Chương 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÕA BÌNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1965
2.2. Chỉ đạo thực hiện
2.2.1. Đối với nông nghiệp
Thực hiện chủ trương “ra sức phát triển nông nghiệp” và “hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp” [149;214], Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo “hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, đƣa toàn bộ hợp tác xã lên bậc cao” [151;119]. Đảng bộ nêu rõ: “Việc chuyển từ hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao trong điều kiện của một tỉnh miền núi, với trình độ cán bộ và xã viên còn thấp là một cuộc chuyển biến cách mạng sâu sắc, toàn diện” [66;7]. Nhằm làm tốt nhiệm vụ chuyển HTX bậc thấp lên bậc cao, căn cứ vào tình hình đặc điểm của tỉnh Hòa Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ đạo ngành Nông nghiệp tiến hành cuộc vận động sâu rộng trong toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, với yêu cầu
Thông qua đợt vận động giáo dục kết hợp với việc phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong cải cách dân chủ để có kế hoạch giải quyết, kiểm tra nắm sâu hơn tình hình phong trào hợp tác hóa để từ đó có kế hoạch củng cố và đẩy mạnh sản xuất, đồng thời biểu dương khen thưởng kịp thời đảng viên, cán bộ có nhiều thành tích [68;1].
Thực hiện chủ trương đó, đầu năm 1961 đợt tuyên truyền giáo dục mùa Xuân cho toàn Đảng bộ về tư tưởng làm chủ, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản trị, kế toán và ban kiểm soát HTX đƣợc triển khai, đồng thời mở hội nghị tập huấn cán bộ và công tác quản lý HTX nông nghiệp về lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Tiếp đó, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình nêu giải pháp: “Hoàn thành về cơ bản việc thống nhất các hợp tác xã bậc cao ở quy mô nhỏ thành những hợp tác xã lớn, lấy xã làm đơn vị;
thí điểm ở mỗi huyện một hợp tác xã lớn trong phạm vi liên xã [151;120]. Theo đó, Tỉnh ủy Hòa Bình chọn xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) làm thí điểm về giáo dục tăng cường đoàn kết nông thôn, củng cố phát triển hợp tác hóa, đẩy mạnh phát triển sản xuất.
Từ tháng 10 năm 1961, mô hình xã Dân Hạ đƣợc Tỉnh ủy Hòa Bình nhân ra diện rộng ở tất cả các HTX đã hợp nhất và HTX ở vùng cao, tích cực tạo điều kiện để tiến hành hợp nhất các HTX nhỏ thành HTX quy mô trên dưới 70 hộ, đưa các HTX đã công hữu ruộng đất, trâu, bò lên bậc cao theo tiêu chuẩn của Trung ƣơng quy định; thanh toán tình trạng bình công chấm điểm để đƣa 95% HTX lên 3 khoán, trên cơ sở đó tiếp tục đƣa những hộ nông dân còn làm ăn riêng lẻ vào HTX, đẩy mạnh phong trào thi đua với Đại Phong để làm giàu cho HTX [79;4]. Nhờ những nỗ lực đó, phong trào hợp tác hóa tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển. Cuối năm 1960,
“toàn tỉnh Hòa Bình có 1.078 hợp tác xã với 31.737 hộ chiếm 86,37% tổng số hộ, trong đó bậc cao tăng lên 62%” [66;7].
Nhằm tăng năng suất nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo “phát triển nông nghiệp về mọi mặt trồng trọt, chăn nuôi, thả cá, lâm nghiệp và nghề phụ” [151;120]. Thực hiện sự chỉ đạo, các HTX chú trọng phát triển thêm nhiều ngành nghề. Kết quả là năm 1962 “có 270 hợp tác xã tổ chức khai thác lâm sản, 29 hợp tác xã tổ chức chăn nuôi trâu, bò đàn; 9 hợp tác xã nuôi lợn tập
thể, 22 hợp tác xã thả cá. Trình độ quản lý kinh tế và năng lực tổ chức điều hành sản xuất được nâng lên một bước (176 hợp tác xã lập được kế hoạch sản xuất cả năm;
459 hợp tác xã lập đƣợc kế hoạch một vụ)” [149;215]. Việc sắp xếp và sử dụng lao động đƣợc hợp lý hơn. Mặc dù có những mặt còn non kém về quản lý, cơ sở vật chất - kĩ thuật và vốn, nhƣng HTX đã trở thành nhân tố và lực lƣợng chủ yếu mang tính quyết định trong phong trào phát triển sản xuất nông nghiệp nhƣ thâm canh tăng vụ, làm giao thông thủy lợi.
