Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÕA BÌNH
1.2. Chỉ đạo thực hiện
1.2.1. Chỉ đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, thực hiện cải cách ruộng đất (1954 - 1957)
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, trung tuần tháng 9 năm 1954, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Đại hội liên hoan các dân tộc Hòa Bình với trên một ngàn đại biểu của 7 dân tộc tham dự, nhằm quán triệt tinh thần cơ bản lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chính Minh ngày 22 tháng 7 năm 1954 và lời kêu gọi của BCHTƢ Đảng ngày 25 tháng 7 năm 1954. Tháng 10 năm 1954, Tỉnh ủy Hòa Bình triển khai đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng bộ và nhân dân nhằm quán triệt Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới.
Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, căn cứ vào nghị quyết của Hội nghị Tỉnh ủy Hòa Bình (11-1954), Ủy ban Hành chính tỉnh Hòa Bình đã phát động một đợt thi đua sản xuất vụ Xuân - Hè năm 1955 nhằm đẩy mạnh việc trồng lúa và hoa mầu ngắn ngày đề phòng nạn thiếu đói khi giáp hạt; vận động nhân dân đào đắp tu sửa lại mương bai cũ; mở chiến dịch khai hoang phục hóa.
Mặc dù Đảng bộ đã kịp thời chỉ đạo và hết sức cố gắng thực hiện nghị quyết trên, nhƣng những khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại cùng với thiên tai nên nạn đói vẫn diễn ra ở Hòa Bình nhất là trong những ngày giáp hạt. Hạn hán đã kéo dài từ vụ mùa sang vụ chiêm. Trên thị trường, nạn đầu cơ tích trữ xuất hiện, gây hỗn loạn giá cả. Nhiều nơi quần chúng tỏ ra chán nản. Một số cán bộ mơ hồ về đấu tranh giai cấp khiến cho một số lang đạo và phần tử xấu lợi dụng việc tiến hành giải quản tràn lan, ngóc đầu dậy đe dọa hoặc mua chuộc nông dân. Tệ nạn xã hội nhƣ mê tín dị đoan, cờ bạc có chiều hướng gia tăng.
Đứng trước tình hình diễn biến phức tạp kể trên, Tỉnh ủy Hòa Bình đã chỉ đạo Ty Nghiệp cùng Đảng bộ các cấp trong tỉnh kiên trì cuộc vận động tăng cường sản xuất, tự cứu mình là chính, kết hợp với mọi biện pháp chống đói, cứu đói, huy động sự tương trợ trong nhân dân. Những vùng bị đói nghiêm trọng như các xã dọc đường 21 (Lạc Thủy, đường 12 thuộc Yên Thủy ngày nay). Đại Đồng (Lạc Sơn) và Thống Nhất (Kỳ Sơn) có tới 12.668 người thiếu ăn, đứt bữa. Chỉ trong một thời gian ngắn tỉnh Hòa Bình đã huy động được 74 tấn thóc để giải quyết lương ăn cho đồng bào thuộc vùng hoang hóa; trên 81 tấn thóc để cứu đói, cung cấp 2 vạn mét vải, 100 tấn giấy; cho nông dân vay để mua 410 con trâu, bò.
Nhờ những biện pháp tích cực, nạn đói bị đẩy lùi. Tính đến cuối năm 1955, toàn tỉnh Hòa Bình đã phục hồi đƣợc diện tích hoang hóa trong chiến tranh (2.457ha), đƣa diện tích gieo trồng lên 32.849ha, khôi phục đƣợc sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Hòa Bình hoàn thành mức thuế nông nghiệp do Nhà nước giao, trong đó huyện Lạc Thủy trở thành lá cờ đầu của tỉnh [4;2].
Năm 1956, tình hình sản xuất nông nghiệp tương đối khả quan. Việc sửa chữa và làm thêm mương bai, xem nước, sửa ngòi giếng để chuẩn bị cho vụ chiêm
đƣợc chú ý. Lúa giống đã đủ, mạ gieo đã xong, lẻ tẻ có nơi đã biết chọn giống và gieo mạ, việc phát triển chăn nuôi so với trước chậm, có phần sút kém. Thú rừng phá hoại nhiều lúa tốt, nhân dân có chủ quan trọng việc sản xuất phòng đói, cho nên việc trồng màu thêm và việc bảo vệ hoa màu sắn có ít đƣợc chú ý. TĐC hoạt động rải rác, khó khăn chƣa đƣợc giải quyết.
