Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập số liệu sẵn có về tình hình chăn nuôi nói chung trên địa bàn huyên Phổ Yên
- Để thực hiện chúng tôi tiến hành thu thấp số liệu thứ cấp từ nhiều nguần:
+ Thu thập số liệu thứ cấp ở phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
+ Thu thập số liệu từ kết quả phân tích các chỉ tiêu của các trại chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu.
+ Tài liệu từ niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2012.
2.4.2. Điều tra, đánh giá tình hình chăn nuôi lợn, sử dụng và xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại các nông hộ trong huyện
- Để thực hiện nội dung trên chúng tôi tiến hành điều tra ở 4 xã có số lượng lợn lớn trong Huyện (xã Phúc Thuận, xã Minh Đức, xã Đắc Sơn, xã Thành Công) và mỗi xã điều tra ngẫu nhiên 30 hộ bằng phương pháp sử dụng bộ câu hỏi kết hợp phỏng vấn trực tiếp. Các hộ dân được lựa chọn có trình độ học vấn khác nhau.
- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến của 50 hộ xung quanh 5 hộ dân có thử nghiệm chế phẩm EM thứ cấp trong khử mùi.
2.4.3. Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi lợn của các công thức EM thư cấp
Để đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi lợn của các công thúc EM thứ cấp chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm liên tục trong 17 tuần (từ lợn con cai sữa cho tới khi lợn xuất chuồng)
- Thí nghiệm được bố trí trên 03 lô riêng biệt, mỗi lô nuôi 05 con với độ đồng nhât chênh lệch ± 0,3kg
* Các công thức thí nghiệm như sau
Công thức 1: Tiến hành tại chồng nuôi số 1, (Công thức đối chứng không sử dụng chế phẩm). Ký hiệu L1
Công thức 2: Tiến hành tại chồng nuôi số 2, (Bổ sung chế phẩm cho lợn ăn với tỷ lệ 2% EM2 dạng bột vào thức ăn hàng ngày). Ký hiệu L2
Công thức 3: Tiến hành tại chồng nuôi số 3, ( Bổ sung chế phẩm cho lợn ăn với tỷ lệ 2% EM2 dạng bột vào thức ăn hàng ngày + cho uống dung dịch EM2 pha loãng với tỷ lệ 1%, cho uống hàng ngày). Ký hiệu L3
(Theo Phạm Văn Tỵ, 1997. Chế phẩm EM không độc với chuột khi cho chuột uống thay nước nồng độ từ 5 – 10%. Ngoài ra, dùng EM nồng độ 0,2% bổ sung vào thức ăn cho lợn thịt có tác dụng tăng cường thu nhận thức ăn, kích thích sinh trưởng, giảm mức độ nhiễm bệnh... là cơ sở để chúng tôi lựa chọn thử nghiệm bổ xung cho lợn ăn 2% EM2 dạng bột và vào nước uống với tỷ lệ 1%).
* Cách làm EM Bokasi dạng bột cho thí nghiện:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Nguyên liệu: 1lít EM2, 10kg cám gạo, 3kg bột ngô, nước Bước 2: Trộn nguyên liệu và ủ
- Tiến hành đảo trộn đều các nguyên liệu vào nhau, bổ xung thêm nước cho tới khi độ ẩm đạt 30 – 35%. Có thể kiểm tra bằng tay (khi nắm chặt thì không rỉ nước ra kẽ tay, khi bóp nhẹ thì tan ra).
- Sau đó cho vào túi hoặc vào thùng ủ ấm tránh ánh năng mặt trời trực tiếp. Ủ trong khoảng 3 – 4 ngày đối với nùa hè và 5 – 7 ngày đối với mùa đông.
Bước 3: Kiểm tra và hong khô chế phẩm
- Sau khi ủ đủ ngày tiến hành kiểm tra: Chế phẩm EM dạng bột có mùi thơm nhẹ, có vị hơi chua, mầu vàng nhạt và tơi xốp.
