúng cách; Kỹ thuật sử dụng bã thải Biogas; Vòng tròng chuối và hiệu quả kinh tế; Kỹ thuật ủ phân gia súc, gia cầm lam phân bón… [21].
+ Đối với không khí: Yêu cầu 100% các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô công nghiệp lắp đặt hệ thống quạt thông gió, đảm bảo thông thoáng. Tiến hành thu gom triệt để lượng phân phát sinh, cọ rửa chuồng trại đảm bảo sạch sẽ. Thường xuyên phun thuốc khử trùng chuồng trại, khuyến khích sử dụng các thuốc khử trùng, khử mùi sinh học thân thiện với môi trường. Trồng nhiều cây xanh quanh khu vực chuồng trại giúp điều hoà vi khí hậu, xây tường rào che chắn [21].
+ Đối với Nước thải: Hiện nay 100% các trang trại trên địa bàn huyện đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải là bể Biogas, tuy nhiên một số
ít trang trại nước thải sau khi qua bể Biogas được xử lý tại hồ sinh học, đai bộ phận vẫn thải trực tiếp ra môi trường đất hoặc sông, suối,… [21].
+ Đối với phân gia súc, gia cấm: Huyện chỉ đạo các trang trại cũng như các hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn cần thực hện các biện pháp xử lý và ngăn ngừa tác động sấu tới sức khoẻ vật nuôi và con người như: xây dựng hầm Biogas sản phẩm phân sau đó có thể được dùng trong trồng chọt.
Ủ phân kết hợp với tro bếp, vôi, phụ phẩm nông nghiệp như rơm, các chế phẩm VSV hữu hiệu… làm phân bón cho cây trồng [21].
Xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đang là một vấn đề được các ban nghành chức năng quan tâm giải quyết, đi đôi với những giải pháp mang tính bền vững lâu dài đòi hỏi phải có những chính sách hỗ trợ hợp lý. Thực tế cho thấy để người dân tiếp cận được với các phương thức xử lý chất thải chăn nuôi cũng như áp dụng được các phương thức đó vào thực tiễn là cả một qúa trình phức tạp. Để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững. Các nghiên cứu để xử lý chất thải chăn nuôi với giá thành thấp và dễ dàng áp dụng vào thực tiễn bằng các chế phẩn VSV là một trong những ưu tiên hàng đầu của Huyện.