Bên cạnh đó, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với phong trào hợp tác hóa, đƣa HTX bậc thấp lên bậc cao cũng bộc lộ những hạn chế. Trong 2 năm 1961 – 1962, do nôn nóng chạy theo số lượng, Đảng bộ chưa nắm vững phương châm của Trung ương là tích cực lãnh đạo, vững bước tiến lên, quy hoạch sát với từng vùng. Đảng bộ chƣa thấy hết đƣợc tỉnh Hòa Bình là một tỉnh miền núi, trình độ kinh tế, chính trị, văn hóa vùng cao và vùng thấp cách biệt nhau nhiều nên đã thí điểm quá nhiều (10 HTX toàn xã ở 6 huyện và 68 HTX liên thôn, liên xóm) [83;4].
Ngoài ra, quy mô HTX không lớn, thường là trên cơ sở xóm, hoặc liên thôn, liên xóm. Đáng lưu ý là hàng loạt HTX ở vùng đồng bào Dao, Mông tuy hình thức là HTX nhƣng nội dung hoạt động lại là TĐC (tỉ trọng kinh tế tập thể rất nhỏ, vùng đồng bào Mông năm 1962 kinh tế tập thể chỉ chiếm 6%). Đƣa 65% số HTX lên bậc cao, công hữu hóa trâu, bò, Đảng bộ chƣa dựa vào 3 điều kiện của Trung ƣơng quy định, chƣa chú ý nâng cao trình độ giác ngộ của cán bộ, năng lực điều hành và quản lý của cán bộ. Do đó, sự điều hành và quản lý của cán bộ còn non kém dẫn đến mâu thuẫn giữa quy mô và khả năng quản lý [83;4]. Đối với HTX hợp nhất, đã nảy sinh mâu thuẫn giữa tính chất tập thể rộng rãi và tinh thần làm chủ còn thấp, khiến nảy sinh những vấn đề về tư tưởng của nhân dân trong việc giải quyết hợp nhất tài sản, phân chia hoa lợi và điều hòa lương thực, song Đảng bộ đã không kịp thời đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề. Qua thực tiễn lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện, Tỉnh ủy Hòa Bình đã tiến hành uốn nắn, điều chỉnh.
Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc điều chỉnh nhân lực, mở rộng diện tích, tăng khối lượng lương thực để nâng cao đời sống cho nhân dân, ngày 12
tháng 9 năm 1961 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ra Chỉ thị về việc tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc kết nghĩa Hòa Bình - Nam Định, tích cực vận động nhân dân giúp đỡ vật liệu xây dựng nhà cửa, giống, vốn, trâu, bò cày kéo cho đồng bào Nam Định lên khai hoang ở Hòa Bình. Chỉ thị nêu rõ:
Trong 5 năm 1961 - 1965 Nam Định sẽ chuyển lên tỉnh Hòa bình 144.000 người, trong đó có 36.000 lao động chính, bao gồm nhiều ngành nghề lên Hòa Bình để thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp. Sang năm 1962, đã tiếp nhận đƣợc 324 người cộng với số lên khai hoang năm 1961 tổng số có 1.262 người trong 10 hợp tác xã (trong đó có 10 chi bộ với 175 Đảng viên). Quan hệ giữa các cơ sở khai hoang với nhân dân địa phương ngày càng gắn bó, một số hợp tác xã đã đƣợc đồng bào Mán cho mƣợn trâu cầy, ít xảy ra hiện tƣợng va chạm. Về sản xuất, đồng bào Nam Định đã khai phá 527 ha trồng cây lương thực và cây công nghiệp, chăn nuôi 115 trâu bò cầy, 220 trâu bò sinh sản, 470 lợn thịt, 61 dê, 6 ngựa và nhiều gà vịt; ngoài ra, còn làm một số nghề nhƣ: rèn, vôi, gạch, đan lát [83;5].
