Chủ trương của Đảng bộ tỉnh

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo kinh tế từ năm 1954 đến năm 1964 (Trang 26 - 32)

Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÕA BÌNH

1.1. Những căn cứ để Đảng bộ tỉnh Hòa Bình xác định chủ trương và chủ trương của Đảng bộ tỉnh

1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh

Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9 năm 1954 đã chỉ rõ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân.

Bước vào công cuộc vừa khôi phục kinh tế vừa chuẩn bị điều kiện kiến thiết kinh tế có kế hoạch. Sau 3 năm khôi phục kinh tế, đời sống của nhân dân tỉnh Hòa Bình không ngừng đƣợc nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Nạn đói giáp hạt căn bản đƣợc giải quyết, cùng với việc thực hiện các chính sách dân chủ, phần lớn nông dân đã có ruộng đất. Phong trào TĐC phát triển rộng rãi trong nông thôn, đây là tiền đề căn bản để đưa nông thôn Hòa Bình bước vào công cuộc vận động hợp tác hóa. Cán bộ và nhân dân được tăng cường và giáo dục, huấn luyện chính trị, tư tưởng, lập trường nên tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết dân tộc, đoàn kết nông thôn đƣợc củng cố và nâng cao.

Trung tuần tháng 11 năm 1954, Tỉnh ủy Hòa Bình họp hội nghị đề ra phương hướng và nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn khôi phục kinh tế ở địa phương, trọng tâm là:

Đẩy mạnh công tác kinh tế tài chính, văn hóa xã hội; đào tạo, rèn luyện cán bộ, sắp xếp bộ máy chính quyền và các đoàn thể quần chúng; tiếp tục nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khuyến khích phục hồi các diện tích hoang hóa, chống thiên tai địch họa, phát triển thủy lợi nhỏ, vận động cải tiến kỹ thuật canh tác, cải tiến công cụ; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc; phổ biến sâu rộng 10 chính sách khuyến khích sản xuất; đẩy mạnh khai thác lâm thổ sản, mở luồng hàng tiêu thụ ở thị xã, ven sông Đà, Chợ Bờ, Chợ Bến [149;185].

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc sau 3 năm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tình hình chung của toàn tỉnh Hòa Bình vẫn còn nhiều khó khăn, điều đó thể hiện trên một số đặc điểm cơ bản: tình hình xã hội của các dân tộc phát triển không đều, đời sống chênh lệch, tập quán sản xuất còn quá lạc hậu, lệ thuộc vào thiên nhiên, tình trạng đồng bào vùng cao còn du canh du cƣ chƣa đƣợc giải quyết; phong trào TĐC tuy rộng nhƣng chất lƣợng còn kém, đa số quy mô các tổ còn nhỏ chỉ gồm từ 3-5 gia đình, đến cuối năm 1958 mới bắt đầu sáp nhập các tổ nhỏ thành những tổ có quy mô lớn hơn và mới đƣa lên bình công chấm điểm; thiên tai thường xuyên xảy ra; trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, văn hóa của cán bộ còn kém, tư tưởng của cán bộ và nhân dân tuy có chuyển biến nhưng chưa kịp đà phát triển của nhiệm vụ cách mạng ngày càng to lớn và nặng nề; cơ sở Đảng ở nông thôn chƣa đƣợc phát triển rộng, nhiều xã chƣa có chi bộ, nhất là ở các xã vùng xung yếu, vùng cao. Những thuận lợi và khó khăn nêu trên đều có tác động không nhỏ tới quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương và cũng là cơ sở thực tiễn để Đảng bộ tỉnh Hòa Bình hoạch định chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, văn hóa 3 năm 1958 - 1960.

Căn cứ vào thực trạng đó, Tỉnh ủy Hòa Bình đã đề ra nhiệm vụ cụ thể trong năm 1958 là:

Củng cố và phát huy kết quả đã đạt đƣợc trong việc khôi phục kinh tế trên cơ sở hiện có; ra sức đẩy mạnh sản xuất, trước hết chú trọng sản xuất lương thực và hàng tiêu dùng; tiếp tục đấu tranh ổn định tình hình kinh tế tài chính… Bước đầu cải tạo xã hội chủ nghĩa, trước hết củng cố và phát triển kinh tế quốc doanh, tổ chức rộng rãi nhân dân vào hình thức tổ đổi công để chuẩn bị cho việc phát triển sản xuất, tổ chức các hình thức hợp tác xã thủ công [38;2].