- Tiến hành bỏ ra hong khô trong bóng râm hoặc bằng quạt tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp có thể tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm.
- Bảo quản nơi thoáng mát,
* Tiến hành thí nghiệm
- Tiến hành trộn chế phẩm EM dạng bột với cám chăn thẳng cho lợn ăn vơi tỷ lệ 2% chế phẩm. Chúng tôi sử dụng thức ăn sẵn có trên thị trường để phối trộn: thức ăn của hãng Anco.
- Trong quá trình thí nghiệm theo dõi thường xuyên quá trình sinh trưởng và mắc bệnh của đàn lợn.
- Tiến hành phun khử mùi và khử trùng xung quanh lô thí nghiệm L2 và L3 bằng dung dịch EM2 với tỷ lệ 1/20lít nước.
- Tiến hành cân lợn tại các ô thí nghiện để xác định khối lượng từng ô thí nghiệm. Thời gian cân: sau 02 tuần tiến hành cân lại.
* Các chỉ tiêu theo dõi hiệu quả của chế phâm như sau:
- Để đánh giá khả năng xử lý khí độc H2S, NH3 trong chất thải chăn nuôi. Tiến hành đo nồng độ khí H2S và NH3 vào hai đợt 25/04/2013 và 05/07/2013 do Chi cục quan trắc Môi trường Thái Nguyên tiến hành
+ H2S, NH3 (mg/m3). Xác định chỉ số ô nhiễm bởi chất chit thị là các khí axit. Phương pháp chuẩn độ phát hiện điểm cuối bằng chất chỉ thị màu.
TCVN 5969:1995
- Đánh giá hàm lượng chất N, P tổng số, hàm lượng vi sinh vật trong phân chúng tôi tiến hành lấy 03 mẫu đem phân tích, mỗi ô thí nghiệm tiến hành lấy 03 mẫu rồi trộn lại với nhau, sau đó tiến hành đem phân tích tại
viện Khoa học Sự sống Đại học Thái Nguyên. Có ba đợt phân tích là:
24/04/2013; 02/06/2013 và 15/07/2013.
+ N tổng số: xác định theo phương pháp Kjeldahl trên máy Gerhard theo TCVN 6498 :1999
+ P tổng số: đo trên máy so mầu UVVIS theo TCVN 6499 :1999 (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2002) [11].
- Đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi:
+ Hàm lượng Ecoli (CFU/g) sử dụng các tủ nuôi cấy vi sinh sau đó áp dụng phương pháp đếm theo TCVN 6187 :1996.
+ Hàm lượng Sammonella (CFU/g) sử dụng các tủ nuôi cấy vi sinh sau đó áp dụng phương pháp đếm theo TCVN 4829 :2005.
* Khả năng sinh trưởng:
- Được đánh gía bằng tổng khối lượng của các lô thí nghiệm đem so sánh tỷ lệ với lô đối chứng
- Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở các lô thí nghiệm đem so sánh với lô đối chứng.
2.4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của việc sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi
- Ghi chép các chi phí trong toàn bộ quá trình làm thí nghiệm như:
Con giống, sử dụng chế phẩm, chi phí thức ăn, nước, điện, dụng cụ, công chăm sóc và thuốc thú y…
- Lấy ý kiến của người dân về hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học: Ngoài mô hình thí nghiệm trên chúng tôi tiến hành thử nghiệm phun dung dịch EM2 với tỷ lệ 1/20 lít nước để khử trùng và khử mùi tại 05 hộ dân trong vùng, sau đó phát phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn trực tiếp 50 hộ sống xung quanh 05 hộ được thí nghiệm đó.
Những người được lựa chọn phỏng vấn lấy ngẫu nhiên và có trình độ học vấn khác nhau.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được trong quá trình làm thí nghiệm, phát phiếu điều tra phỏng vấn được xử lý bằng toán thống kê trên phần mềm Excel.
Kết quả được trình bầy bằng các bảng biểu số liệu và biểu đồ.
Chương 3