Đảm bảo tính đồng bộ trong các giải pháp và tập trung vào một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo kinh tế từ năm 1954 đến năm 1964 (Trang 108 - 111)

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2 Một số kinh nghiệm

3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ trong các giải pháp và tập trung vào một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Chỉ đạo trọng điểm giúp những người lãnh đạo hiểu được một cách thực tế về những biện pháp đã đề ra có sát với thực tế hay không. Trên cơ sở đó, bổ sung cho kế hoạch, biện pháp đƣợc hoàn chỉnh hơn, giúp cho việc chỉ đạo phong trào trên phạm vi rộng đạt kết quả tốt. Từ những điển hình tiêu biểu thấy đƣợc khả năng, triển vọng đi lên của phong trào và cổ vũ tinh thần phấn đấu của quần chúng, đƣa phong trào tiến lên. Đồng thời, thông qua chỉ đạo điển hình còn đào tạo đƣợc một đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất kịp thời, nâng cao kiến thức cho cán bộ kỹ thuật chuyên môn và quần chúng nông dân một cách thiết thực nhất.

Chỉ đạo có trọng điểm và điển hình là yêu cầu quan trọng không thể thiếu đƣợc trong phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Hòa Bình cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, muốn nhanh chóng khôi phục kinh tế, đƣa kinh tế tỉnh Hòa Bình bắt nhịp với xu thế chung của cả miền Bắc XHCN. Tuy nhiên, trong điều kiên của một tỉnh miền núi, trình độ phát triển kinh tế xã hội còn rất thấp, để thực hiện đƣợc mục tiêu này đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Hòa Bình phải nắm chắc được tình hình thực tế, từ đó đưa ra phương hướng, kế hoạch phù hợp với điều kiện tỉnh Hòa Bình. Trong đó Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu cần được ưu tiên phát triển để sớm giải quyết được khó khăn về lương thực. Nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, từ đó tạo tiền đề để phát triển các lĩnh vực khác.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH thì phải lấy việc sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc trên cơ sở xây dựng, củng cố vững chắc phong trào hợp tác hóa làm nhiệm vụ trọng tâm, phải làm

cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ sự cần thiết và tính cấp bách của hợp tác hóa nông nghiệp. Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, mới đẩy mạnh được sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân. Hợp tác hóa nông nghiệp sẽ đẩy mạnh nông nghiệp phát triển, cung cấp đầy đủ lương thực cho các khu vực thành thị, khu công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu. Xây dựng HTX nông nghiệp nhằm phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên, tự nguyện đóng góp, ra sức sản xuất.

Bên cạnh đó góp phần thúc đẩy các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp có điều kiện phát triển để đáp ứng nhu cầu trong tỉnh Hòa Bình.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, với đặc thù là một tỉnh miền núi. Việc khôi phục và phát triển nông nghiệp Hòa Bình cũng có những trọng tâm riêng. Không nhƣ những tỉnh miền đồng bằng, nông nghiệp Hòa Bình không chỉ chú trọng về lúa và hoa màu. Với diện tích lúa nước không lớn không thể đáp ứng nhu cầu về lương thực cho nhân dân trong tỉnh. Chính vì vậy mà tỉnh Hòa Bình tập trung hơn vào phát triển diện tích các cây lương thực khác như ngô, sắn, lúa nương… để đáp ứng nhu cầu lớn của nhân dân. Coi nhiệm vụ “đẩy mạnh phát triển việc trồng ngô chú trọng tiếp tục mở rộng diện tích trồng ngô xuống ruộng ở những nơi có nhiều ruộng 1 vụ mùa, đảm bảo diện tích khoai sắn rau đậu bằng năm 1956, nơi thiếu lương thực cần đƣợc tăng thêm” [15;2]. Ngoài ra, cây công nghiệp và khai thác lâm sản cũng là trọng tâm của kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1954 – 1964. Chủ yếu là bông phát triển rộng rãi ở khắp các nơi gấp rƣỡi so với năm 1956, phát triển việc trông gai chú trọng Lạc Sơn mai đà, lạc, đậu tương he, chè, mộc, mía, thầu dầu, thuốc lá, tuỳ từng nơi đã có cơ sở bắt đầu trồng và hướng vào việc đẩy mạnh mỗi loại. Trong việc phát triển cây công nghệ đặc biệt chú trọng hướng dân cải tiến kỹ thuật đảm bảo thu hoạch tốt.