Nhằm cụ thể hóa hướng nhiệm vụ của Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 14, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tiến hành Đại hội Đại biểu lần thứ 3 (từ ngày 19 đến ngày 25 tháng 1 năm 1959). Về dự Đại hội có 116 đại biểu gồm đủ các thành phần dân tộc từ vùng cao đến vùng thấp, đại diện cho hơn 3 ngàn đảng viên trong toàn tỉnh.

Đại hội Đại biểu tỉnh Hòa Bình lần thứ III diễn ra trong 6 ngày với những nội dung chủ yếu là tổng kết công tác năm 1958 và thảo luận nhiệm vụ công tác năm 1959; thảo luận và quyết định phương hướng nhiệm vụ trong thời kỳ cải tạo XHCN ở Hòa Bình; đề ra chủ trương tiến hành hợp tác hóa kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ, bầu BCH Đảng bộ tỉnh Hòa Bình khóa III.

Đại hội thảo luận Báo cáo Chính trị do BCH Đảng bộ tỉnh Hòa Bình khóa II dự thảo. Báo cáo chính trị trình Đại hội gồm 2 văn kiện là Báo cáo tình hình và nhiệm vụ công tác năm 1958Tình hình hiện nay và nhiệm vụ công tác năm 1959.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm, tình hình chung của tỉnh Hòa Bình, Đại hội khẳng định kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1958, nghiêm khắc chỉ rõ những thiếu sót và khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo, nhất là “việc chỉ đạo còn có lúc nặng mặt này, nhẹ mặt khác, ngay trong sản xuất nông nghiệp còn coi nhẹ hoa màu, kế hoạch hướng dẫn sản xuất cho từng vùng nhất là vùng cao chưa được cụ thể, đời sống của nhân dân chuyên sống về nương có nơi còn bị đe dọa, nhất là dân tộc Mán1 còn gặp nhiều khó khăn” [38;6]. Đại hội nhấn mạnh:

Công tác lâm nghiệp trồng cây gây rừng chƣa đƣợc chú ý, việc phá nương làm rẫy còn chưa hạn chế được; về đánh giá phong trào quần chúng chƣa thật đúng do đó chƣa mạnh dạn đƣa phong trào đổi công hợp tác tiến kịp với yêu cầu nhiệm vụ mới; kế hoạch thu mua một số loại hàng chưa đảm bảo, giá cả thị trường ở những nơi hẻo lánh có lúc còn chưa bình ổn, công tác giáo dục, giúp đỡ và sử dụng tiểu thương lao động cũng như cải tạo tư thương chưa được đầy đủ [38;6].

Đại hội đã dành thời gian thảo luận Đề cương tiến hành hợp tác hóa kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ do BCH Đảng bộ tỉnh Hòa Bình xây dựng. Sau khi phân tích những chuyển biến của nông thôn miền núi Hòa Bình từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1958, Đại hội xác định nhiệm vụ:

Tiến hành nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời giải quyết nốt những tồn tại của nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,

1

nhằm đánh tan nốt thế lực chính trị và tư tưởng của địa chủ lang đạo, giải quyết vấn đề ruộng đất, trâu bò của một số địa chủ lang đạo còn giữ nhiều hơn nông dân. Ngăn chặn, trấn áp kịp thời mọi âm mưu phá hoại và sự phản ứng của địa chủ lang đạo trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội [35;2].

Trên cơ sở phân tích tình hình đặc điểm của tỉnh Hòa Bình và đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế, văn hóa -xã hội của địa phương; đồng thời, quán triệt Nghị quyết Trung ương 14 (11-1958), Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ III (từ ngày 19 đến 25 tháng 1 năm 1959) đƣa ra định hướng, nhiệm vụ về phát triển kinh tế:

1. Ra sức phát triển và cải tạo nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bắt đầu xây dựng cơ sở công nghiệp nhỏ, công nghiệp địa phương, phát triển và cải tạo tiểu thủ công phục vụ cho yêu cầu sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân lấy nhiệm vụ cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp làm trung tâm.

