Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.2 Một số kinh nghiệm
3.2.2. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát hiện kịp thời những hạn chế, yếu kém và kiên quyết khắc phục
Tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn phong trào quần chúng là vấn đề có tính nguyên tắc trong mọi hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, do thiếu kinh nghiệm lại mắc căn bệnh giáo điều, không tính đến đặc điểm tình hình địa phương nên một số chủ trương, giải pháp của Đảng bộ mặc dù không phát huy được hiệu quả trong sản xuất, song vẫn không đƣợc chú ý tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.
Hậu quả là không chỉ kinh tế tỉnh Hòa Bình bị trì trệ mà còn ảnh hưởng đến đời
sống của các tầng lớp nhân dân. Trong giai đoạn đầu thực hiện khôi phục và cải tạo kinh tế tỉnh Hòa Bình, Đảng bộ đã không tính đến các vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh với đặc thù riêng, trình độ sản xuất còn vô cùng thô sơ, nhân thức của người dân còn hạn chế. Chính vì những đặc điểm trên không được đánh giá đúng mức nên Đảng bộ đã tập trung phát triển những vùng thấp, không chú ý đến phân bổ các nguồn lực để phát triển các vùng cao do điều kiện quá khó khăn. Mặt khác trong lãnh đạo phát triển kinh tế chỉ thiên về nông nghiệp, còn thủ công nghiệp, thương nghiệp gần nhƣ không đƣợc chú ý đến.
Khi bắt đầu xây dựng kinh tế, do tư tưởng chủ quan, nóng vội nên việc thành lập HTX nông nghiệp ở Hòa Bình cũng nhƣ các tỉnh miền Bắc diễn ra ồ ạt, trong một thời gian ngắn, chất lƣợng thấp. Có HTX đã vi phạm nguyên tắc tự nguyện của nông dân, sử dụng biện pháp mệnh lệnh hành chính, hơn nữa còn sớm chủ trương thành lập HTX bậc cao, quy mô lớn, áp đặt mối quan hệ sản xuất vƣợt quá xa khi trình độ sản xuất còn thô sơ và lạc hậu.
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình nhận thấy rõ việc xây dựng HTX ngày càng thấy rõ cần phải có phương hướng sản xuất trước mắt và lâu dài. Có HTX đang vận dụng phương hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc vào địa phương mình một cách linh hoạt. Một số vấn đề nổi lên trong việc xác định phương hướng sản xuất năm qua của các HTX là hầu hết các HTX vùng thấp ít nhiều đã bắt đầu trồng gai và một số ngành nghề khác. Việc các HTX tự xác định lấy phương hướng sản xuất vẫn còn rất nhiều lúng túng. Chưa biết cân nhắc, tính toán cụ thể để quyết định lấy phương hướng sản xuất có lợi nhất.
Trình độ lấp kế hoạch cũng khá hơn, “số HTX biết lập kế hoạch từng vụ, từng việc đã chiếm 96,6%, số HTX chƣa biết lập kế hoạch chỉ còn chiếm có 3,4%.
Tuy vậy, chất lƣợng kế hoạch còn rất thấp kém, còn nặng về hình thức hơn là thực tế” [128;5].
Về quản lý tài chính có tiến bộ. Hầu hết các HTX qua mỗi vụ thu hoạch đều lên phương án chia hoa lợi và công bố cho xã viên biết trước. Việc phân chia hoa lợi và làm nghĩa vụ với nhà nước cũng được sòng phẳng hơn. Chế độ tài chính công
khai một số HTX làm khá. Tuy vậy, vẫn còn một số HTX phương án phân chia hoa lợi cho xã viên chƣa đƣợc rõ ràng, chế độ tài chính chƣa đƣợc công khai, làm cho bà con xã viên thắc mắc, ảnh hưởng đến sản xuất. Nạn tham ô lãng phí có giảm nhƣng vẫn còn nhiều trong các HTX.
Về tổ chức, “hợp tác xã bậc cao hiện có 814 cái, chiếm 71,71%, huyện có hợp tác xã bậc cao nhiều nhất là Kim Bôi 98%, huyện có tỷ lệ thấp nhất là Lạc Sơn 55,48% hợp tác xã bậc cao. hợp tác xã khá toàn tỉnh có 367 cái, chiếm 32,33%. hợp tác xã trung bình có 579 cái, chiếm 51,01%. hợp tác xã kém có 189 cái, chiếm 16,66%. Toàn tỉnh tính đến 1963 có 36.609 hộ nông dân lao động vào hợp tác xã, chiếm 97,23%
so với tổng số hộ nông dân lao động, đó là một năm đạt tỷ lệ cao nhất từ khi có phong troà hợp tác xã tới nay. Năm 1962 chiếm 95,63% so với tổng số hộ nông dân lao động (năm 1964 chƣa có thống kê) tỷ trọng giữa kinh tế tập thể và kinh tế phụ năm 1964 là tập thể 42%, kinh tế phụ 58%, so với 1963 có tiến bộ hơn một chút” [128;6].
