Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình chăn nuôi lợn, mục đích sử dụng và xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại các nông hộ trong huyện Phổ Yên
3.2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường sống
Bảng 3.9: Đánh giá chung của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn đến môi trường sống xung quanh
Chỉ tiêu đánh giá của người
dân
Rất ảnh
hưởng Ảnh hưởng Bình thường Không ảnh hưởng Số hộ (%) Số hộ (%) Số hộ (%) Số hộ (%) Môi trưởng
đất 82 68,3 27 22,5 11 9,2 0 0
Môi trường
nước 82 68,3 27 22,5 11 9,2 0 0
Môi trường
không khí 87 72,5 25 20,8 8 6,7 0 0
Sức khoẻ
con người 79 65,8 32 26,7 9 7,5 0 0
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 120 hộ dân trong huyện – 2013) Bảng 3.9. Kết quả phát phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi tại 4 xã trong huyện.
Đối với môi trường đất có tới (68,3%) người dân được hỏi khẳng định rằng, chất thải chăn nuôi rất ảnh hưởng đến môi trường đất, ở mức độ ảnh hưởng là (22,5%) và cảm thấy ảnh hưởng bình thường là (9,2%), không ảnh hưởng là không có.
Đối với môi trường nước kết quả điều tra cho thấy khá đồng nhất so với môi trường đất, cụ thể là ở mức độ rất ảnh hưởng có (68,3%), mức ảnh hưởng là (22,5%), mức bình thường là (9,2%) và không ảnh hưởng là không có nhận định nào.
Đối với môi trường không khí thì có tới (72,5%) số người được hỏi đồng thuận cho rằng chất thải chăn nuôi rất ảnh hưởng đến môi trường
không khí xung quanh, mức độ còn cao hơn nhiều khi ở gần các trang trại chăn nuôi tập chung quy mô lớn >2000 con. Đối với các mức độ ảnh hưởng và bình thường thì có kết quả lần lượt là: (20,8%) và (6,7%).
Chất thải chăn nuôi ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, có (65,8%) cho rằng chất thải trong chăn nuôi rất ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, là trung gian lưu trữ và truyền bệnh cho con người, mức độ ảnh hưởng là (26,7%) và bình thường là (7,5%).
68.3
22.5
9.2 0
68.3
22.5
9.2 0
72.5
20.8
6.7 0
65.8
26.7
7.5
0 0
10 20 30 40 50 60 70 80
Môi trường đất
Môi trường nước
Môi trường không khí
Con người Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Bình thường không ảnh hưởng
(Nguồn: Kết quảđiều tra thực tế 120 hộ dân trong huyện – 2013) Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi
lợn đến môi trường sống xung quanh
%
Biểu đồ đã thể hiện rõ mức độ ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường xung quanh và đặc biệt là con người. Không có hộ nào cho rằng chất thải chăn nuôi không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và con người.
Qua đây có thể thấy mức độ quan tâm của mọi người tới chất thải chăn nuôi có ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khoẻ của bản thân trong quá trình chăn nuôi.
Bảng 3.10: Đánh giá cảm quan của người dân về ảnh hưởng của chăn nuôi gia súc tới một số bệnh thường gặp trong gia đình
Các bệnh thường gặp Số ý kiến
đồng thuận Tỷ lệ (%)
Bệnh đường hô hấp 90 44,1
Bệnh ngoài da 51 25,0
Bệnh đường tiêu hoá 59 28,9
Các bệnh khác 4* 2,0
Tổng 204 100%
(Nguồn: kết quảđiều tra thực tế 120 hộ dân trong huyện – 2013)
* Các bệnh cúm lợn có thể lây sang người,…
Thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi và những đánh gía khách quan của người dân cho rằng trong quá trình chăn nuôi việc xây dựng chuồng trại liền kề nhà ở, không xử lý chất thải hoặc xử lý không đúng cách. Thường xuyên phải lao động và làm việc trong môi trường hôi thối, nhiều chất độc hại, nhiều loại vi rút, vi trùng gây bệnh trong phân gia súc, gia cầm có ảnh hưởng lớn tới súc khoẻ và nguy cơ bị lây lan các bệnh
là rất cao. Cụ thể là:
Có tới 44,1% số hộ dân được phỏng vấn cho rằng chất thải từ hoạt động chăn nuôi lợn ảnh hưởng đến hệ hô hấp và các bệnh đường hô hấp trong gia đình (ho khạc, khó thở, viên mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phổi…); còn lại số hộ dân đánh giá ảnh hưởng đến các bệnh ngoài da (gây ngứa trên da do tiếp xúc với chất thải, bị côn trùng đốt do xây dựng chuồng nuôi quá gần nhà…), bệnh đường tiêu hoá (các bệnh đường tiêu hoá có thể do ruồi, muỗi, nhặng… làm lây lan các vi sinh vật như E.coli, salmonella từ phân gia súc gia cần vào chuỗi thức ăn của con người) và các bênh khác lần lượt là 25,0%, 28,9%, 2,0%.