Động viên mọi khả năng của quần chúng gây ý thức cho mọi người, mọi tầng lớp tranh thủ tham gia trồng thêm ở mọi nơi mọi chỗ các cây công nghệ để tăng mức sản xuất trong nhân dân phục vụ cho nhu cầu. Tất cả những cái gì hiện nay trở ngại cho việc phát triển cây công nghệ nhất là những thắc mắc của quần chúng đối với giá cả hay phương thức thu mua trước đây của Mậu Dịch, thắc mắc về thuế

v.v… Cần phải đƣa trên cơ sở chính sách đã có tuyên truyền giáo dục sâu rộng tích cực giải quyết triệt để trong nhân dân [15;3].

Trong điều kiện không thể phát triển công nghiệp nặng, tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp địa phương với quy mô nhỏ để nhanh chóng có nguồn hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Nhiệm vụ của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp năm 1964 phải đƣa giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp lên 14,359 nghìn đồng, tăng 35%

so với năm 1963. Phương hướng và những biện pháp cụ thể cần dựa theo nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy tháng 11-1963 để thực hiện cho tốt. Tỉnh uỷ nhấn mạnh là ngành công nghiệp phải bố trí lực lƣợng sản xuất và sửa chữa công cụ, tổ chức và hướng dẫn việc chế biến hoa màu và nung vôi nhằm phục vụ đắc lực hơn nữa đối với sản xuất nông nghiệp. Trong việc kinh doanh cần thực hiện tốt việc hạch toán kinh tế, tích cực chống lỗ và cố gắng để có lãi. Với những cơ sở đang xây dựng mới cần phải làm tốt việc xây dựng cũng nhƣ việc chuẩn bị sản xuất, việc lựa chọn công nhân phải làm cẩn thận ngay từ đầu.

Để làm tốt nhiệm vụ năm 1964, ngành công nghiệp phải chú trọng tiếp tục bồi dưỡng cán bộ và công nhân về tư tưởng và nghiệp vụ; ban công nghiệp phải đƣợc kiện toàn; đồng thời phải làm tốt cuộc vận động 3 xây 3 chống, thông qua đó mà phát động tư tưởng cán bộ công nhân, cải tiến công tác và sửa chữa khuyết điểm [140;6].

Đối với lĩnh vực thương nghiệp, với điều kiện tự nhiên không thuận lợi, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tập trung hơn phát triển thương nghiệp vận tải đường sông.

Tận dụng đặc điểm tự nhiên để phát huy thế mạnh riêng, đƣa hàng hóa từ các cảng, bến sông về các khu vực vùng sâu vùng xa, phục vụ nhân dân. Đây cũng là con đường chính để vận chuyển hàng hóa của tỉnh xuất khẩu ra tỉnh khác. Tiếp tục thực hiện nghị quyết thường vụ Tỉnh uỷ tháng 12-1963, trong đó chú trọng: mau chóng hoàn thành việc thanh toán tài chính; tăng cường bộ máy lãnh đạo và kiện toàn tổ chức ty Thương nghiệp, tách khâu mua và bán riêng, tiếp tục củng cố các cơ sở HTX mau bán; đảm bảo quản lý hàng hoá tốt và phân phối đúng chính sách và kịp

thời, cố gắng phấn đấu mỗi huyện đều có đơn vị hạch toán kinh tế; phải làm chặt việc cải tạo tiểu thương và thủ công hơn nữa, còn việc phân cấp quản lý, lập các công ty giao cho Ban thường vụ nghiên cứu giải quyết sau [140;8].

Nhìn chung, trong công tác chỉ đạo các nhiệm vụ quan trọng, Đảng bộ tình Hòa Bình đã có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, tiêu biểu cho trí tuệ và phẩm chất đạo đức của toàn Đảng bộ. Trong công tác chỉ đạo đã thể hiện đƣợc bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, có tinh thần đoàn kết, tự phê bình và phê bình. Tuy nhiên một số cán bộ, đảng viên chƣa thật sự chủ động trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, nhất là tham gia vào sự lãnh đạo tập thể. Một số người chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm ở vị trí công tác, chƣa thật sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc truyền đạt và lãnh đạo triển khai thực hiện. Vì vậy, trong công tác thực tiễn không tránh khỏi những hạn chế, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ chung của Tỉnh. Những hạn chế này qua thực tiễn công tác kiểm điểm và khen thưởng đã dần được khắc phục, tạo điều kiện phát huy tiềm năng của tỉnh Hòa Bình trong nhiều lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo kinh tế từ năm 1954 đến năm 1964 (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)