Bên cạnh nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp cũng gặp phải tình trạng tương tự. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu phát triển công nghiệp nặng song song với các nhiệm vụ quan trọng khác. Muốn nhanh chóng đưa công - thương nghiệp tỉnh Hòa Bình phát triển ngang với các địa phương khác đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại không nhỏ đến nguồn lực tài chính của tỉnh Hòa Bình. Chính việc không nhận thức đúng về điều kiện và tình hình thực tế đã gây nên những khó khăn không nhỏ cho nền kinh tế tỉnh Hòa Bình.
Tuy vậy những sự thay đổi trong nhận thức và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã thay đổi rất nhiều cho phù hợp với thực tế từ đó đã đạt đƣợc những thành tựu đáng mừng. Công tác phân phối hàng hoá có nhiều tiến bộ. Dựa vào 135 HTX mua bán và các cửa hàng tổng hợp quốc doanh. Đã đưa hàng đến tay người tiêu dùng đỡ phải đi lại xã xôi. Do đó đã tiết kiệm đƣợc trên 30 vạn ngày công. Số công đó đƣợc dùng vào phục vụ sản xuất, làm ra nhiều của cải hơn.
Công tác cải tạo tiểu thương được coi trọng. Đã chuyển 100 tiêu thương sang mặt trận sản xuất nông nghiệp [128;10]. Nhiều tiểu thương đã sản xuất tự túc được lương thực và phát triển chăn nuôi, trồng cây công nghiệp bán cho nhà nước. Mặt khác đã chú trọng công tác quản lý thị trường. Giá cả những hàng hoá chủ yếu, có liên quan nhiều đến đời sống quần chúng dần dần ổn định và có chiều hướng giảm xuống. Tháng 9 năm 1964 so với tháng 9/1963, vật giá chung giảm 2,5%; trong đó lương thực bằng 100%, thực phẩm giảm 3,1%, thực phẩm cá và trứng giảm 2,1%, rau tươi giảm 11,1% [128;10].
Rút kinh nghiệm từ những sai lầm, vấn đề đặt ra là hết sức tránh rập khuôn theo các mô hình có sẵn, không có sự sáng tạo cho phù hợp với điều kiện lịch sử, vị trí địa lý và các yếu tố văn hóa, xã hội của địa phương. Khi phát triển kinh tế phải tính đến những đặc điểm riêng, những nét đặc thù của Hòa Bình, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp. Mặt khác tránh nóng vội, chủ quan, duy ý chí làm theo phong trào, không tính đến hậu quả. Kinh nghiệm sâu sắc trong lãnh đạo phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 1954 - 1964 là các quyết sách của Đảng, Đảng bộ phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Trên lĩnh vực công nghiệp, quán triệt các nghị quyết của Trung ƣơng Đảng, Thường vụ Tỉnh uỷ đã có nghị quyết xác định phương hướng nhiệm vụ sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp địa phương. Theo phương hướng đó ngành công nghiệp - thủ công nghiệp đang dần dần ổn định về sản xuất, mặt hàng:
Những xí nghiệp lớn như Hóc môn, có khí 3/2 trước đây thường hay thua lỗ, nay đã bắt đầu tịch lũy cho ngân sách. Ngành công nghiệp thủ công nghiệp đã hướng vào phục vụ nông nghiệp. Làm cho giá trị phục vụ nông nghiệp tăng lên 40% so với năm 1963. Đã sản xuất những công cụ cải tiến nhƣ cày, bừa, xe bò, xe ba gác, công cụ chế biến khoai, sắn, công cụ cót gai, ô doa, nung vôi bón ruộng. Việc quản lý xí nghiệp, hợp tác xã, quản lý sản xuất, lao động cũng tiến bộ hơn. Tỷ
lệ ngày công ngừng việc giảm 3% so với năm trước. Tiêu hao nguyên vật liệu trong một đơn vị sản phẩm bắt đầu giảm dần [128;8].
Nhƣ vậy, dựa trên tình hình thực tế, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã có những thay đổi về phương hướng chỉ đạo cho phù hợp. Từ đó mang đến những thành tích đáng mừng, đem lại những thành tựu tích cực cho công nghiệp nói riêng và lĩnh vực kinh tế nói chung của tỉnh Hòa Bình.