Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Ảnh hưởng của ứng dụng EM đến khối lượng lợn và tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy ở các lô thí nghiệm
3.3.1. Khối lượng lợn ở các lô thí nghiệm qua các tuần tuổi
Thí nghiệm tiến hành trong 17 tuần, trong quá trình theo dõi tốc độ sinh trưởng của đàn lợn, tiến hành cân khối lượng định kỳ 2 tuần một lần ở các lô thí nghiệm lấy kết quả trung bình.
Khối lượng lợn là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của đàn lợn ở các ô thí nghiệm so với đối chứng chúng tôi đã tiến hành cân lợn qua các tuần. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.14
Bảng 3.14: Bảng thống kê khối lượng lợn ở các lô thí nghiệm qua các tuần tuổi
Tuần tuổi n
Đối chứng (không sử dụng EM)
KH: L1
Cho ăn 2% EM2 dạng bột
KH: L2
Cho ăn 2% EM2 dạng bột + 1% EM2
vào nước uống KH: L2
TB (kg) Tổng (kg) TB (kg) Tổng (kg) TB (kg) Tổng (kg)
1 15 7,7 38,5 7,96 39,80 7,84 39,20
3 15 11,54 57,70 11,76 58,80 11,86 59,30
5 15 22,46 112,30 23,00 1150 22,66 113,30
7 15 32,72 163,60 34,30 171,50 33,08 165,40 9 15 44,44 222,20 45,84 229,20 45,42 227,10 11 15 56,60 283,00 58,90 294,50 58,76 293,80 13 15 71,02 355,10 73,80 369,00 73,96 369,80 15 15 82,94 414,70 85,48 427,40 85,84 429,200 17 15 97,20 486,00 99,96 499,80 101,00 505,00 So sánh
(%) 100,00 102,80 103,90
n- số lợn theo dõi. (Nguồn: kết quả theo dõi thí nghiệm - 2013)
Qua bảng 3.14 cho ta thấy khối lượng lợn trung bình ở các lô thí ngiệm EM cao hơn so với lô đối chứng tại thời điểm cân kiểm tra. Sau 2 tuần bổ xung chế phẩm EM khối lượng lợn trung bình ở lô L2 và L3 lần lượt là 11,76 kg; 11,86 kg, còn lô đối chứng L1 là 11,54 kg. Sang tuần thứ 7 khối lượng trung bình ở lô đối chứng là 32,72 kg, ở lô L2 là 34,30 kg cao hơn lô đối chứng L1 là 1,58 kg và ở lô L3 là 33,08 kg cao hơn lô đối chứng L1 là 0,36 kg.
Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuyên và Cs (2010), sử dụng chế phẩm EM chăn nuôi lợn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tác giả đã bổ sung vào thức ăn cho lợn con. Sau 40 ngày tuổi, khối lượng trung bình của lợn thí nghiệm tăng hơn so với lô đối chứng là 1,47 kg và đến 50 ngày tuổi là 1,63 kg [22]
Kết thúc thí nghiệm khối lượng lợn lô L2; L3 tăng rõ rệt so với lô L1. Cụ thể ở tuần thứ 17 lô đối chứng L1 là 97,20 kg ở lô L2 là 99,96 kg cao hơn so với lô đối chứng L1 là 2,76kg tương ứng là (102,8%) và lô L3 là 101 kg cao hơn so với lô đối chứng L1là 3,80 kg tương ứng là (103,9%)
486.0 499.8 505.0
0 100 200 300 400 500 600
Đối chứng L1
Lô thí nghiệm
L2
Lô thí nghiệm
L3 Đơn vị kg
(Nguồn: kết quả theo dõi thí nghiệm - 2013)
Hình 3.9: Biểu đồ so sánh tổng khối lượng lợn ở các lô thí nghiệm qua 17 tuần thí nghiệm
Về tổng khối lượng , tổng khối lượng ở hai lô thí nghiệm L2 và L3 cao hơn hẳn so với lô đối chứng L1. Cụ thể là lô đối chứng L1 có tổng khối
lượng là 486 kg và lô L2 có tổng khối lượng là 499,8 kg cao hơn lô đối chứng L1 là 13,8 kg. Ở lô L3 có tổng khối lượng là 505 kg cao hơn lô L2 là 5,2 kg và cao hơn lô đối chứng L1 là 19 kg.
Như vậy, bổ xung EM đã có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lợn, tăng khả năng tiêu hoá, hấp thụ thức ăn làm tăng khối lượng cao hơn so với lô đối chứng.
Bảng 3.15: Bảng thống kê tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy ở các ô thí nghiệm
TT Chỉ tiêu ĐVT L1 L2 L3
1 Số lợn theo dõi con 5 5 5
2 Mắc bệnh lần 1 con 2 1 1
Tỷ lệ mắc bệnh lần 1 % 40,0 20,0 20,0
3 Mắc bệnh lần 2 con 1 0 0
Tỷ lệ mắc bệnh lần 2 % 20,0 0 0
Tính chung
Số lợn mắc bệnh con 3 1 1
Tỷ lệ mắc bệnh % 60,0 20,0 20,0
(Nguồn: Kết quả theo dõi thí nghiệm - 2013)
Qua bảng trên chúng tôi thấy số lợn mắc bệnh tiêu chảy ở lô đối chứng L1 cao hơn lợn ở lô L2; L3, (tương ứng 60,0%, 20,0% và 20,0%).
Trong đó lợn mắc bệnh lần 1 ở lô L1 là 2 con tương ứng là 40,0%, mắc bệnh lần 2 là 1 con tương ứng 20,0%. Tỷ lệ mắc bệnh lần 1 ở Lô L2 là 20,0% và mắc bệnh lần 2 là không có. Tỷ lệ lợn mắc bệnh lần 1 ở lô L3 là 20,0% và mắc bệnh lần 2 là không có.
Kết quả trên cho thấy khi lợn được bổ xung chế phẩm EM đã có tác dụng rõ rệt trong phòng bệnh tiêu chảy, ngoài việc nâng cao khả năng tiêu hoá, hấp thụ thức ăn, tăng sức đề kháng đồng thời đã có tác dụng kìm hãm hạn chế một số vi khuẩn đường ruột gây bệnh nên tỷ lệ mắc bệnh ở lợn thí nghiệm lô L2 và L3 giảm hơn so với đối chứng L1 tương ứng là 40,0% và 40.0%.
40
20 20 20
0 0 0
5 10 15 20 25 30 35 40
Tỷ lệ mắc bệnh lần 1 Tỷ lệ mắc bệnh lần 2 Lô 1 Lô 2 Lô 3
%
( Nguồn: Kết quả theo dõi thí nghiệm - 2013)
Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện số lần và tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy ở các lô thi nghiệm
3.4. Ảnh hưởng của ứng dụng EM đến khả năng xử lý chất thải chăn nuôi lợn