Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phổ Yên là huyện thuộc vùng bán sơn địa. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Đông - Bắc.
Huyện Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công - Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc 3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
- Là Huyện thuộc vùng gò đồi của thỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng.
- Vùng phía Đông bao gồm 11 xã và 2 thị trấn, có độ cao trung bình 8 – 15 m là vùng gò đồi thấp.
- Phía Tây gồm 4 xã và 1 thị trấn, có độ cao trung bình là 200 – 300 m, là vùng núi cao của huyện.
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu - Nhiệt độ.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng: 27 0C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 36,8 oC vào tháng 6, tháng thấp nhất là 8,8 oC vào tháng 12. Số giờ nắng cả năm là 1.628 giờ.
- Lượng mưa.
Lượng mưa trung bình năm là 1321 mm. Lượng mưa năm cao nhất là 1780 mm tập trung vào tháng 6,7,8, lượng mưa năm thấp nhất là 912 mm tập trung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1.
- Độ ẩm.
Độ ẩm không khí trung bình năm 81,9 % cao nhất là 85 %, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất là 77 %.
- Gió, có 2 loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam.
+ Ngoài ra còn gió Tây Nam thường xuyên xuất hiện xen kẽ trong mùa thịnh hành của gió Đông Nam, mỗi đợt kéo dài từ 2 – 3 ngày,
Tóm lại: Thời tiết và khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
0 5 0 1 0 0 1 5 0 2 0 0 2 5 0 3 0 0 3 5 0 4 0 0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2
N h iệt đ ộ L − ợ n g m − a Đ ộ ẩm S ố g iờ n ắn g
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Huyện Phổ Yên năm 2012)[27]
Hình 3.1: Diễn biến một số yếu tố khí hậu huyện Phổ Yên 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Về Kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của huyện và kết quả đạt được sau một nhiệm kỳ được thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2006 – 2010
Chỉ tiêu DV
T 2006 2007 2008 2009 2010 BQ 5
năm 1.Tổng GDP
(giá cố định) Tr.đ 784.482 954.080 1.415.59 0
1.858.39 5
2.328.62 0
1.468.93 3 NLN, thủy sản Tr.đ 269.328 293.795 308.570 317.095 339.820 305.721 Công nghiệp
xây dựng Tr.đ 338.131 437.085 810,720 1.190.80 0
1.549.40
0 865.227 Dịch vụ Tr.đ 180.023 223.200 296.300 350.500 439.400 297.884
2. Tăng
trưởng kinh tế % 18,31 21,62 48,37 31,28 25,30 28,97
NLN, thủy sản % 5,26 9,08 5,03 2,76 7,17 5,86
Công nghiệp
xây dựng % 15,50 29,30 85,48 46,88 30,11 41,45
Dịch vụ % 8,75 23,98 32,75 18,29 25,36 21,82
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Huyện Phổ Yên năm 2012)[27]
Như vậy, tổng GDP trên địa bàn huyện năm 2010 gấp 2,9 lần năm 2006. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 21,6 triệu đồng
* Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế
Cùng với mức tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế huyện Phổ Yên trong nhiệm kỳ qua cũng chuyển biến mạnh hơn cả về cơ cấu và thành phần so với nhiệm kỳ trước.
Bảng 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 - 2010
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2008 2010
GDP (giá hiện hành) % 100,00 100,00 100,00 - Nông lâm nghiệp, thủy sản % 62,47 55,65 49,55
- Công nghiệp xây dựng % 21,38 26,06 29,44
- Dịch vụ % 16,15 18,24 21,01
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Huyện Phổ Yên năm 2012)[27]
Như vậy, sau 5 năm, nông nghiệp từ 62,47 % (năm 2006) giảm xuống còn 49,55%, cơ cấu ngành công nghiệp đã tăng từ 21,38% lên 29,44 và dịch vụ từ 16,15% lên 21,01%. Qua đó ta thấy cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch từ các ngành nông lân nghiệp, thuỷ sản sang các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
3.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
3.1.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của Huyện đã có những bước phát triển tương đối ổn định, không chỉ giúp đảm bảo an toàn lương thực mà còn tạo ra hàng hoá cho thị trường tạo sự chuyển biến đáng kể trong cơ cấu ngành nông nghiệp, được thể hiện qua bảng 3.3
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2007 - 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng giá trị
SX Tr.đ 592.373 851.094 903.123 1.087.374 1.453.746 - Trồng trọt Tr.đ 350.103 480.408 501.731 637.493 798.724 - Chăn nuôi Tr.đ 214.519 339.731 361.289 398.607 594.859 - Dịch vụ Tr.đ 27.751 30.955 40.103 51.247 60.162
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Huyện Phổ Yên năm 2012)[27]
Như vậy giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày một tăng cao đây cũng là một trong những thành tựu lớn Huyện đạt được do áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuận tiên tiến và kỹ thuật chăm bón hợp lý.
