1.3. Tổng quan về công nghệ vi sinh vật hữu hiệu EM
1.3.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.4.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM trên thế giới Theo thông báo của tổ chức APNAN, số liệu về lượng chế phẩm gốc được sản xuất ở các nước năm 2001 như sau:
- Trung Quốc - Indonesia - Myanma - Thái Lan - Srilanca - Nepal - Việt Nam
- Hơn 1000 tấn/năm - Khoảng 60 tấn/ năm - Khoảng 1200 tấn/ năm - Khoảng 700 tấn/ năm - Khoảng 120 tấn/ năm - Khoảng 50 tấn/ năm - Khoảng 50 tấn/ năm
Các kết quả trong việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ EM ở hầu hết các nước trên thế giới đều đã thành công trong các lĩnh vực như: nông nghiệp (với cây trồng như: lúa, ngô, khoai tây, cà chua, rau...), chăn nuôi như: trâu, bò, lợn, gà… bảo vệ thực vật và xử lý môi trường. Qua các kết quả nghiên cứu và thực tế ứng dụng cho thấy công nghệ EM có thể gia tăng cân bằng sinh quyển, tính đa dạng của đất nông nghiệp, tăng chất lượng
đất, khả năng sinh trưởng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Vì thế các nước trên thế giới đón nhận EM là một giải pháp để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững [22].
Ở cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên năm 1999, công nghệ EM đã được áp dụng cho khoảng 1 triệu ha đất trồng trọt chủ yếu là rau, lúa, ngô.
Trong lĩnh vực môi trường, một nhà máy làm sạch nước thải thành phố với công suất 50.000m3/ngày đã sử dụng EM. Ngoài việc khử mùi hôi và chống ô nhiễm môi trường, nhà máy này còn sản xuất ra một lượng phân bón chất lượng cao với 2.000 tấn/ năm [26].
Ở Hà Lan, Bộ nông nghiệp quản lý thiên nhiên và nghề cá - vụ dịch vụ nghiên cứu nông nghiệp, khoa sinh vật, khoa dinh dưỡng cây trồng, và khoa học đất của trường Đại học Wageningen đã phối hợp nghiên cứu rất có hiệu quả về tác động của EM đối với việc tăng cường chất lượng đất và sự phát triển của cây trồng và không thấy có tác động sấu nào [22].
Cũng theo tác giả Nguyễn Quang Thạch (2001) ở Nhật Bản và Thái Lan… đã sử dụng EM để chế biến thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm cho kết quả lớn nhanh, tỷ lệ đẻ cao hơn và một số bệnh như bệnh đường tiêu hóa giảm đáng kể. Phun dung dịch EM vào chuồng nuôi, các khí độc hại giảm hàng chục thậm chí hàng trăm lần [22].
1.3.4.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM tại Việt Nam Sau 3 năm nghiên cứu (1998 - 2000) đề tài cấp nhà nước do PGS.TS Nguyễn Quang Thạch làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đánh giá cao. Đề tài đã chứng minh được rằng trong chế phẩm EM không có vi sinh vật gây hại, dễ áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Tại các tỉnh phía Nam công nghệ EM đã được ứng dụng rộng rãi trong xử lý các bãi rác thải tập trung, trong trồng trọt nhất là ứng dụng EM trong nuôi trồng thủy sản. Các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Thanh Hóa, Thái
Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn… chế phẩm EM cũng đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật và vệ sinh môi trường. Tại các bãi rác lớn như ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn… đã ứng dụng công nghệ E.M vào xử lý rác thải cho kết quả rất tốt (khử hầu hết mùi hôi thối, giảm thời gian phân hủy, giảm ruồi nhặng, côn trùng, chi phí chế phẩm EM để xử lý 1m3 rác chỉ hết 3000 đồng) [22].