Trước thực trạng đó, Tỉnh ủy Hòa Bình ra nghị quyết chỉ đạo:
Cần phải giải quyết tư tưởng chủ quan, chỉ rõ cho quần chúng thấy thu hoạch khả năng ta còn gặp khó khăn do thiên tai gây ra. Đồng thời lấy thắng lợi của 2 vụ chiêm mùa để động viên quần chúng phấn khởi ra sức thi đua sản xuất để nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân, thực hiện đúng khẩu hiệu phát triển sản xuất để có thêm lương thực triệt để thanh toán nạn ăn củ rừng [9;1].
Về nhiệm vụ cải tạo nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo phải ra sức củng cố và nâng cao phong trào đổi công và hợp tác xã đã có, chuẩn bị mọi điều kiện cho phát triển phong trào tiến mạnh, vững chắc. Với sự chỉ đạo đó, phong trào xây dựng TĐC bước đầu có chuyển biến. Tỉnh Hòa Bình đã có mầm mống của đổi công từ năm 1949, nhƣng do điều kiện chiến tranh nên TĐC không phát triển mạnh.
Từ sau năm 1953, do tác động của việc phát động quần chúng giảm tô, đƣợc các cấp ủy đảng quan tâm nên phong trào có những bước tiến nhất định. Đến cuối năm 1955, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình và các cấp chính quyền “đã vận động đƣợc 80% số hộ nông dân tham gia vào các tổ đổi công, tạo sự hoạt động đều đặn, có hiệu quả trong từng vụ, từng việc. Việc cải tiến kỹ thuật, cải tiến nông cụ, phục hồi hoang hóa đƣợc đẩy mạnh” [149;186]. Nhiều cá nhân điển hình tiên tiến xuất hiện nhƣ Chiến sĩ thi đua Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Văn Yên (Thịnh Lang - Kỳ Sơn), Hà Văn Tại (Bao La - Mai Đà), Quách Đình Bùi (Hạ Bì - Lương Sơn) và đặc biệt là chị Nguyễn Thị Khương (Thịnh Lang - Kỳ Sơn) được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động [149;186].
Tuy phong trào TĐC phát triển nhanh nhƣng thiếu vững chắc, do còn thiếu tuyên truyền, giáo dục nên quần chúng chƣa hiểu rõ lợi ích để tự nguyện tham gia;
các cấp ủy đảng lại khoán trắng cho nông hội, thiếu kiểm tra đôn đốc, nhiều nơi còn gò ép mệnh lệnh nên sau một thời gian nhiều TĐC chỉ tồn tại về mặt hình thức, tràn lan theo bề rộng và thiếu chiều sâu, không phát huy đƣợc tác dụng hỗ trợ nhau trong sản xuất.
Đứng trước thực trạng đó, bước vào năm 1956, Tỉnh ủy Hòa Bình đã nghiêm túc kiểm điểm những thiếu sót vấp phải, xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong việc trực tiếp chỉ đạo xây dựng TĐC, coi đó là yếu tố quan trọng để thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế hướng tới mục tiêu “triệt để thanh toán nạn ăn củ rừng, dần dần tiến tới có lương thực dự trữ” [9;1].
Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ty Nông nghiệp mở các lớp đào tạo cán bộ cho các TĐC;
tổ chức học tập về đường lối chính sách,về nguyên tắc tự nguyện cho đông đảo cán bộ và nhân dân. Các TĐC được củng cố từng bước. Một số phần tử xấu hoặc thành phần trung nông không tích cực bị loại ra khỏi tổ chức này. Nhiều người thuộc thành phần cốt cán, tích cực đƣợc đƣa vào vị trí lãnh đạo. Kết quả là “đến hết năm 1956, đã có 88% số hộ nông dân tham gia vào 5.824 tổ đổi công (5.240 tổ từng vụ, từng việc, 576 tổ thường xuyên). Một số xã thí điểm xây dựng tổ bình công chấm điểm. Phong trào cải tiến kỹ thuật phát triển rộng rãi (sử dụng 138.857 tấn phân bón cho diện tích lúa; đóng đƣợc 8.260 bừa sắt, 5.370 cào cỏ kiểu Nghệ An và 15.482 cào cỏ các loại)” [122;8]. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về thiên tai nhƣ nắng hạn, úng lụt kéo dài nhƣng vụ mùa và vụ chiêm vẫn đạt năng suất bình quân trên 21 tạ/ha, đƣa tổng sản lƣợng lúa lên 77.145 tấn, bằng 126% kế hoạch [122;8]. Cơ cấu nông nghiệp có những bước chuyển dịch đáng kể, “các loại cây công nghiệp (gai, bông), hoa mầu và chăn nuôi gia súc đều đạt đƣợc mức trên giao, trong đó đàn bò lên tới 57.033 con” [122;8].
