PHẦN HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.3.1. Thực trạng kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của GV Sinh học ở một số trường phổ thông trường phổ thông
1.3.1.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp điều tra
Để tìm hiểu thực trạng kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của GV dạy Sinh học tại một số trường THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra GV dạy Sinh học của một số trường THPT tại một số địa bàn tỉnh Hải Phòng (trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường THPT Vĩnh Bảo, trường THPT Cộng Hiền, trường THPT Lê Hồng Phong, trường THPT Trần Nguyên Hãn, trường PTTH Mạc Đĩnh Tri), ở Hà Nội (trường PT Dân lập Lômônôxốp, Trường PTTH Nguyễn Gia Thiều), ở Vĩnh Phúc (trường THPT Xuân Hoà) với tổng số 36 GV. Quá trình điều tra được thực hiện trong năm học 2011 – 2012.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của GV bằng việc sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến (Phiếu số 1 - Phụ lục 1). Các nội dung điều
tra được cụ thể trong bộ câu hỏi gồm 18 câu gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở được thiết kế dựa trên 4 vấn đề chính sau:
1. Hiểu biết trong việc xây dựng câu hỏi (những hiểu biết về lí thuyết) và kĩ năng xây dựng câu hỏi trong dạy học Sinh học của GV;
2. Hiểu biết lí thuyết liên quan tới sử dụng câu hỏi để dạy học Sinh học và kĩ năng sử dụng câu hỏi của GV;
3. GV đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của bản thân, của GV mới ra trường và của SV thực tập tại trường (nếu có);
4. Khó khăn và mong muốn của GV trong việc nâng cao kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi.
Ngoài ra, chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, tìm hiểu giáo án, trao đổi với một số GV. Trên cơ sở tổng hợp số liệu phiếu điều tra và nội dung phỏng vấn, chúng tôi đưa ra những phân tích dựa trên kết quả phiếu điều tra về từng vấn đề được trình bày trong các bảng 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 trong mục tiếp theo của luận án.
1.3.1.2. Kết quả và phân tích
Vấn đề 1: Hiểu biết của GV trong việc xây dựng câu hỏi và kĩ năng xây dựng câu hỏi trong dạy học Sinh học (câu 1 đến câu 6 và câu 18):
Bảng 1.2. Kết quả điều tra về hiểu biết lí thuyết và kĩ năng xây dựng câu hỏi của GV trong dạy học Sinh học
Câu Nội dung Số
lƣợng Tỉ lệ (%) 1. Đánh giá của thầy (cô) về tác dụng của “Câu hỏi” trong quá trình dạy học
(vai trò của dạy học bằng câu hỏi):
A. Kích thích tính độc lập, sáng tạo của HS, giúp GV thu
được thông tin ngược về quá trình dạy và học 6 16,7 B. Bồi dưỡng khả năng diễn đạt bằng lời nói, tạo được hứng
thú học tập cho HS 9 25,0
C. Giúp cá thể hóa cách học một cách tối ưu, tạo điều kiện
cho HS tự học và rèn phương pháp học 3 8,3
D. Cả ba đáp án trên 18 50,0
2. Ý kiến của Thầy (cô) về mức độ cần thiết của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông:
A. Rất cần thiết 22 61,1
B. Cần thiết 14 38,9
C. Không cần thiết 0 0,0
3. Theo Thầy (cô) thành phần của mỗi câu hỏi nói chung gồm:
A. Điều đã biết 0 0,0
B. Điều cần tìm 6 16,7
C. Cả điều đã biết và điều cần tìm 30 83,3
Câu 4. Theo Thầy (cô), nếu xét theo các mức độ nhận thức của HS thì có thể có những loại câu hỏi nào? Mục tiêu của câu hỏi này là đánh giá sự hiểu biết của GV về việc phân loại câu hỏi theo các mức độ nhận thức của HS đặc biệt là cách phân loại câu hỏi theo Bloom. Hầu hết GV (30/36) đưa ra 4 loại câu hỏi theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, sáng tạo. Một số ít GV (6/36) còn nhầm lẫn sự phân loại câu hỏi theo mức độ nhận thức mà phân loại câu hỏi theo hình thức thể hiện. Đó là, câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Câu 5. Khi Thầy (cô) xây dựng câu hỏi, Thầy (cô) thường tiến hành theo mấy bước?