Nguyên nhân chính là do phần lớn các hộ được phỏng vấn đều có chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ từ 5 – 30 con, xây dựng chuồng trại liền kề với khu nhà ở, tuy nhiên lại không áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý môi trường nào trên chất thải chăn nuôi của gia đình, chất thải vẫn thường được đắp đống ủ đơn giản hoặc cho chất thải chẩy tự do ra ngoài môi trường.
Nghiêm trọng hơn một số hộ còn thải nước chuồng trại xuống ao, hồ cho cá ăn và thải vào sông, suối của trên địa bàn. Phân gia súc được thu gom nhưng không xử lý được dùng trực tiếp cho cây. Với những hình thúc giải quyết đơn giản như vậy là nguyên nhân làm cho mức độ ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến sức khoẻ cũng như bệnh tật trong gia đình tăng cao.
41.1
25.0
28.9
2.0 0
5 10 15 20 25 30 35 40 45
Bệnh đường hô hấp
Bệnh ngoài da
Bệnh đường
tiêu hoá
Bệnh khác Đơn vị %
(Nguồn: kết quả điều tra thực tế 120 hộ dân trong huyện – 2013) Hình 3.5: Mức độ ảnh hưởng của chăn nuôi gia súc kém vệ sinh tới
một số bệnh thông thường trong gia đình
3.2.3. Tình hình sử dụng phân lợn tại các nông hộ trong huyện Phổ Yên
Bảng 3.11: Tình hình xử lý phân lợn tại một số nông hộ trong huyện Phổ Yên
Mục đích sử dụng Số hộ Tỉ lệ (%)
Ủ làn phân bón 70 33,02
Đóng bao đem bán 3 1,42
Bón trực tiếp cho cây 59 27,83
Thải vào bãi đất trống 21 9,91
Thải vào cống thải, sông suối 5 2,36
Đổ vào bể biogas 54 25,47
Tổng 212 100%
(Nguồn: Theo kết quả điều tra thực tế 120 hộ dân trong huyện – 2013) (Thực tế mỗi hộ gia đình thường xử lý phân với nhiều hình thức khác nhau)
70, 33.02%
3, 1.42%
59, 27.83%
21, 9.91%
5, 2.36%
54, 25.47%
Ủ làn phân bón
Đóng bao đem bán
Bón trực tiếp cho cây
Thải vào bãi đất trống
Thải vào cống thải, sông suối
Đổ vào bể biogas
(Nguồn: Theo kết quả điều tra thực tế 120 hộ dân trong huyện – 2013) Hình 3.6: Tình hình xử lý phân lợn tại một số nông hộ trong
huyện Phổ Yên
Qua bảng 3.11 và hình 3.6. Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân lợn tại các hộ chăn nuôi trong huyện cho thấy, có tới 33,02% số hộ dùng phân lợn để ủ làm phân bón; 1,42% số hộ bán phân lợn cho các hộ trồng cây ăn quả, có 27,83% số hộ dùng phân lợn tươi bón trực tiếp cho cây, số hộ thải ra bãi đất trống và thải ra sông, suối lần lượt là 9,91% ; 2,36%. Đã có tới 25,47% số hộ được hỏi đã có và sử dụng hầm biogas như một biện pháp sử lý chất thải chăn nuôi lợn. Lượng nước thải sau khi qua bể biogas vẫn còn một hàm lượng các chất dinh dưỡng có thể cho chăn nuôi thuỷ sản hoặc tưới cho cây trồng, nếu không được sử dụng thì đây là một sự lãng phí lớn và cũng gây ô nhiễm môi trường nên cần được nghiên cứu và xử lý.