Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.2 Một số kinh nghiệm
3.2.4. Nâng cao trình độ nhận thức và năng lực quản lý cho cán bộ, đảng viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế
Tỉnh ủy Hòa Bình đã chỉ đạo mở nhiều đợt giáo dục chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng. Công tác giáo dục về chính trị và tư tưởng gắn chặt với nhiệm vụ chính trị và kinh tế. Trên cơ sở tiến hành tốt công tác giáo dục về chính trị và tư tưởng, quần chúng quán triệt sâu sắc tình hình và nhiệm vụ mới của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Tiếp tục xây dựng và bảo vệ CNXH, động viên quần chúng phát huy cao độ nhiệt tình cách mạng và năng lực sáng tạo, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý thức làm chủ tập thể.
Nội dung giáo dục xoay quanh những vấn đề trọng yếu của công cuộc phát triển kinh tế địa phương, có tác dụng đẩy mạnh sản xuất trên các mặt. trong đó hướng chủ yếu là tận dụng tài nguyên, sử dụng hợp lý đất đai để thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, phát triển chăn nuôi, ngành nghề phụ. Tháng 6 năm 1958, Tỉnh
uỷ chủ trương xây dựng hợp tác xã thí điểm xóm Nội Hạ Bì. Sau khi xây dựng đã rút đƣợc một số kinh nghiệm tỉnh uỷ mở lớp đào tạo 150 cán bộ và mở rộng diện thí điểm ra khắp các huyện tạo điều kiện cho các cấp uỷ rút kinh nghiệm để lãnh đạo mở rộng phong trào. Đợt I xây dựng thí điểm 15 cái trong 7 huyện gồm: Lương Sơn 5, Kỳ Sơn 3, Lạc Sơn 1, Tân Lạc 2, Đà Bắc 1, Mai Châu 2, Lạc Thuỷ 1.
Tháng 12 năm 1958, Tỉnh uỷ mở lớp huấn luyện đào tạo 400 cán bộ Huyện, Tỉnh, Chi uỷ xã và một số cán bộ cốt cán, tổng kết phong trào đổi công và hợp tác xã, đề ra kế hoạch củng cố và nâng cao phong trào đổi công đồng thời mở rộng thí điểm xây dựng hợp tác xã đợt hai, chủ trương định xây dựng đợt hai là 36 HTX nhƣng sau khi đó các huyện về quyết định xây dựng thêm 7 cái nữa, có Huyện đã đề nghị Tỉnh chƣa đƣợc đồng ý đã tiến hành xây dựng, “tổng số đợt 2 xây dựng là 43 cái gồm: Lương Sơn 12, Kỳ Sơn 5, Lạc Thuỷ 6, Đà Bắc 5, Mai Châu 6, Tân Lạc 3, Lạc Sơn 4” [40;16].
Trong từng đợt học tập, Tỉnh ủy Hòa Bình chọn những báo cáo điển hình toàn diện hoặc điển hình từng mặt của các HTX, từ đó liên hệ với khả năng của từng HTX, phân tích tìm ra những nguyên nhân làm năng suất thấp và đƣa ra giải pháp khắc phục. Trong sản xuất, các HTX cũng thường xuyên tiếp thu những kinh nghiệm cũng nhƣ sáng kiến của xã viên, cán bộ để rút kinh nghiệm. Qua học tập, quần chúng tích cực khắc phục những hạn chế, phấn đấu thực hiện kế hoạch sản xuất đề ra. Cán bộ lãnh đạo càng hiểu biết sâu hơn về phương hướng thâm canh tăng năng suất trong nông nghiệp.
