Chương 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÕA BÌNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1965
2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ tỉnh
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
Quán triệt Nghị quyết Đại hội III của Đảng LĐVN, Đảng bộ Hòa Bình đã tiến hành họp Đại hội lần thứ 4 (vòng 2) từ ngày 20 đến 28 tháng 1 năm 1961, gồm 193 đại biểu thay mặt cho 5.179 đảng viên ở 335 cơ sở Đảng trong toàn tỉnh Hòa Bình. Tố Hữu - Ủy viên Trung ƣơng Đảng đã về dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Trong 8 ngày làm việc, Đại hội đã thảo luận đánh giá những thành tích, tồn tại trong 3 năm cải tạo và xây dựng XHCN ở Hòa Bình và quyết định phương hướng, nhiệm vụ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Chấp hành Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, căn cứ vào đặc điểm tình hình tỉnh Hòa Bình, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ IV (kỳ II) quyết định phương hướng, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với những mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế cơ bản sau:
Thứ nhất, ra sức phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp toàn diện mạnh mẽ và vững chắc làm nhiệm vụ trung tâm, đồng thời hết sức coi trọng phát triển công nghiệp. Trên cơ sở đó nâng cao năng suất lao động, bước đầu giải quyết vững chắc vấn đề lương thực; hết sức coi trọng phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá, nghề phụ.
Thứ hai, đối với công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp sản xuất tƣ liệu sản xuất phải ra sức phát triển phục vụ đắc lực cho nông nghiệp, đồng
3 HTX Đại Phong ở tỉnh Quảng Bình, lá cờ đầu trong phong trào thi đua cải tiến quản lí HTX và kĩ thuật.
4
thời coi trọng phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp chế biến nông, lâm, thổ sản và sản xuất vật phẩm tiêu dùng, xúc tiến công tác thăm dò khảo sát mỏ. Tích cực phát triển hợp tác xã mua bán đi sâu vào nông thôn.
Thứ ba, hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu thương lao động, vận tải và ngư nghiệp, với quy mô rộng và cao hơn.
Thứ tư, cải thiện thêm một bước đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân lao động các dân tộc, tăng thêm thu nhập thực tế, bảo đảm cho nhân dân các dân tộc đƣợc ăn no, mặc ấm, tăng thêm sức khỏe, có thêm nhà ở và đƣợc học tập [149;214].
Đại hội khẳng định các nhiệm vụ trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất có liên quan mật thiết với nhau, lấy phát triển sản xuất nông nghiệp làm nhiệm vụ trung tâm, đồng thời hết sức coi trọng phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và phát triển toàn diện, cân đối nhằm tạo cơ sở vật chất, đƣa vùng cao tiến kịp vùng thấp, toàn tỉnh Hòa Bình tiến kịp miền xuôi, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
Đại hội đã đề ra một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế trong kế hoạch 5 năm 1961 - 1965 nhƣ sau: Giá trị tổng sản lƣợng nông nghiệp 5 năm tăng khoảng 65% so với năm 1960, bình quân mỗi năng tăng 10,8%; giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp và thủ công nghiệp tăng gấp 4 lần so với năm 1960, bình quân hàng năm tăng khoảng 32% [151;119]. Từ phương hướng và nhiệm vụ chung và những mục tiêu cơ bản nêu trên, Đại hội đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế.
Tiếp tục hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, vận tải tư nhân. Cụ thể trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Hòa Bình phải hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN. Làm tốt nhiệm vụ đó, quan hệ sản xuất XHCN sẽ đƣợc củng cố và mở rộng, sức sản xuất sẽ phát triển nhanh, đời sống của nhân dân các dân tộc sẽ được cải thiện thêm một bước.
Về hợp tác hóa nông nghiệp, nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu trong 5 năm lần thứ nhất là hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, đƣa toàn bộ HTX lên bậc cao. Ra sức củng cố và nâng cao chế độ hợp tác hóa, không ngừng nâng cao năng suất lao động, thực hiện từng bước cuộc cách mạng kỹ thuật. Trên cơ sở đó không ngừng cải tiến đời sống vật chất và văn hóa cho toàn thể xã viên, tăng tích lũy XHCN cho HTX, mở rộng phúc lợi tập thể, làm cho HTX hơn hẳn về sản xuất và đời sống.
Nhiệm vụ hàng đầu của các HTX nông nghiệp là phát triển sản xuất. Phát triển sản xuất có quan hệ trực tiếp và gắn liền với công tác củng cố HTX, với việc mở rộng quy mô tổ chức của HTX và đƣa HTX từ bậc thấp lên bậc cao. Phát triển sản xuất là nội dung chủ yếu và lâu dài của công tác củng cố HTX.
Trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, phải luôn luôn nắm vững đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn, trong đó trọng yếu nhất là dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ với trung nông; phải luôn luôn nắm vững 3 nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ.