Trong vòng 3 năm (1963 - 1965), tỉnh Hòa Bình đã thực hiện tốt việc đón tiếp đồng bào miền xuôi lên xây dựng và phát triển kinh tế miền núi. Đến năm 1965, trên 20.000 nhân khẩu miền xuôi đã lên lập nghiệp trên các địa bàn ở Hòa Bình, xây dựng thành 120 cơ sở xen ghép, lập 75 cơ sở HTX độc lập. Phần lớn các HTX khai hoang đã ổn định sản xuất và đời sống, khai phá trên 2.700ha đất đai.
Tiêu biểu nhƣ HTX Lạc Vƣợng (huyện Yên Thủy) đã đƣa năng suất lúa ruộng tăng 541%, HTX Thịnh Minh (huyện Kỳ Sơn) đã đƣa năng suất khoai lang vụ chiêm lên 12 tấn/ha và vụ mùa 18 tấn/ha, các HTX Xuân Mai (huyện Mai Châu), Khánh Thành (huyện Đà Bắc) đƣa hệ số sử dụng đất trồng ngô lên 3-4 vụ/năm cho năng suất cao [128;6].
Những kết quả đó có ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, từng bước thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về điều chỉnh một bộ phận nhân lực ở những nơi mật độ dân số cao, đến nơi dân cƣ thƣa thớt để hỗ trợ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi. Tuy nhiên, một phần do chính sách hỗ trợ và tiếp nhận có nơi chƣa rõ ràng, một phần do các cơ sở khai hoang cũ chƣa đủ sức để thu hút đồng bào một cách mạnh mẽ, công tác chính trị tƣ tưởng chưa được chú ý đúng mức, nên lúc đầu đồng bào còn gặp khó khăn về vốn, nhiều hộ đã bỏ về xuôi.
Thực hiện chủ trương “coi trọng phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá, nghề phụ” [151;119] và “ra sức củng cố và nâng cao chế độ hợp tác hóa, không ngừng nâng cao năng suất lao động, thực hiện từng bước cuộc cách mạng kỹ thuật” [151;119], trong 2 năm 1961 – 1962, Đảng bộ Hòa Bình đã đƣa ra hàng loạt biện pháp chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện với nhiệm vụ trung tâm là giải quyết tốt vấn đề lương thực. Đảng bộ chỉ đạo tập trung
“phát triển sản xuất lúa, hoa màu, rau đậu, chăn nuôi gia súc, nghề cá” [151;120].
Chiến dịch Cù Chính Lan5 đƣợc phát động rất rầm rộ. Đảng bộ phát động phong trào thi đua lao động sản xuất đi đôi với khai hoang tăng diện tích, phong trào cải tiến kĩ thuật, cải tiến công cụ, thâm canh tăng vụ, mạnh dạn đƣa giống lúa có năng suất cao vào những diện tích phù hợp với từng địa phương. Nhờ đó, “diện tích gieo trồng tăng thêm 15.578ha. Chỉ số sử dụng đất từ 1,4 (1960) tăng lên 1,57 (1962)”
[85;3]. Mặc dù cơn bão ngày 22 tháng 9 năm 1962 gây nhiều thiệt hại, bình quân đầu người về lúa có sụt, “nhưng bình quân lương thực vẫn đạt 540kg/người/năm (tăng 108kg so với năm 1960 và 54kg so với năm 1961). Giá trị ngày công năm 1960 là 0,72 đồng tăng lên 0,8 đồng năm 1962” [85;3]. Do lương thực tăng và nắm bắt tình hình kịp thời để uốn nắn lệch lạc trong công hữu hóa trâu, bò và khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, nên chăn nuôi có tiến bộ rõ rệt: “Đàn trâu từ 58.055 con (năm 1960) tăng lên 63.330 con (năm 1962); đàn bò từ 26.370 con lên
5 Chiến dịch Cù Chính Lan đƣợc phát động làm 3 đợt: Đợt 1 năm 1960; Đợt 2 từ ngày 1 đến ngày 19-5-1961;
Đợt 3 từ tháng 12 - 1961 đến tháng 1-1962.
27.400 con. Riêng đàn lợn phát triển mạnh hơn từ 99.573 con (năm 1960) tăng lên 168.000 con (năm 1962)” [85;3].