Căn cứ vào trình độ hiểu biết của mỗi tầng lớp quần chúng, những diễn biến về tư tưởng của cán bộ, Tỉnh ủy Hòa Bình đề ra nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp. Đối với cán bộ trực tiếp lãnh đạo thâm canh, tăng năng suất có biểu hiện ngại khó, làm một cách lúng túng, đại khái, rụt rè. Song song với việc bồi dƣỡng chính trị để nâng cao tinh thần trách nhiệm, tỉnh Hòa Bình còn bồi dƣỡng về phương pháp làm việc và những hiểu biết về kỹ thuật thâm canh. Đối với những cán bộ lãnh đạo có tư tưởng giáo điều, rập khuôn, Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ đạo đẩy mạnh công tác phê phán chống tư tưởng bảo thủ, ngại khó, thiếu tinh thần trách nhiệm để
nâng cao ý thức của cán bộ. Vận dụng đường lối và biện pháp thâm canh một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện canh tác của địa phương. Đối với tầng lớp nông dân, xã viên đứng tuổi có những tư tưởng bảo thủ, phải tận dụng và kết hợp kinh nghiệm với kỹ thuật tiên tiến, thực hành trên đồng ruộng để phân tích, thấy rõ hiệu quả từng bước nâng cao hiểu biết đối với vấn đề thâm canh. Đối với tầng lớp thanh niên, song song với việc đào tạo qua thực tế, tỉnh Hòa Bình còn mở khóa đạo tạo dài ngày để nắm vững khoa học, kỹ thuật nông nghiệp.
Hàng loạt các phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong các tổ chức quần chúng ở nông thôn đƣợc phát động. Trong tổ chức thanh niên có phong trào thi đua để đƣa năng suất lúa ở các chân ruộng năng suất thấp lên, xung phong làm các việc khó, thực hiện các khâu kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lúa, chăn nuôi. Ngoài ra, các tổ chức khác nhƣ phụ nữ, thiếu niên... cũng tích cực tham gia. Hoạt động của các tổ chức quần chúng góp phần tạo nên khí thế thi đua, tinh thần cách mạng trong quần chúng nhân dân, thúc đẩy mọi mặt hoạt động công tác, sản xuất, đem lại những hiệu quả kinh tế, có ý nghĩa chính trị. Trong quá trình thi đua, tổ chức cơ sở của các đoàn thể quần chúng được củng cố thêm một bước. Các hình thức hoạt động tăng hơn trước, chất lượng sinh hoạt cũng tăng theo. Tư tưởng tiêu cực, bảo thủ dần đƣợc khắc phục góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Nhìn chung với những chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ, sự triển khai tích cực của các cấp chính quyền trong 10 năm (1954 - 1964), kinh tế của tỉnh Hòa Bình đã có bước tiến đáng kể, đời sống nhân dân được nâng cao hơn trước chiến tranh rõ rệt. Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ đã để lại những kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong những năm tiếp theo.
Tiểu kết chương 3
Quá trình Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1954 đến năm 1964 là quá trình đƣa tỉnh miền núi Hòa Bình vƣợt qua rất nhiều khó khăn, thách thức và đã giành đƣợc những thắng lợi quan trọng, có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Thắng lợi trên mặt trận kinh tế không chỉ giúp cho tỉnh Hòa Bình giải quyết được vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất đáp ứng cho yêu cầu của đời sống nhân dân trong tỉnh Hòa Bình mà còn hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ hậu phương cũng nhƣ nhiệm vụ xây dựng CNXH. Kinh tế phát triển đã thúc đẩy quá trình phân công lại lao động trong trong các ngành theo hướng tích cực. Nông nghiệp nông thôn của tỉnh Hòa Bình có bước phát triển mới cùng với quá trình xây dựng, củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất XHCN. Không những thế, kinh tế phát triển còn góp phần tích cực vào xây dựng, củng cố và phát triển các hoạt động khác của đời sống xã hội nhƣ văn hóa, giáo dục, y tế, xây dựng cơ bản… Thắng lợi trên mặt trận kinh tế của tỉnh Hòa Bình càng khẳng định và củng cố lòng tin vào những khả năng tiềm tàng về phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình còn rất lớn và mở ra hướng đi lên theo hướng tập trung, chuyên canh, thâm canh và phát triển toàn diện.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, quá trình lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh tế của Đảng bộ từ năm 1954 đến năm 1964, còn có nhiều hạn chế. Trên cơ sở những thành tựu, hạn chế đó, rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm quý báu trong chủ trương và chỉ đạo phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình.