Vận động và tổ chức quần chúng làm kinh tế phù hợp với đặc điểm địa phương

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo kinh tế từ năm 1954 đến năm 1964 (Trang 100 - 104)

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2 Một số kinh nghiệm

3.2.1. Vận động và tổ chức quần chúng làm kinh tế phù hợp với đặc điểm địa phương

Nói về sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

trong sự nghiệp thiêng liêng chống Mỹ cứu nước, trải qua muôn nghìn gian khổ hy

sinh, nhân dân Việt Nam đã lập nên những chiến công vô cùng oanh liệt. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, trước hết là do toàn dân tộc đoàn kết một lòng, quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lƣợc.

Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả hợp thành của nhiều nhân tố. Trước hết đó là tinh thần yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam được hun đúc qua mấy nghìn năm lịch sử, được thử thách trước thiên tai địch họa. Điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử từ bao đời đã hình thành và trao truyền tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, ý chí quật cường, sự mưu trí, sáng tạo của người dân đất Việt trong quá trình chế ngự thiên nhiên và chống chọi với giặc giã. Dặm dài lịch sử nhọc nhằn đó đã bồi đắp lòng yêu quê hương đất nước, tình đoàn kết bền chặt của cộng đồng cư dân sinh sống, làm ăn trên đất nước Việt Nam.

Với những nhận thức, kinh nghiệm tích lũy được trước đó, trong mọi nhiệm vụ của dân tộc, Đảng đã phát triển chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước lên một tầm cao mới. Với tinh thần “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một!”,

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, vƣợt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ mà cách mạng giao phó, không chỉ trong kháng chiến mà cả lĩnh vực sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế.

Để tập hợp, động viên các lực lượng yêu nước, Đảng đã đề ra đường lối tổ chức, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân theo tư tưởng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở miền Bắc, trong điều kiện mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đƣợc thành lập để tăng cường củng cố khối thống nhất toàn dân, thực hiện nhiệm vụ xây dựng bảo vệ miền Bắc XHCN, vừa thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong quá trình hoạt động, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực sự phát huy sức mạnh mới của toàn dân, của cả dân tộc trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Quán triệt tinh thần của Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình luôn coi đoàn kết dân tộc là điểm nhạy cảm trong mọi nhiệm vụ chính trị của các tỉnh miền núi nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng. Sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế không chỉ yêu cầu những điều kiện thực lực cơ bản, mà còn đòi hỏi sự thống nhất về quan điểm của đồng bào các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình.

Ngay từ khi bước vào thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, Tỉnh ủy Hòa Bình đã nhận thức được việc cần phải tăng cường đoàn kết các dân tộc, đoàn kết nhân dân, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố các tổ chức quần chúng, chủ yếu là Nông hội. Hàng năm tỉnh Hòa Bình đều tổ chức đại hội liên hoan các dân tộc cho từng vùng hoặc từng dân tộc. Qua đó tranh thủ các tầng lớp nhân dân, vận động đƣợc khối đại đoàn kết dân tộc nên đã động viên đƣợc tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh Hòa Bình. Lấy đó làm cơ sở để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế xã hội, đặc biệt là các nhiệm vụ quan trọng nhƣ sản xuất, cứu đói, thu thuế nông nghiệp. Cán bộ đảng viên đã chú ý giáo dục, bồi dƣỡng, động viên quần chúng cơ bản giải quyết những mâu thuẫn ở nông thôn, giải tỏa thành kiến giữa các dân tộc, chú ý quan tâm đến đời sống quần chúng, nhất là những vùng cao ít người.

Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhằm tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực hiện và động viên quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo tư tưởng Hồ Chí Minh trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân và theo phương châm tất cả hướng đến quần chúng nhân dân, phục vụ quần chúng nhân dân.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng, với tinh thần có dân là có tất cả, dân ủng hộ ít, thắng lợi ít, dân ủng hộ hoàn toàn, thắng lợi hoàn toàn, trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng, Đảng luôn xác định công tác

vận động quần chúng là vấn đề chiến lƣợc của cách mạng, là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên và lâu dài của từng tổ chức trong hệ thống chính trị của Việt Nam, là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, có những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và đối tượng của cách mạng khác nhau. Vì vậy, công tác vận động quần chúng cũng đƣợc thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc sống và nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Đảng tiếp tục phát huy những bài học kinh nghiệm của công tác vận động quần chúng, khơi dậy các nguồn lực của đất nước, thực hiện thành công các nhiệm vụ lớn lao của dân tộc.

Quán triệt tinh thần của Trung ƣơng Đảng, sau cải cách ruộng đất, do đòi hỏi của công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, việc tiến hành cải tạo nông nghiệp đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể là nhu cầu tất yếu khách quan. Hội nghị Trung ƣơng Đảng tháng 11 năm 1958 đã nhấn mạnh: Hợp tác hóa nông nghiệp là yêu cầu phát triển khách quan của nông thôn, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong giai đoạn mới, đồng thời quyết định tiến hành hợp tác hóa, xây dựng HTX nông nghiệp trên toàn miền Bắc.

Chấp hành nghị quyết của Trung ƣơng, Đảng bộ Hòa Bình đã lãnh đạo tổ chức phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, bắt đầu bằng việc xây dựng thí điểm HTX Hạ Bì vào tháng 5 năm 1958.

Tổng cộng cả hai đợt thí điểm kể cả hợp tác xã Nội toàn tỉnh đã có 60 hợp tác xã gồm có 2.288 hộ chiếm 6,73% tổng số hộ trong đó có 12.344 nhân khẩu chiếm 6% dân số, ruộng đất có 1.403.250 bó mạ tức là vào khoảng 1.403 công mẫu ruộng cấy lúa 38.909 mạ tức là 38 công mẫu đất ruộng mầu, 9 công mẫu đất trồng cây công nghiệp, hơn 2 mẫu ta thả cá, trâu bò có : 2.176 trâu, bò 1.055 bò, 191 nghé, 250 bê, 71 cày 51,1530 cày thường 1719 bừa sắt. Trong 60 hợp tác xã có 8 hợp tác xã thuộc đồng bào Thái, 3 cái sen kẽ đồng bào Mường và thổ, 2 cái có đồng bào công giáo còn lại thuộc vùng đồng bào Mường. Về hình thức có 38 cái hoàn toàn công hữu ruộng đất, trâu bò nông cụ, 20

cái mới công hữu ruộng đất nông cụ chƣa công hữu trâu bò 2 cái còn ở hình thức thấp [40;16].

Mặc dù HTX nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, song việc vận động đƣợc đại đa số hộ nông dân vào con đường làm ăn tập thể đã chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, là tiền đề và nền tảng căn bản để Hòa Bình tiếp tục mở rộng quy mô HTX, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước 5 năm (1961 - 1965).

Quán triệt chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ III (9-1961) và Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 5 (7-1961) về chuyển HTX từ bậc thấp lên bậc cao đồng thời mở rộng quy mô HTX, nhằm phát triển sản xuất. Tỉnh ủy Hòa Bình đã tổ chức cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật HTX. Qua cuộc vận động, HTX nông nghiệp Hòa Bình đã đạt đƣợc thành tựu to lớn góp phần làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp và nông thôn, bước đầu đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc lớn mạnh.

Tuy còn tồn tại nhiều hạn chế, nhƣng những thành tựu của kinh tế Hòa Bình đạt đƣợc trong thời kỳ 1954 - 1964 đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hòa Bình là điều kiện quyết định thắng lợi. Yêu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình phải nỗ lực quyết tâm, biết vƣợt qua hoàn cảnh khó khăn để giành đƣợc thắng lợi, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình một cách mạnh mẽ, vững chắc.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo kinh tế từ năm 1954 đến năm 1964 (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)