Sản xuất nông nghiệp được phục hồi và có bước phát triển đã giảm bớt sự đói kém ở địa phương vào các dịp giáp hạt tháng ba, ngày tám. Đây là sự tiến bộ vƣợt bậc của tỉnh Hòa Bình.
Tuy nhiên, trong năm 1956, phong trào TĐC ở Hòa Bình vẫn còn bộc lộ nhiều mặt non yếu. Nguyên tắc cùng làm, cùng hưởng thực hiện chưa đầy đủ. Các
cấp ủy đảng vẫn thiếu đi sâu, đi sát rút kinh nghiệm để có cách làm thích hợp với nông dân. Những diễn biến phức tạp về tư tưởng chưa kịp thời uốn nắn nên còn hạn chế chất lƣợng của phong trào. Nhiều nơi vẫn còn thiếu vận động nhƣng lại xây dựng ồ ạt khiến cho tính ƣu việt của TĐC bị giảm sút. Trong năm 1957, nhiều TĐC bị địa chủ, phú nông lũng đoạn, nhất là ở Lạc Sơn khiến cho phong trào giảm sút.
Trước thực trạng này, Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ đạo Ty Nông nghiệp và chính quyền địa phương nhanh chóng nắm bắt tình hình, kiên quyết không kết nạp địa chủ, phú nông vào các TĐC, dù trong số đó có những người tham gia từ cuối năm 1956 vẫn kiên quyết cho ra. Ngày 3 tháng 8 năm 1957, Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ thị cho đảng bộ các cấp phải lấy việc củng cố TĐC cho thích hợp với từng vùng, từng dân tộc làm trung tâm. Ngày 13 tháng 9 năm 1957, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình họp bất thường, yêu cầu đảng bộ các cấp xử lý lang đạo, địa chủ dứt khoát không đƣợc tham gia vào tổ chức nào, xem xét còn đối tƣợng nào ở TĐC thì đƣa ra hết. Nhờ những nỗ lực nói trên, đã khắc phục đƣợc tình trạng phát triển TĐC ồ ạt.
Năm 1957 tổ đổi công đƣợc tổ chức rộng khắp các thôn xóm, hầu hết nông dân lao động tham gia tổ đổi công và “theo thống kê, toàn tỉnh Hòa Bình đã xây dựng đƣợc 5.515 tổ, trong đó có 1.202 tổ hoạt động thường xuyên. Mức độ hoạt động của từng loại tổ tuy khác nhau: tổ đổi công liên tục, tổ đổi công từng vụ, tổ đổi công qua từng việc…” [17;1]. Qua 3 năm khôi phục, kinh tế tỉnh Hòa Bình đã có nhiều tín hiệu đáng mừng:
Trong nông nghiệp, diện tích đạt 103,4% (40.788 mẫu), tổng sản lƣợng đạt 104,4% (82.474,212 tấn) tăng hơn tất cả mọi năm, bình quân đầu người (riêng về thóc) đã được 406kg, vượt tiêu chuẩn phấn đấu 11,54%, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện. Cây công nghiệp đƣợc chú ý đẩy mạnh và phát triển đã đảm bảo 100% kế hoạch giống bông, vượt kế hoạch giống gai, tăng thu hoạch đậu tương hơn năm 1957.
Chăn nuôi cũng đƣợc phát triển mạnh, toàn tỉnh Hòa Bình có 84.000 còn trâu, bò, bình quân mỗi gia đình đã có 2,66 con trâu, bò; tổng đàn lợn của tỉnh Hòa Bình có 113.603 con, bình quân mỗi nông hộ có 4,41
con lợn; ngoài ra toàn tỉnh Hòa Bình còn có 928.844 con gà, vịt và 1000 con dê.
Về ngƣ nghiệp, năm 1958 đã phát triển thêm 42 ao, đầm thả cá đồng thời đã chú ý giúp cho ngư dân mua sắm thuyền lưới và tiếp tế trên 20 vạn cá giống cho nhân dân [27;5].