Căn cứ vào nội dung 3 yêu cầu6 của Bộ Chính trị về cuộc vận động cải tiến quản lý HTX, cải tiến kỹ thuật, nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, Tỉnh ủy Hòa Bình đƣa ra giải pháp “đẩy mạnh phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc ở cả vùng thấp cũng nhƣ vùng cao”
[151;123]. Phân tích tình hình, đặc điểm của tỉnh Hòa Bình, rút kinh nghiệm qua 2 năm xây dựng và củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, Tỉnh ủy Hòa Bình chủ trương: về quy mô HTX lấy xóm, làng, đơn vị, chia nhỏ đội sản xuất và tổ sản xuất đề phù hợp với trình độ quản lý điều hành. Riêng vùng cao, chủ yếu tập trung điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp với tình hình thực tế, củng cố tốt một số HTX thí điểm, còn lại chuyển xuống theo hình thức TĐC hoặc tổ hợp tác; trọng tâm là xã định phương hướng phát triển kinh tế, chủ yếu là trồng cây công nghiệp chăn nuôi, chăn nuôi và nghề rừng. Với các HTX của đồng bào miền xuôi lên phát triển kinh tế miền núi, lấy hình thức xen kẽ là chính, còn một bộ phận tập trung thì tổ chức thành HTX khai hoang với quy mô từ 50 đến 80 hộ để ổn định lâu dài thành những bản, làng mới, chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa HTX khai hoang và đồng bào địa phương.
Qua tổng kết 2 đợt thí điểm, các HTX đƣợc củng cố về mọi mặt, xác định được phương hướng sản xuất, từ sản xuất độc canh cây lúa đã chuyển mạnh sang trồng hoa màu, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi, ý thức làm chủ của xã viên được nâng cao, công tác quản lý sản xuất của HTX được nâng lên một bước. Đi đôi với việc tiến hành thí điểm, việc củng cố các HTX trong toàn tỉnh Hòa Bình vẫn được chủ động thực hiện và có những chuyển biến tốt; bước đầu các HTX đã thực hiện khoán việc; công tác điều hành sản xuất, công tác quản lý và lập kế hoạch sản xuất có tiến bộ.
6 Nghị quyết Bộ chính trị ngày 19-2-1963 nêu 3 yêu cầu của cuộc vận động là: 1, cải tiến quản lý HTX; 2, cải tiến kỹ thuật và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của HTX; 3, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp và HTX sản xuất nông nghiệp.
Đối với cây công nghiệp, Đảng bộ chỉ đạo “phát triển cây công nghiệp, nhất là công nghiệp nhiệt đới” [151;121] và “bước đầu xây dựng một số nông trường nhằm chủ yếu trồng cây công nghiệp” [151;123]; “kết hợp chặt chẽ giữa lực lƣợng quốc doanh với lực lƣợng hợp tác xã” [151;158] nhằm mục tiêu “không chỉ đảm bảo đủ nguyên liệu cho công nghiệp của tỉnh Hòa Bình mà còn phải cung cấp cho Trung ƣơng để xuất khẩu” [151;121]. Tuy mới đƣợc thành lập, nhƣng các nông trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đều đã thu được những thắng lợi đáng kể trong sản xuất kinh doanh. Từ chế độ bao cấp, các nông trường đã chuyển sang hạch toán kinh tế, do đó năng suất lao động dần đƣợc tăng lên, đến cuối năm 1962, kết quả kinh doanh của các nông trường đều có lãi, dựng cơ sở vật chất kĩ thuật có nhiều tiến bộ, đội ngũ cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí đƣợc chú ý đào tạo.
Cùng với mạng lưới HTX sản xuất nông nghiệp, các nông trường quốc doanh ở Hòa Bình giữ một vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, hoàn thành kế hoạch Nhà nước. Mối quan hệ giữa nông trường với các địa phương chặt chẽ, tạo điều kiện cho nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình phát triển theo hướng toàn diện. Tiêu biểu là nông trường Cửu Long (Lương Sơn) đã giúp địa phương trong công tác đào tạo cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí sản xuất. Đây là một điển hình về lối làm ăn và áp dụng kĩ thuật mới giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể trong sản xuất. Tuy nhiên, diện tích cây công nghiệp có tăng nhưng chưa tương xứng với khả năng của tỉnh, chỉ chiếm 6,3% diện tích gieo trồng. Thành tựu đáng khích lệ là bước đầu đã hình thành đƣợc những vùng đặc sản, quy hoạch các loại cây trồng và các loại gia súc chăn nuôi tập trung cho mỗi vùng. Đây là tiền đề để phân vùng sản xuất một cách hoàn chỉnh cho những năm tiếp theo.