Về cải tạo thủ công nghiệp, ra sức hoàn thành cải tạo XHCN đối với thủ công nghiệp nhằm hướng có lợi cho kinh tế quốc dân và cho thợ thủ công, tích cực củng cố các tổ hợp tác và HTX sản xuất thủ công nghiệp về mọi mặt, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải tiến công cụ, tăng cường thiết bị, cải tiến kỹ thuật sản xuất, để đƣa thủ công nghiệp và thợ thủ công tiến lên CNXH.
Đối với người buôn bán nhỏ, ra sức chuyển một số lớn sang sản xuất một cách có kế hoạch, có lãnh đạo chặt chẽ, tránh mọi khuynh hướng muốn cắt hết ngay những người buôn bán nhỏ, không quan tâm đến đời sống của họ. Đối với những số còn lại, cần tiếp tục thông qua các hình thức hợp tác để sử dụng họ cùng với mậu dịch quốc doanh và HTX mua bán thành mạng lưới thương nghiệp đi sâu vào nông thôn và rẻo cao để cung cấp hàng hóa và thu mua nông lâm thổ sản của nhân dân các dân tộc, không nên tập trung họ ở các thị xã, thị trấn.
Về cải tạo vận tải tư nhân, trên cơ sở tự nguyện của những người làm nghề vận tải, chuyển công tƣ hợp doanh ô tô vào công ty quốc doanh vận tải ô tô, chuyển
những chủ xe và lái xe trở thành nhân viên của nhà nước. Đối với HTX vận tải thô sơ thủy bộ sẽ hoàn thành lên HTX cao cấp, sáp nhập các HTX nhỏ cùng một tuyến đường vào liên HTX do các trạm vận tải quản lý phân phối thống nhất.
Nhiệm vụ của một số ngành kinh tế trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất có một số điểm cần chú trọng nhƣ:
Đối với tỉnh Hòa Bình, nông nghiệp vẫn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc là vấn đề then chốt của việc cải thiện đời sống cho nhân dân, là cơ sở để phát triển công nghiệp và mở rộng việc giao lưu hàng hóa, đưa nền kinh tế của tỉnh Hòa Bình trở nên phồn vinh và thúc đẩy mọi mặt công tác khác phát triển.
Nhiệm vụ của sản xuất nông nghiệp trong 5 năm lần thứ nhất là ra sức phát triển sản xuất lúa, hoa màu, rau đậu, chăn nuôi gia súc, nghề cá nhằm bước đầu giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, tự túc những thực phẩm chủ yếu, làm cho nhân dân các dân tộc ăn no, ăn đủ, đảm bảo thức ăn cho gia súc, đảm bảo lương thực dự trữ vững chắc trong tay Nhà nước và cung cấp một phần quan trọng về sức kéo và thịt cho miền xuôi đồng thời đẩy mạnh quan trọng về sức kéo và thịt cho miền xuôi đồng thời đẩy mạnh trồng cây gây rừng và khai thác hợp lý rừng nhằm bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và vật liệu xây dựng của tỉnh Hòa Bình và cung cấp cho Trung ƣơng để xuất khẩu.
Nhiệm vụ trung tâm về sản xuất nông nghiệp là giải quyết tốt vấn đề lương thực, đồng thời hết sức coi trọng phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp và nghề phụ. Trong sản xuất lương thực, vẫn lấy lúa làm chủ yếu đồng thời hết sức coi trọng ngô, khoai, sắn.
Đi đôi với sản xuất lương thực là chủ yếu, các mặt khác trong nông nghiệp có một vị trí rất quan trọng. Ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình, tiềm năng để phát triển ngành chăn nuôi rất phong phú. Ngành chăn nuôi không những đảm bảo cung cấp đầy đủ sức kéo, phân bón theo yêu cầu của trồng trọt cũng nhƣ thực phẩm cung cấp cho nhân dân tỉnh Hòa Bình mà còn cung cấp cho các tỉnh miền xuôi.
Ngành lâm nghiệp chiếm một vị trí quan trọng không kém các ngành trồng trọt và chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Hòa Bình, có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp lâm thổ sản theo đúng kế hoạch của Nhà nước cho nhu cầu của địa phương, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc.
Để phát triển nông nghiệp, phải cải tiến nông cụ và thực hiện nửa cơ giới, tiến lên cơ giới hóa sau này, ra sức thực hiện thâm canh, tăng năng suất đồng thời mở rộng diện tích bằng cách tăng vụ và khai hoang; bước đầu xây dựng cơ sở làm theo quy mô nhỏ, phân phối nhân lực hợp lý, đảm bảo nghề nông và nghề rừng phát triển cho cân đối.
