Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo kinh tế từ năm 1954 đến năm 1964 (Trang 80 - 84)

Chương 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÕA BÌNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1965

2.2. Chỉ đạo thực hiện

2.2.2. Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp

Nhận thức rõ vai trò của công nghiệp trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình “hết sức coi trọng phát triển công nghiệp địa phương kể cả thủ công nghiệp một cách có kế hoạch” [151;121]. Đảng bộ chỉ đạo phát triển “công nghiệp và thủ công nghiệp chế biến nông lâm thổ sản và sản xuất một phần thực phẩm tiêu dùng, vật liệu xây dựng thường dùng, khai thác mỏ để phục vụ công nghiệp địa phương và bổ sung cho công nghiệp của Trung ương” [151;121]. Tỉnh ủy Hòa Bình cũng xác định rõ phương hướng sản xuất và phát triển là phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp, xây dựng cơ bản và phục vụ đời sống của nhân dân.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp có những tiến bộ đáng kể. Các xí nghiệp đƣợc mở rộng về quy mô, tăng mạnh cả về số lƣợng công nhân và cơ sở vật chất. Đƣợc Trung ƣơng đầu tƣ và có sự giúp đỡ của tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) về thiết bị máy móc, một số xí nghiệp10 bước đầu đã ổn định về phương hướng sản xuất và mặt hàng. Hai xí nghiệp lớn là

9 Ngày 17-8-1964, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định số 126-QĐ/TP chia huyện Lạc Thủy thành 2 huyện mới là Lạc Thủy và Yên Thủy.

10

Cơ Khí 3-2 và Hóc Môn từ chỗ làm ăn thua lỗ, đến những năm 1964 - 1965 đã bắt đầu có tích lũy.

Nếu năm 1959, toàn tỉnh Hòa Bình mới có một cơ sở công nghiệp, đến năm 1962 đã xây dựng đƣợc 7 cơ sở chế biến bột sắn, dong riềng với công suất hàng năm trên 1.000 tấn tinh bột các loại; 27 HTX thủ công, sản xuất đƣợc trên 60 mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Mạng lưới điện gồm thủy điện và nhiệt điện được xây dựng, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Riêng thủy điện đã đạt 256kWh11. Tỉnh Hòa Bình đã đạt giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp và thủ công nghiệp là 100,97% kế hoạch, tăng 26,34% so với năm 1960 và chiếm tỉ trọng 13,2% trong tổng giá trị sản lƣợng công nông nghiệp [86;9].

Việc quản lý sản xuất và lao động có tiến bộ, tỷ lệ ngừng làm việc giảm 3%

so với các năm 1960-1961, tiêu hao nguyên vật liệu giảm từ 2,6% (1963) xuống 2,2% (1964 - 1965) [58;1]. Các HTX thủ công nghiệp và các ngành nghề thủ công đƣợc củng cố, xây dựng và phát triển mạnh ở các huyện. Nhờ công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, một số công cụ cải tiến, công cụ chế biến, vật liệu xây dựng và tƣ liệu tiêu dùng đƣợc sản xuất tại chỗ, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Tuy vậy, giá thành sản phẩm còn cao, một số xí nghiệp năng suất lao động còn thấp. Nhằm củng cố và tăng cường quản lý, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình tiến hành thí điểm cuộc vận động “3 xây, 3 chống” ở 2 đơn vị, sau đó triển khai trên diện rộng. Qua cuộc vận động, cán bộ, công nhân ở các xí nghiệp đã có chuyển biến tốt về tư tưởng và nhận thức. Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật được khơi dậy ở tất cả các xí nghiệp, góp phần quan trọng vào việc sản xuất nông cụ và công cụ lao động cầm tay trong sản xuất nông nghiệp mà trước đây phải nhập từ miền xuôi lên. Tỷ trọng giá trị sản lƣợng công nghiệp tăng từ 11% (1960) lên 17%

(1964); sản xuất tăng 49,4% so với năm 1964 và vƣợt 1,5% so với kế hoạch [58;4].