* Một số công trình nghiên cứu về hiệu quả của chế phẩm EM
1. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm EM (Effective microorganism) chăn nuôi lợn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường của tác giả Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Mạnh Cường - Vện khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên. Kết quả cho thấy:
- Sử dụng chế phẩm EM bổ sung vào thức ăn đã có tác dụng hiệu quả chăn nuôi lợn, giảm nồng độ khí thải độc hại ở chuồng nuôi và hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Tăng hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của lợn, khối lượng lợn con ở 50 ngày tuổi tăng 24,12% và lợn thịt 90 ngày tăng 10,4%.
- Không gây độc hại đến vật nuôi, lợn khoẻ mạnh bình thường, không có sự thay đổi về số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố.
- Giảm số lượng vi khuẩn Salmonella và E.coli, tương ứng là 20,11 và 28,88 triệu/g phân; làm tăng súc đề kháng, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy 44,0% và nâng tỷ lệ nuôi sống lợn con 12,0% so với đối chứng.
- Giảm hàm lượng khí thải NH3 và H2S trong chuồng nuôi thấp hơn từ 2,41 đến 2,45 lần tương ứng so với đố chứng [25].
2. Tóm tắt kết quả phân tích chế phẩm EM (Effective microorganism) của tác giả Phạm Văn Tỵ (1997) qua kiểm tra chế phẩm EM cho thấy trong chế phẩm không có vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella, Shigella, Pseudomonas
aerugimosa, Staphylococcus aureus, chế phẩm không độc với chuột khi cho chuột uống thay nước nồng độ từ 5 - 10%. Ngoài ra, dùng EM nồng độ 0,2% bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt có tác dụng tăng cường thu nhận thức ăn, kích thích sinh trưởng, giảm mức độ nhiễm bệnh ở lợn thí nghiệm, giảm mùi hôi của chuồng nuôi. Lô thí nghiệm có tốc độ sinh trưởng tích luỹ cao hơn (11,26%) so với lô đối chứng [26].
3. Đề tài của TS. Nguyễn Thị Liên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên “Kết quả ứng dụng chế phẩm EM (Effective Microorganism) trong chăn nuôi gà tại tỉnh Thái Nguyên”. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng chế phẩm EM bổ sung vào nước uống cho gà theo tỷ lệ lần lượt là 30/00; 50/00. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 1.11.
Bảng 1.11: Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến nồng độ một số loại khí thải tại chuồng nuôi gà
Lô đối chứng (không bổ sung
EM)
So với tiêu chuẩn (±)
+ 0,084 (tăng 11,5 lần)
+1,616 (tăng 11,5 lần)
Lô công thức 1 (bổ sung EM
30/00)
Đo thực tế 0,092 1,816
So với đối chứng (±)
- 0,058 (giảm 2,71 lần
- 1,404 (giảm 4,41 lần) So với tiêu chuẩn
(±)
+ 0,026 (tăng 4,25 lần
+ 0,212 (tăng 11,5 lần)
Đo thực tế 0,034 0,412
Lô công thức 2 (bổ sung EM
50/00)
So với đối chứng (±)
- 0,050 (giảm 2,19 lần
-0,606 (giảm 3,13 lần) So với tiêu chuẩn
(±)
+ 0,034 (tăng 5,25 lần
+ 0,380 (tăng 2,54 lần)
Đo thực tế 0,042 0,580
Tiêu chuẩn (mg/m3) 0,08 0,20
Khí thải (mg/m3) H2S NH3
(Nguồn: Nguyễn Thị Liên và cs, 2010) [13]
Kết quả cho thấy bổ sung EM vào nước uống cho gà đã làm giảm được lượng khí thải H2S so với đối chứng 2,19 - 2,71 lần, lượng khí thải NH3 giảm từ 3,13 - 4,41 lần, như vậy chế phẩm EM đã có tác dụng cải thiện tốt môi trường chuồng nuôi. Nếu nghiên cứu sử dụng chế phẩm EM rắc và phun trực tếp lên phân chuồng và đệm lót kết hợp với bổ sung bằng con đường cho uống hoặc trộn vào thức ăn chắc chăn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tiểu khí hậu chuồng nuôi, bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi và cho vật nuôi [13].
Chương 2