Nhiệm vụ phát triển công nghiệp chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Vì vậy song song với việc phát triển nông nghiệp, cần hết sức coi trọng phát triển công nghiệp địa phương và lãnh đạo chặt chẽ nhằm cung cấp tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp là chủ yếu.
Công nghiệp quốc doanh đảm nhiệm cung cấp những tƣ liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp và vật liệu xây dựng cơ bản là chủ yếu, đồng thời chế biến nông lâm thổ sản và khai thác một số mỏ cần thiết để cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu của địa phương và hỗ trợ cho công nghiệp của Trung ương.
Phát triển thủ công nghiệp nhằm cung cấp cho nông nghiệp một số loại nông cụ nhỏ mà công nghiệp quốc doanh không sản xuất và đáp ứng một phần nhu cầu về vật phẩm tiêu dùng cho nhân dân nhƣ chum, vại chế biến mía thành mật, xát sắn, sấy chè…
Phương hướng xây dựng và phát triển chủ yếu về tư liệu sản xuất trong 5 năm tới là phát triển công nghiệp cơ khí sản xuất nông cụ, đồng thời xây dựng lò cao sản xuất một phần gang thép phục vụ cho công nghiệp địa phương và bước đầu khai thác một số mỏ nhằm cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp của địa phương và cung cấp một phần cho nhu cầu của Trung ương.
Đi đôi với phát triển tƣ liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp là chủ yếu, cần hết sức coi trọng phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp chế biến nông lâm thổ sản và thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Đối với thương nghiệp cần ra sức phát triển và củng cố mậu dịch quốc doanh, HTX mua bán, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở sản xuất phát triển, tiếp tục ổn định giá cả một cách vững chắc, điều chỉnh một số giá cả cho hợp lý, phấn đấu để giảm giá hàng.
Đại hội cũng nhấn mạnh một số chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 1961 kết hợp với hoàn thành cải tạo XHCN đối với nông nghiệp:
Ra sức củng cố hợp tác xã nông nghiệp về mọi mặt chuyển toàn bộ hợp tác xã hiện nay lên hợp tác xã toàn xã (công hữu toàn bộ ruộng đất, trâu bò và phân phối hoàn toàn theo lao động), đƣa 95% hợp tác xã lên 3 khoán, phát triển mạnh sản xuất. Trên cơ sở đó, đảm bảo từ 35 - 40% hợp tác xã có đủ tiêu chuẩn hợp tác xã bậc cao nhƣ quy định của Trung ƣơng; tiến hành sáp nhập dần hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã lớn, quy mô phổ biến vào khoảng trên dưới 70 hộ. Trừ vùng cao và nơi phong trào quá yếu còn tối thiểu xã nào cũng đều có sáp nhập 2, 3 hợp tác xã nhỏ làm một hợp tác lớn [79;5].
Để đánh giá kết quả của 2 năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), đề ra phương hướng hoạt động, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Hòa Bình lần thứ V đã họp từ ngày 24-5 đến ngày 1-6-1963. Đồng chí Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCHTƢ Đảng đã về dự và có ý kiến phát biểu chỉ đạo Đại hội. Phạm Văn Đồng chỉ đạo tỉnh Hòa Bình phải khắc phục từng bước để cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội, cải tạo đời sống và cải tạo con người; phải có kế hoạch lâu dài; đồng thời phải có kế hoạch từng năm từng bước, nhưng phải kiên trì không thể làm một lúc mà đƣợc. Phạm Văn Đồng nêu rõ: Trung ƣơng quan tâm khá đặc biệt đến tỉnh Hòa Bình vì lẽ nó có những khả năng lớn. Trung ƣơng sẵn sàng giúp đỡ trong phạm vi khả năng của Nhà nước [151;156].
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ V khẳng định quan hệ sản xuất XHCN được mở rộng thêm và đang được củng cố dưới 2 hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể [151;156]. Qua báo cáo kiểm điểm công tác, BCH Đảng bộ tỉnh Hòa Bình khóa IV đã có sự đánh giá một cách khách quan, đúng thực chất về những
yếu kém, tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cùng những nguyên nhân của sự tồn tại, yếu kém đó.
Xuất phát từ những đặc điểm khách quan của một tỉnh miền núi, những thuận lợi và khó khăn, những thành tựu và hạn chế cùng những bài học kinh nghiệm trong nhiệm kỳ 1960 - 1963, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ V đã đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 năm 1963 - 1965 nhằm phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, trong đó có một số vấn đề chính:
Về nông nghiệp, phải ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc. Đây là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng bộ trong những năm tới và lương thực là khâu cơ bản trong toàn bộ nền nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình. Mục tiêu sản xuất lương thực là đảng bảo cung cấp đủ cho nhân dân trong tỉnh Hòa Bình, kể cả nhân khẩu trong khu vực phi nông nghiệp, người miền xuôi lên phát triển kinh tế miền núi, nông lâm trường. Có lương thực dự trữ, có đủ thức ăn cho gia súc để phát triển chăn nuôi.