Công nghiệp tích cực phục vụ cho nông nghiệp, góp phần thúc đẩy mở mang xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

11 Huyện Kim Bôi đã hoàn thành Nhà máy thủy điện Kim Tiến, công suất 160kwh, 2 tổ máy nhiệt điện

2.2.2.2. Đối với thương nghiệp

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo “mở rộng mạng lưới thương nghiệp XHCN đi sâu vào nông thôn, rẻo cao nhằm một mặt cung cấp những hàng hóa cần thiết cho nhân dân các dân tộc, mặt khác đảm bảo tiêu thụ các loại nông lâm thổ sản, làm cho sinh hoạt kinh tế của các vùng trong tỉnh Hòa Bình dần dần trở nên phồn vinh”

[79;5]. Theo đó, hệ thống thương nghiệp XHCN được củng cố và phát triển, phát huy được vai trò lãnh đạo toàn bộ nền thương nghiệp địa phương. Hai năm 1961 - 1962, đã mở rộng mạng lưới cửa hàng đến các vùng xa xôi hẻo lánh. Năm 1960 toàn tỉnh Hòa Bình mới có 86 cửa hàng thương nghiệp, đến năm 1962 tăng lên 104 cửa hàng. Đối với hệ thống HTX mua bán, tỉnh Hòa Bình chủ trương giao cho các xã quản lý. Do mạng lưới thương nghiệp quốc doanh và tập thể phát triển, phát huy tốt tính ưu việt của thương nghiệp XHCN, phục vụ tốt các nhu cầu sinh hoạt tại chỗ của nhân dân, hàng năm dôi ra một số lớn ngày công lao động phục vụ sản xuất thiết thực cho sản xuất. Song song với củng cố, phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh, thị trường XHCN được mở rộng làm cho giá cả ít biến động, mặc dù giữa cung và cầu có lúc vẫn còn mất cân đối.

Thực hiện chủ trương “tăng cường các cửa hàng nhỏ đi sâu và những vùng sâu vùng xa để tiện việc mua bán cho nhân dân” [79;5], đến đầu năm 1965 đã thành lập đƣợc 135 HTX mua bán và trên một nửa số xã có HTX tín dụng. Tỉnh Hòa Bình đã mạnh dạn giao cho HTX mua bán nông thôn thu mua một số nông sản, thực phẩm bằng ký kết hợp đồng tay ba nên đã tiết kiệm đƣợc 30 vạn ngành công để nhân dân lao động sản xuất. Giá cả một số mặt hàng liên quan đến đời sống nông dân được ổn định. Công tác cải tạo tiểu thương có tiến bộ, do tuyên truyền giáo dục vận động tốt, 100 tiểu thương đã chuyển sang sản xuất nông nghiệp.

Tiểu kết chương 2

Bằng sự quyết tâm và tập trung cao độ, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã lãnh đạo cán bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Kết quả của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã làm thay đổi bộ mặt xã hội tỉnh Hòa Bình. Tiềm lực mọi mặt của kinh tế xã hội được tăng cường, sự ủng hộ của nhân dân là nguồn cổ vũ, là động lực lớn nhất giúp phát huy sức mạnh tổng hợp của tỉnh Hòa Bình. Đây chính là nhân tố quan trọng giúp cho tỉnh Hòa Bình có đủ sức mạnh để cùng với các địa phương khác làm tròn vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), Đảng bộ tỉnh Hòa Bình có tư tưởng giáo điều, chủ quan, nóng vội:

Đã chỉ đạo đầu tƣ quá nhiều vốn, nhân công vào việc xây dựng công nghiệp trong khi chƣa có đủ điều kiện, những sai lầm này tiếp tục đƣợc duy trì trong những năm tiếp theo nên đã gây ra không ít khó khăn cho nền kinh tế tỉnh Hòa Bình.

Mặc dù còn có những sai lầm và tồn tại, nhƣng nhìn chung giai đoạn 1961 - 1965 thành tựu mà tỉnh Hòa Bình đạt đƣợc vẫn là chủ yếu. Những thành tựu đó đã giúp tỉnh Hòa Bình dần xóa được nạn đói kinh niên trong những năm trước đó vốn là khó khăn lớn nhất của tỉnh Hòa Bình. Cùng với việc đẩy lùi nạn đói kinh niên là sự phát triển của nông nghiệp bằng việc tăng năng suất, sản lƣợng và đa dạng hóa chính nền nông nghiệp của mình. Bên cạnh đó còn giúp tỉnh Hòa Bình khôi phục dần các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp của địa phương. Kế hoạch nhà nước 5 năm (1961 - 1965) đang thực hiện thì Mỹ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân với mức độ ngày càng ác liệt. Hòa Bình cũng không ngoại lệ, ch cùng với các địa phương khác của miền Bắc, tỉnh Hòa Bình phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế phù hợp với hoàn cảnh có chiến tranh.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo kinh tế từ năm 1954 đến năm 1964 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)