2. Cải tạo thành phần kinh tế cá thể của tiểu thương lao động, tư thương ở thị xã và thị trấn, đồng thời phát triển và củng cố lực lượng mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán.

3. Trên cơ sở phát triển sản xuất mà nâng cao đời sống quần chúng lên một bước.

4. Kết hợp với cải tạo nông nghiệp mà hoàn thành cải cách dân chủ…

[46;5].

Phương châm công tác mà Đại hội nhấn mạnh là phải tiến nhanh, tiến vững chắc cho theo kịp với yêu cầu cách mạng của quần chúng, chú ý đến khắp các vùng, không vội vã, không buông trôi nhƣng không kìm hãm. Đại hội đề ra những nhiệm vụ cụ thể với từng lĩnh vực.

Đối với nông nghiệp, Đại hội khẳng định: Phải ra sức phát triển và cải tạo nông nghiệp, coi phát triển và cải tạo nông nghiệp là khâu trung tâm của toàn bộ

nhiệm vụ phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa nói chung của toàn tỉnh Hòa Bình. Đại hội xác định mục tiêu cụ thể:

Năm 1959 phải đưa toàn bộ nông dân lao động vào tổ đổi công thường xuyên, trong đó có 80% hộ vào tổ bình công chấm điểm. Về hợp tác hóa, tới cuối năm 1959 toàn tỉnh Hòa Bình xây dựng thêm trên dưới 1.000 hợp tác xã gồm 70% hộ nông dân lao động vào hợp tác xã, căn bản hoàn thành hợp tác hóa ở vùng thấp, đồng thời gấp rút xây dựng hợp tác xã thí điểm ở vùng cao [151;95].

Song song với việc phát triển củng cố các TĐC, HTX mà đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Nhiệm vụ chung của toàn tỉnh Hòa Bình là đẩy mạnh sản xuất lương thực, với cây lúa là chủ yếu, đồng thời phải coi trọng việc đẩy mạnh sản xuất hoa màu, cây công nghiệp và chăn nuôi, chống chủ quan thỏa mãn coi nhẹ trồng màu và các cây khác. Thanh toán nạn đói giáp hạt, có lương thực dự trữ trong nhân dân, có dự trữ cho Nhà nước và có lương thực để chăn nuôi, tăng thêm chăn nuôi để có thịt ăn, tăng thêm các nguồn thu nhập lâm, thổ sản, nâng cao thêm một bước đời sống nhân dân.

Về lâm nghiệp và chăn nuôi, nhiệm vụ chính là:

Phải giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, hướng dẫn làm nương rẫy, hạn chế việc phá rừng. Năm 1959 phải khoanh 13.500ha rừng, trồng rải rác ở nông thôn 10.000 cây, trồng ven đường cái lớn 40.000 cây, trồng cây lấy gỗ 50.000 cây, khai thác cho kế hoạch 29.000m3 gỗ.

Chăn nuôi phải đƣợc đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu cung cấp thực phẩm cho nhân dân nông thôn, thị xã, thị trấn và bộ đội, cơ quan, chăn nuôi đại gia súc cho canh tác. Năm 1959 tổng đàn trâu phải đạt 62.350 con, bò đạt 36.712 con, lợn đạt 171.900 con [46;7].

Đối với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cải tạo tiểu thủ công, Đại hội chủ trương “phải chuẩn bị quản lý tốt các xí nghiệp của Trung ương giao cho, đồng thời bắt đầu xây dựng một số xí nghiệp nhỏ khai khoáng theo lối thủ công, riêng tiểu thủ công phát triển bằng cải tạo thành phần kinh tế cá thể” [46;7].

Đối với phát triển và củng cố mậu dịch quốc doanh và HTX mua bán, cải tạo thành phần kinh tế cá thể của tư thương và tiểu thương, Đảng bộ phấn đấu năm 1959 phải mở rộng thêm một số cửa hàng mậu dịch, tăng thêm một số cửa hàng HTX mua bán, tăng thành phần bán buôn lên chiếm 68% hàng hóa lưu thông trên thị trường, với bán lẻ tăng lên chiếm 35%, HTX mua bán chiếm 10%, tư bản Nhà nước chiếm 7,4%. Tăng cường giáo dục cán bộ, nhân viên thi đua thực hiện bảo quản hàng hóa tốt, mua bán nhanh chóng đảm bảo phẩm chất tốt, đảm bảo kế hoạch và yêu cầu của nhân dân [46;8].