Phương hướng giải quyết lương thực là phải đi vào thâm canh tăng năng suất và tăng vụ lúa, đồng thời phát triển mạnh hoa màu, giải quyết tốt khâu chế biến, chú trọng khâu dự trữ và hết sức coi trọng việc tiết kiệm lương thực. Đại hội cũng đề ra phương hướng cụ thể cho mỗi vùng. Những khu vực tập trung sản xuất lúa như ở Kim Bôi, Lương Sơn, vùng thấp của huyện Tân Lạc, Lạc Sơn. Đối với Mai Châu, Đà Bắc, vùng cao của huyện Tân Lạc, Lạc Sơn bên cạnh lúa ruộng sẵn có hết sức phát triển hoa màu, chế biến hoa màu, ăn thay lúa gạo. Lạc Thủy cần coi lúa và hoa màu ngang nhau, riêng Kỳ Sơn ngoài lúa cần coi trọng ngô. Vùng cao hạn chế việc phá rừng làm nương theo lối du canh mà tích cực hướng dẫn thâm nhập canh tác tăng năng suất ở những bãi bằng và nơi có độ dốc thấp tiến tới định canh định cƣ.
Vùng thấp kiên quyết xóa bỏ lối du canh đó. “Phấn đấu đến năm 1965, đƣa tổng sản lượng lương thực (thóc và hoa màu quy thóc) lên 184.500 tấn (trong đó hoa màu chiếm 48%), bình quân đầu người (quy thóc) là gần 600kg, trong đó tổng sản lượng hoa màu quy ra thóc bằng 48% tổng sản lượng lương thực” [151;158].
Trên cơ sở sản xuất lương thực phát triển, cần đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp nhƣ ở Đà Bắc chủ yếu là chè, Mai Châu là cánh kiến và gai, Lạc Sơn và Tân
Lạc là gai, trẩu, sở, ở Lạc Thủy là đỗ tương và thuốc lá, ở Kỳ Sơn là mía, ở Lương Sơn, Kim Bôi là trẩu, sở, bồ đề. Nhìn chung vùng thấp chủ yếu là gai, đậu tương, mía, trẩu, sở, vùng cao chủ yếu là gai, cánh kiến, chè. Về cây ăn quả, chú trọng phát triển dứa, chuối, cam, đào nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Về chăn nuôi:
Cần phải ra sức phát triển thật mạnh chăn nuôi để đảm bảo cung cấp thịt và một phần sữa cho nhân dân và khu vực phi nông nghiệp, cung cấp sức kéo cho miền xuôi và vùng khai thác gỗ, đồng thời đảm bảo nhiều phân bón cho ngành trồng trọt. Trong chăn nuôi cần chú trọng cả vùng thấp lẫn vùng cao, cả chăn nuôi tập thể và gia đình. Một số chỉ tiêu chủ yếu cần đảm bảo đến năm 1965 là 73.000 con trâu, 30.000 con bò, 240.000 con lợn, 10.000 con dê [151;158].
Đối với nghề rừng, phương hướng nghề rừng là kết hợp chặt chẽ việc bảo vệ, tu bổ, cải tạo và trồng rừng với việc khai thác và chế biến lâm sản nhằm đảm bảo tái sản xuất XHCN tài nguyên rừng, cung cấp thường xuyên và lâu dài sản phẩm lâm nghiệp cho nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân, tăng thu nhập của nhân dân và Nhà nước, đồng thời phát huy tác dụng phòng hộ cho nông nghiệp và quốc phòng.
Từng vùng đƣợc quy định một cách cụ thể, nhƣ Đà Bắc cần phải khai thác nhƣng hết sức coi trọng tu bổ và cải tạo rừng. Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn chú trọng tu bổ, cải tạo rừng đi đôi với khai thác. Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn do rừng bị tàn phá nên cần tập trung vào việc trồng rừng, tu bổ, cải tạo rừng, chủ yếu trồng bương, tre, nứa, lành anh, trẩu, sở, xoan… Đi đôi với việc trồng rừng, tu bổ, cải tạo rừng, cần giáo dục cho nhân dân lợi ích to lớn của rừng để nâng cao ý thức bảo vệ. Mặt khác, cần có biện pháp có hiệu quả nhằm chấm dứt nạn đốt, phá rừng bừa bãi.
Đối với nông trường quốc doanh: tích cực trồng lương thực để tự túc phần lớn, tiến lên tự túc hoàn toàn về lương thực; xây dựng được quan hệ tốt với các HTX địa phương và nhân dân các dân tộc (cần tổng kết rút kinh nghiệm của nông trường Cửu Long về vấn đề này); có trách nhiệm giúp đỡ các HTX địa phương về