Đối với ngành chăn nuôi đã chú trọng chất lượng vật nuôi, chuyển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung theo mô hình trang trại và từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, được thể hiện qua bang 3.5
Bảng 3.4: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Phổ Yên 2008 - 2011 Đơn vị: Con
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Đàn trâu Tổng số 13.547 13.364 14.137 13.785 Đàn bò Tổng số 12.350 11.685 11.573 8.004 Đàn lợn Tổng số 96.781 101.432 109.306 103.524
Lợn nái 20.614 21.300 22.954 20.047 Gia cầm Tổng số 793.159 830.000 874.000 973.000 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Huyện Phổ Yên năm 2012)[27]
3.1.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Trong những năm qua do chính sách mở cửa địa phương, nhất là môi trường đầu tư được cải thiện nên ngành công nghiệp đã có bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp tăng bình quân 43,4%
Bảng 3.5: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số 723.812 1.856.028 2.896.352 3.768.565 4.439.221 CN QD 482.980 946.178 1.100.519 1.478.846 1.187.155 CNNQD 200.618 839.120 1.643.513 1.999.766 2.341.897 Liên Doanh 40.214 70.730 152.321 289.953 312.169 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Huyện Phổ Yên năm 2012)[27]
Như vậy, ngành công nghiệp huyện Phổ Yên thời gian qua đã có những bước đột phá thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn để phát triển công nghiệp, số hộ sản xuất TTCN tăng khá nhanh qua các năm; đặc biệt từ năm 2009 đã xuất hiện nhân tố mới là đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào sản xuất công nghiệp ước tính (đạt giá trị sản xuất tính theo giá cố định là 997 triệu đồng năm 2006 và tăng lên đạt 36.866, tăng bình quân 146,59%/năm trong 4 năm 2006 - 2009).
3.1.3.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Ngành dịch vụ của Huyện tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm qua. Tính trên toàn địa giá trị ngành dịch vụ đạt 296,400 tỷ (năm 2008), tốc độ tăng bình quân 20,44%/năm. Nếu tính riêng phần do Huyện quản lý thì giá trị ngành dịch vụ đạt 37,477 tỷ (năm 2008) năm 2011 tăng lên đạt 54,399 tỷ tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều và đạt bình quân 40,97% /năm trong giai đoạn 4 năm .
Trong ngành dịch vụ thì dịch vụ thương mại có tốc độ tăng trưởng bình quân 40,51%/năm. Kế tiếp đến là dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 23,62%/năm dịch vụ vận tải tăng 16,35%/năm. Tất cả các dịch vụ như bưu chính viễn thông và dịch vụ khác đều tăng trưởng khá, tuy mức độ tăng có thấp hơn.
3.1.3.4 Về xã hội
* Dân số: Năm 2011, dân số trung bình toàn Huyện là 139.410 người với 37279 hộ, trong đó: Nam là 68.938 người chiếm 49.45%, nữ là 70.472 người chiếm 50.55%. Mật độ dân số toàn huyện là 539 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều trên địa bàn huyện.
* Lao động và việc làm
Bảng 3.6: Thực trạng dân số - lao động - cơ cấu lao động Huyện Phổ Yên
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Dân số trung bình* 136746 138092 138817 139410
A - Nguồn lao động 90070 90322 90578 90871
Tỷ lệ % trong tổng nhân khẩu 66,0 66,1 66 66,3
- Số người trong độ tuổi lao động 81472 81832 82009 82345 B - Phân bố nguồn lao động 90070 90322 90578 90871 LĐ trong các ngành kinh tế 84873 84921 84988 85021 Tỷ tệ % trong tổng nguồn LĐ (%) 94,23 94,23 94,24 94,22 - % lao động NLN, thuỷ sản 78,81 78,53 77,25 77,33 - % lao động Công nghiệp xây dựng 8,22 8,34 8,40 8,28 - % lao động Dịch vụ 12,97 13,13 14,35 14,39 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Huyện Phổ Yên năm 2012)[27]
* Thu nhập và mức sống
Mức lương thực bình quân đầu người năm 2011 của Phổ Yên đạt 444 kg/
người. Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2011 đạt 25,7 triệu đồng.
Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo của Huyện theo chuẩn nghèo mới còn 12,64% với 4572 hộ (giảm 4,36%).