Về lâm nghiệp, Đảng bộ đƣa ra giải pháp: “Tích cực trồng rừng và tu bổ rừng, bảo vệ rừng và khai thác rừng hợp lý nhằm đảm bảo tái sinh rừng kịp với tốc độ khai thác, phát huy tác dụng của rừng trong việc chống bão, lụt, giữ nước ở đầu nguồn” [151;121]. Qua 2 năm 1961 - 1962, trồng mới, tu bổ, khai thác và cải tạo rừng đã có những tiến bộ đáng kể. Đã khai thác đƣợc 101.342m3 gỗ các loại và nhiều lâm thổ sản quý khác. Đây là một trong những nguồn sản phẩm hàng hóa lớn,
cung cấp một phần nguyên liệu quan trọng cho nông nghiệp và xây dựng cơ bản, góp phần cơ bản về tăng thu ngân sách và cải thiện đời sống nhân dân. Song, vẫn còn sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tu bổ, cải tạo và khai thác. Công tác tu bổ, cải tạo chưa được coi trọng đúng mức, diện tích nương rẫy còn lớn. Trong chỉ đạo công tác khai hoang chưa có phương hướng đúng đắn. Tình trạng phá rừng làm nương rẫy còn nhiều, phần lớn do đồng bào vẫn còn tập quán sản xuất quảng canh.
Năm 1962, tỉnh Hòa Bình bị lụt bão nặng, cơn bão đã phá hoại nhiều công trình thủy lợi và các loại cây trồng, tiếp theo là những tháng đầu năm 1963 lại bị hạn hán kéo dài, sản lượng lương thực bị giảm sút, nhiều nơi sau Tết Nguyên đán bị đói nghiêm trọng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc trồng thêm hoa màu bù đắp nhƣng “tổng sản lƣợng vụ chiêm năm 1963 của tỉnh Hòa Bình vẫn sụt 9.000 tấn so với kế hoạch, trong khi đó tỉ lệ tăng dân số hàng năm là 3,2% (chƣa kể số đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới); do vậy mức thu nhập bình quân đầu người một tháng về lương thực chỉ đạt khoảng 15kg, thậm chí có nhiều nơi chỉ đạt từ 6 đến 7kg” [89;1]. Trước tình hình thiếu hụt lương thực nghiêm trọng, nạn đói đe dọa, ngày 10 tháng 7 năm 1963, BCH Đảng bộ họp Hội nghị và ra Nghị quyết về phấn đấu giành vụ mùa thắng lợi, hoàn thành kế hoạch sản xuất 1963. Nghị quyết xác định cần “dùng mọi biện pháp tích cực để khắc phục mọi khó khăn, tiếp tục chăm bón lúa hè thu, ra sức đẩy mạnh sản xuất vụ mùa toàn diện, nhất là phải phấn đấu vượt mức kế hoạch lương thực, để bù một phần thiếu hụt của vụ chiêm, bảo đảm dự trữ lương thực phòng chống đói tháng 8 tới và tháng 3 năm sau, đồng thời đảm bảo yêu cầu cung cấp” [149;224]. Nghị quyết đề ra những chỉ tiêu cụ thể và các biện pháp cấp bách đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt là đối với các loại hoa màu chống đói; bảo đảm thu hoạch bình quân ở nông thôn một nhân khẩu phải tăng thêm 20kg. Các cơ quan, nông, lâm trường, trường học tăng gia sản xuất thêm một người 10kg ngô, khoai chống đói.
Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng, ngày 10 tháng 7 năm 1963, Tỉnh ủy Hòa Bình phát động chiến dịch sản xuất Hòa Bình - Gia Định chống Mỹ - Diệm, thực hiện đấu tranh thống nhất đất nước. Chiến dịch được chia thành 3 đợt thi đua kế tiếp nhau. Đợt