Lâm nghiệp có nhiều tiến bộ đáng kể, đã tổ chức giáo dục chính sách bảo vệ rừng và học tập thể lệ khai thác cho nhân dân các vùng nhiều rừng. Tuy nguồn khai thác so với năm 1956 có kém hơn, nguyên nhân rừng ngày một kiệt, khai thác vận chuyển ngày càng khó khăn, nhƣng cũng đạt kết quả khá: Gỗ đạt 139,7%, củi các loại 108%, bương tre 56%.
Bên cạnh đó, việc quản lý rừng vẫn còn yếu. Trong 1 năm mới tiến hành khoanh rừng ở 8 xã đƣợc 9.877 ha. Điều tra rừng cũng mới làm đƣợc ở 6 xã thuộc huyện Kỳ Sơn, 2 xã ở Đà Bắc và 3 xã ở Lạc Thuỷ đƣợc 13.166 ha. Rừng bị phá hoại khai thác bừa bãi nhiều nhất là dọc ven đường số 6 thuộc huyện Lương Sơn và ven đường 21 thuộc các xã ở 2 huyện Lương Sơn, Lạc Thuỷ có rừng khai thác củi bị chặt trụi [27;6]. Vùng tiếp giao Ninh Bình, Hà Đông, Sơn Tây nhân dân vào cả rừng cấm chặt gỗ.
Đối với tiểu thủ công nghiệp, Đảng bộ tỉnh đƣa ra giải pháp “khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, nghề phụ gia đình, khuyến khích mở các lò vôi, lò gạch, các xưởng đóng đồ gỗ phục vụ cho các yêu cầu mới” [96;185]. Thực hiện giải pháp, thủ công nghiệp bước đầu hồi phục, “toàn tỉnh Hòa Bình đã lập được 15 lò sản xuất được 12.501 nông cụ các loại, đạt 24,5% kế hoạch, đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu của nhân dân” [149;187]. Tuy nhiên, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Hòa Bình còn yếu, thủ công thì rất ít, khả năng nguyên vật liệu có nhiều, nhưng Đảng bộ tỉnh chưa nắm vững phương châm khuyến khích phát triển tiểu thủ công, chƣa chú ý giúp đỡ, cũng cấp nguyên vật liệu cho nghề thủ công, chƣa khuyến khích những nghề có khả năng phát triển nhƣ nghề đan, làm nón, cải tiến nghề phụ gia đình nhƣ dệt vải.
Việc cải tiến kỹ thuật tăng năng xuất hạ giá thành theo quy cách mẫu thích hợp với địa phương như gỗ, dao, rìu, búa sắt… chưa thích hợp, giá thành cao, tiêu
thụ chậm. Những lò gạch, lò vôi xây dựng từ năm 1956 đến 1957 không đƣợc duy trì, chƣa giải quyết đƣợc khó khăn cho các cơ sở sản xuất.
Về thương mại, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo “nghiên cứu phục hồi dần dần các chợ cũ, mở thêm chợ mới ở nơi thuận tiện mua bán của nhân dân; mở rộng hoạt động mậu dịch ở thị xã, sông Đà, khu Chợ Bờ, Chợ Bến để điều hòa chỉ đạo thị trường; chuẩn bị các hàng cần thiết để cung cấp cho nhân dân; thực hiện công thương, mậu dịch đi sâu vào nông thôn giúp đỡ, hướng dẫn nông thôn tổ chức những nhóm cung tiêu nhỏ” [149;185]. Đảng bộ tỉnh yêu cầu ngành thương nghiệp củng cố và phát triển tăng cường hoạt động của mậu dịch quốc doanh, tích cực đảm bảo bình ổn vật giá, giúp đỡ mạnh dạn sử dụng thương nghiệp tư nhân trong việc giao lưu hàng hoá và tăng cường giúp đỡ, giải quyết khó khăn cho những cơ sở sản xuất tiểu thủ công.
Đầu năm 1957, xuất hiện hiện tƣợng đầu cơ tích trữ ở các tỉnh xung quanh xâm nhập vào lũng đoạn thị trường nâng giá gỗ, thịt tranh mua với mậu dịch làm cản trở kế hoạch thu mua của Nhà nước. Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã dùng mọi biện pháp giáo dục chính sách cho thương nhân và nông dân, tổ chức hiệp thương thu mua với mậu dịch, quy định khu vực khai thác đi đôi với biện pháp hành chính xử lý một vài vụ; nhờ đó, đã ngăn chặn đƣợc những hoạt động của những kẻ đầu cơ, ổn định đƣợc giá cả gỗ, giữ giá thịt không cao vọt, đến cuối năm hạ đƣợc giá thịt.
Tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo ngành thương nghiệp tổ chức Hội nghị công thương gia toàn tỉnh, Hội nghị Mặt trận để giáo dục chính sách quản lý thị trường chống đầu cơ tích trữ, chính sách giá cả cho thương nhân và cán bộ, giải quyết được những quan điểm không đúng đối với sự hoạt động của mậu dịch và chủ trương thu mua nông lâm thổ sản của Chính phủ. Hoàn thành điều chỉnh đăng ký tƣ doanh toàn tỉnh có 1.775 hộ, đã nắm được các loại ngành, nghề tương đối rõ ở thị xã đi dần vào quản lý thương nghiệp tư nhân.
Mậu dịch quốc doanh đã dần dần đƣợc củng cố và phát triển. Giá cả các thứ hàng chính đã đƣợc ổn định và dần dần mở rộng mang luôn bán lẻ và tổ chức những tổ bán lưu động ở các thị trường nhỏ và một tổ lên vùng Mèo bán phục vụ cho đồng bào vào dịp trước tết được tốt.
Hoạt động của mậu dịch quốc doanh đã có nhiều cố gắng, doanh số mua vào bán ra năm 1957 đều tăng hơn năm 1956. “Tổng ngạch mua vào của công ty là 1.426.168 đồng so với năm 1956 tăng 417.186 đồng cụ thể các thứ đạt kế hoạch nhƣ sau: ngô đạt 117% so với năm 56 tăng 79%, bông đạt 171% so với năm 56 tăng 116%, gai đạt 437%, chè đạt 298%, cánh kiến đạt 209%, hạt trẩu đạt 204%, sắn nhát đạt 106,7%, sắn phẩm miền núi đạt 100%, củi đạt 146,5%, gỗ đạt 88%, thóc đạt 54,6%”[27;8].
Nhìn vào con số trên đây thấy khả năng khai thác và sản xuất của nhân dân rất dồi dào, nhƣng do chính quyền chƣa nắm vững tình hình và khả năng đã xây dựng kế hoạch thấp, có thứ mua vƣợt mức quá xa. Những kết quả thu mua đã góp phần cải thiện dân sinh cho nhân dân địa phương và có nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp.
Tuy nhiên, tổng ngạch bán ra lại có vấn đề: “Tổng ngạch bán ra năm 1957 đƣợc 4.293.517 đồng so với năm 1956 tăng 1.198.410 đồng, nhƣng chƣa đảm bảo kế hoạch. Lương thực mới đạt 83%, làm thợ săn đạt 79,52%, bánh hoa đạt 68%”
[27;8]; tỷ lệ bán lẻ cũng chƣa đạt. Do các cấp chính quyền còn chƣa nắm vững những biện pháp đấu tranh bình ổn giá cả, nên thương nhân lợi dụng biến chủ đề 3 kinh tiêu của mậu dịch để bán hàng hóa của họ. Phần lớn kinh tiêu đã mua nhiều hàng ngoài, mua của mậu dịch rất ít mặc dầu đã ký hợp đồng, khi thấy kinh tiêu không mua hết hàng lại nhận định cho rằng họ buôn bán ế ẩm do mậu dịch tăng cường và mở rộng bán lẻ.
Bên cạnh đó, khả năng nắm bắt lực lƣợng hàng hoá và khả năng tiêu thụ của nhân dân còn kém. Ví dụ nhƣ đầu năm 1956, giá thuốc lào ngày một cao, mậu dịch cũng có lƣợng lớn, nhƣng bán ra dè dặt trong lúc dân không có thuốc hút, đến khi có thuốc mới rồi cũng không dám đẩy mạnh bán ra, đến lúc thuốc mới tăng mạnh, giá ngày một hạ cũng phải bán lỗ.
Tư tưởng chủ quan, ngại khó, tự mãn còn nặng, thể hiện trong việc thu mua thóc, không có kho, không bảo quản đƣợc, vận chuyển lại khó khăn chỉ mua cầm chừng giữ giá, còn thất thoát ra các tỉnh ngoài cho nên một số hàng chủ yếu chƣa mua đạt mức kế hoạch.