Tiến hành cải tạo tư thương và tiểu thương, tích cực giáo dục đưa họ và các tổ chức làm ăn buôn bán chung, sử dụng một số người có thể sử dụng họ làm người mua bán cho mậu dịch, một số có vốn có thể tổ chức họ lại và chuyển sang sản xuất tiểu thủ công, người nào có điều kiện thì chuyển họ sang sản xuất nông nghiệp, hạn chế đi tới xóa bỏ lối buôn bán tự do, đầu cơ, tích trữ, đổi chác gian lận.

Tỉnh ủy Hòa Bình chủ trương tập trung lực lượng đẩy mạnh cuộc vận động với mục tiêu:

Trong năm 1959 phải đƣa 70% nông hộ toàn tỉnh Hòa Bình vào hợp tác xã căn bản hoàn thành hợp tác xã ở vùng thấp, tích cực làm thí điểm hợp tác xã ở vùng cao, phương châm thực hiện là: Tích cực lãnh đạo, vững bước tiến lên, quy hoạch về mọi mặt sát với từng vùng, làm vững và gọn; phương pháp tiến hành là nhẹ nhàng đơn giản nhưng chặt chẽ sâu sắc, với đường lối giai cấp là dựa hẳn vào bần, cố nông và trung nông lớp dưới, tranh thủ những người thuộc tầng lớp trên có liên hệ với quần chúng [149;201].

Cuộc vận động này được tiến hành cụ thể qua ba bước:

Bước 1: Tuyên truyền giáo dục, phát động tư tưởng quần chúng.

Bước 2: Giải quyết vấn đề ruộng đất, trâu, bò, thành phần; giải quyết cụ thể việc nhập tƣ liệu sản xuất vào HTX.

Bước 3: Xây dựng nội quy HTX, bầu ban quản trị, thành lập tổ lao động và chuyển vào sản xuất. Cuộc vận động hợp tác hóa kết hợp hoàn thành cải cách dân

chủ đƣợc tiến hành thành 5 đợt ở 192 xã toàn tỉnh Hòa Bình, trong đó có 27 xã loại I và 165 xã loại II (gồm 41.549 hộ với 236.041 nhân khẩu) [149;201].

Tiếp đó, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tiến hành Đại hội Đại biểu lần thứ IV (vòng I) từ ngày 4 đến ngày 15 tháng 6 năm 1960. Về dự Đại hội có 180 đại biểu chính thức và 13 đại biểu dự thính để tiến hành thảo luận các đề án của Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng và đề ra một số nhiệm vụ trước mắt của Đảng bộ. Đại hội bầu đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng vào tháng 9 năm 1960 gồm 5 người do ông Lê Đạm, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình làm trưởng đoàn.

Về nhiệm vụ phát triển kinh tế, Nghị quyết Đại hội chỉ rõ: Cần tăng cường đoàn kết cán bộ trong và ngoài Đảng, đoàn kết nhân dân các dân tộc. Quyết tâm thực hiện vụ mùa kết nghĩa Hòa Bình - Gia Định thắng lợi toàn diện, vƣợt bậc, vững chắc. Trước mắt, cần ra sức chống hạn, gieo mạ đủ cấy, làm phân bón đảm bảo thời vụ, đồng thời trông nhiều rau, hoa màu ngắn ngày, đề phòng nạn đói giáp hạt và phát triển chăn nuôi [56;2]. Đi đôi với sản xuất phải thực hành tiết kiệm và chú trọng đề phòng bão, lũ. Tích cực củng cố tốt HTX nông - lâm nghiệp, HTX mua bán, HTX tín dụng trong mùa hè và chuẩn bị tốt đợt phát triển mùa thu để căn bản hoàn thành nhiệm vụ hợp tác hóa nông nghiệp, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ trong năm 1960. Thực hiện tốt công tác thu thuế nông nghiệp, mua thóc dƣ thừa và thu hồi nợ [56;2].

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo kinh tế từ năm 1954 đến năm 1964 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)