Thiết bị phân loại

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CÔNG NGHỆ và THIẾT bị sơ CHẾ bảo QUẢN tập TRUNG một số LOẠI RAU, HOA, QUẢ tươi (Trang 32 - 36)

1.3. Thiết bị Sơ chế bảo quản

1.3.4. Thiết bị phân loại

Công đoạn này rất cần thiết để tăng cường sự đồng nhất về chất lượng, kích cỡ của sản phẩm.

Các thiết bị phân loại dựa trên kích thước, hình dáng, hoặc màu sắc. Nguyên lý chủ yếu hiện nay ở các nước Châu Á là dùng trống quay liên tục, trên mỗi hàng trống có các kích thước lỗ khác nhau và tốc độ quay của trống có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng phân loại của thiết bị.

Trong khi đó thiết bị phân loại của các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, ... hệ thống thiết bị

hiện đại vừa có năng suất rất cao (20 - 35 tấn/giờ) khả năng phân loại theo kích thước, hình dạng lại có thể phân loại theo mầu sắc, dẫn đến cần phải nghiên cứu kỹ công đoạn này cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

ƒ Các nguyên lý phân loại củ quả. Tuỳ theo đặc tính phân loại mà có thể phân chia thành các nhóm:

- Phân loại theo trọng lượng;

- Phân loại theo màu sắc;

- Phân loại theo kích thước.

Các nguyên lý phân loại theo kích thước:

a) Theo nguyên lý quang - điện tử:

Hình 1.20. Nguyên lý quang điện tử

Như đã nêu ở trên – ngoài khả năng kinh phí cũng như kỹ thuật của đề tài.

b) Thiết bị phân loại mầu sắc

Hình 1.21. Thiết bị phân loại mầu sắc – STRAUSS, Mỹ

Máy phân loại theo màu sắc và trọng lượng thường được được ứng dụng hệ thống điện tử, quang-điện tử. Các thiết bị này hiện nay với trình độ của nước ta chưa thể chế tạo được. Giá thành các thiết bị soi trên thế giới cũng rất cao (khoảng 100.000 USD$) do đó chúng ta sẽ không đề cập ở đây.

c) Thiết bị phân loại dạng trống chọn

Hình 1.23. Thiết bị phân loại của Hàn Quốc

ƒ Ưu điểm:

Là máy có kết cấu không phức tạp, dễ thay đổi trống sàng khi thay đổi loại rau quả (cà chua, cam quýt…), chi phí năng lượng riêng thấp, làm việc liên tục, thích hợp khi liên hợp với các máy và thiết bị khác trong dây chuyền.

ƒ Nhược điểm:

- Trong quá trình phân loại dễ làm xây xát hoa quả - Chỉ phân loại được những quả tròn

- Thay đổi các loại sàng để phù hợp cho từng loại quả là khó khăn

Hình 1.24. Trống phân loại quả d) Thiết bị phân loại dạng sàng rung.

Máy phân loại bằng sàng rung có nguyên lý làm việc không có sự khác biệt với các máy phân loại ngũ cốc hiện có với các lỗ sàng phù hợp với kích thước rau quả.

Nhược điểm của loại máy theo nguyên lý này là quả dễ bị kẹt vào lỗ sàng gây xây xát. Các kích thước quả lớn nên khi rung có thể làm dập quả.

Hình 1.22. Thiết bị phân loại theo nguyên lý trống quay của hãng Tongnong – Đài Loan

e) Phân loại lô quay:

Hình 1.26. Sơ đồ phân loại quả bằng lô quay

Thường được dùng cho các loại quả tròn. Khi đường kính quả nhỏ hơn khe hở giữa hai lô quay sẽ bị rơi xuống. Trong trường hợp quả có đường kính lớn sẽ được một con lăn ở dưới đẩy lên và thoát ra khỏi cặp lô nhờ chuyển đổng quay của lô. Với loại củ, quả có chiều dài lớn (dưa chuột, đặc biệt là cà- rốt rất) dễ bị kẹt dữa hai lô và gây tắc cho máy.

Các loại máy phân loại bằng lô quay rất đa dạng về hình dáng lô cũng như kích thước:

Hình 1.27. Thiết bị phân loại bằng lô quay f) Thiết bị phân loại dạng dây đai

Hình 1.25. Hệ thống thiết bị phân loại quả theo nguyên lý sàng rung của hãng Tongnong – Đài Loan

Hình 1.28. Thiết bị phân loại dạng dây đai của Lakewood – Hà Lan

ƒ Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản

ƒ Nhược điểm: Loại này cũng thường được dùng cho quả tròn. Khi quả có độ dài lớn sẽ nằm ngang trên băng không thể rơi xuống.

g) Thiết bị phân loại dạng con lăn giãn đều

Hình 1.29. Thiết bị phân loại dạng con lăn giãn đều

Loại này tương tự như phân loại bằng con lăn quay nhưng với cấu tạo đặc biệt, khoảng cách giữa hai con lăn kề nhau tăng dần theo chiều tiến của băng tải. Loại này đặc biệt thích hợp cho cả loại quả tròn cũng như loại quả dài. Do khoảng cách các con lăn tăng dần nên khả năng làm hư hỏng quả là rất ít.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CÔNG NGHỆ và THIẾT bị sơ CHẾ bảo QUẢN tập TRUNG một số LOẠI RAU, HOA, QUẢ tươi (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)