Đó là những bước nào? Mục tiêu của câu hỏi này là đánh giá sự hiểu biết của GV về quy trình xây dựng câu hỏi. Đa số GV (27/36) đưa ra 3 bước xây dựng câu hỏi. Cách diễn đạt 3 bước có khác nhau nhưng nhìn chung có thể diễn đạt 3 bước đó là: Xác định mục tiêu; ra câu hỏi; tìm hướng trả lời câu hỏi. Trong số các GV được điều tra, có một số GV (9/36) không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này. Như vậy, có thể thấy trong thực tế việc xây dựng câu hỏi là việc làm thường xuyên của GV nhưng GV hầu như không quan tâm tới việc đặt câu hỏi cần tuân theo một quy trình gồm các bước như thế nào, hoặc họ có thể xây dựng được câu hỏi nhưng lại lúng túng trong việc diễn đạt các thao tác để ra câu hỏi.
Câu 6. Theo Thầy (cô), câu hỏi tốt cần đảm bảo những tiêu chí nào? Mục tiêu của câu hỏi này là tìm hiểu xem GV đưa ra các tiêu chí như thế nào để đánh giá một câu hỏi tốt. Trong số các GV được điều tra, có 9/36 GV không đưa ra câu trả lời. Một số GV đưa ra được tiêu chí: diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, bám sát mục tiêu bài học, có tính chất gợi mở. Hầu hết GV chưa đưa ra được đầy đủ các tiêu chí như: câu hỏi nêu ra bám sát mục tiêu bài học; hướng vào nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học; phát triển được các mức độ tư duy khác nhau ở HS; vừa sức, phù hợp với trình độ và năng lực khác nhau của HS, diễn đạt rõ ràng, chính xác, chỉ rõ được điều cần hỏi.
Ngoài ra, câu hỏi 18 nhằm mục đích đánh giá kĩ năng xây dựng câu hỏi của GV thông qua một nội dung cụ thể trong SGK Sinh học THPT.
Từ kết quả thể hiện trong bảng 1.2 và kết quả trả lời của các câu hỏi mở (câu 4, 5, 6 và 18) trong các phiếu điều tra, chúng tôi có những nhận định sơ bộ sau: Đa số GV trong số các GV được điều tra nhận thức đúng về vai trò của câu hỏi trong dạy học, về sự cần thiết của việc trang bị kĩ năng xây dựng câu hỏi, về thành phần của một câu hỏi. Tuy nhiên, có thể thấy rằng đa số GV chưa được trang bị lí thuyết về quy trình xây dựng câu hỏi nói cách khác là cách thức để có thể thiết kế được câu hỏi, điều đó dẫn tới kĩ năng xây dựng câu hỏi cho một nội dung cụ thể còn hạn chế. Hầu hết GV viết lại các câu hỏi ở cuối bài học trong SGK, một số câu hỏi khác SGK nhưng dường như hỏi chỉ để hỏi, câu hỏi đưa ra chưa đi sâu vào bản chất của nội dung kiến thức. GV
chỉ viết ra câu hỏi nghĩa là chỉ thực hiện bước 3 trong quy trình, bỏ qua các bước xác định mục tiêu của đoạn nội dung cần xây dựng câu hỏi, xác định nội dung cần trả lời cho câu hỏi xây dựng, do đó kéo theo cũng không có bước chỉnh sửa về nội dung và hình thức diễn đạt của câu hỏi. Số câu hỏi xây dựng được không những ít về số lượng mà chất lượng của câu hỏi cũng không cao. Hầu hết, GV chỉ xây dựng câu hỏi ở mức 1 (tái hiện), mức 2 (hiểu) và mức 3 (áp dụng) mà rất ít khi đặt và sử dụng câu hỏi ở các mức cao hơn (phân tích, đánh giá, sáng tạo). Điều đó cũng có nghĩa GV chỉ quan tâm tới câu hỏi ở những mức tư duy bậc thấp theo thang phân loại Bloom.
Vấn đề 2: Hiểu biết của GV trong việc sử dụng câu hỏi và kĩ năng sử dụng câu hỏi để dạy học Sinh học (câu 7 đến câu 10):
Bảng 1.3. Kết quả điều tra về hiểu biết lí thuyết và kĩ năng sử dụng câu hỏi của GV để dạy học Sinh học
Câu Nội dung Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
SL % SL % SL %
7. Khi soạn GA bài lên lớp dạy kiến thức mới, Thầy (cô) thường sử dụng loại câu hỏi nào trong các loại câu hỏi sau và mức độ sử dụng các loại câu hỏi đó?
Câu hỏi tái hiện kiến thức (mức độ biết) 32 88,9 4 11,1 0 0,0
Câu hỏi mức độ hiểu 36 100,0 0 0,0 0 0,0
Câu hỏi mức độ áp dụng 36 100,0 0 0,0 0 0,0 Câu hỏi yêu cầu tổng hợp, phân tích,
khái quát hoá, hệ thống hoá 13 36,1 21 58,3 2 5,6 Câu hỏi yêu cầu phê phán, đánh giá 5 13,9 27 75,0 4 11,1 Câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo 6 16,7 26 72,2 4 11,1
10. Trong dạy học, Thầy (cô) thường quan tâm tới việc rèn luyện cho HS biết cách tự đặt câu hỏi ở mức độ:
8 22,2 28 77,8 0 0,0 Kết quả trong bảng 1.3 cho thấy:
- Khi soạn giáo án bài lên lớp dạy kiến thức mới thì tỉ lệ cao số GV (dao động từ 89% đến 100%) thường xuyên sử dụng câu hỏi ở mức độ tư duy thấp (mức biết, hiểu và áp dụng), tỉ lệ GV dao động từ 58% đến 75% là thỉnh thoảng sử dụng các câu hỏi ở mức tư duy bậc cao (phân tích, đánh giá, sáng tạo). Một số ít GV (5,6% - 11%) không bao giờ sử dụng các câu hỏi ở mức tư duy cao trong dạy học.
- Kết quả trong bảng 1.3 về câu hỏi 10 cho thấy, 22,2% GV “thường xuyên” rèn luyện cho HS của họ kĩ năng xây dựng câu hỏi, còn phần lớn GV (77,8%) chỉ
“thỉnh thoảng” rèn luyện kĩ năng này cho HS. Điều đó có nghĩa là GV không quan tâm nhiều tới việc rèn kĩ năng đặt câu hỏi cho HS của mình có lẽ vì họ chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc tự đặt câu hỏi của HS sẽ giúp HS cải thiện trình
độ hiểu biết và phương pháp tư duy cũng như tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường học tập đối thoại.
Câu 8. Theo Thầy (cô), trong từng khâu dạy học thì câu hỏi có những đặc điểm khác nhau cơ bản nào? Mục tiêu của câu hỏi này là đánh giá khả năng phân biệt tính chất và phạm vi của câu hỏi trong mỗi khâu của quá trình dạy học từ đó đánh giá kĩ năng sử dụng câu hỏi của GV phù hợp với mỗi khâu dạy học. Cách diễn đạt của GV về đặc điểm của câu hỏi trong mỗi khâu dạy học có khác nhau tuy nhiên có thể thấy rằng hầu hết GV (29/36) đều thống nhất: trong khâu dạy kiến thức mới thì câu hỏi phải kích thích được tư duy sáng tạo của HS, câu hỏi phải gợi mở kiến thức; trong khâu ôn tập, củng cố hoàn thiện kiến thức thì câu hỏi mang tính chất tổng hợp kiến thức; trong khâu kiểm tra – đánh giá thì câu hỏi phải đảm bảo cả 3 mức độ tái hiện, hiểu và vận dụng kiến thức. Tuy nhiên họ lại đưa ra nhận định chưa thật chính xác về các câu hỏi sử dụng trong khâu dạy kiến thức mới. Họ cho rằng, chỉ cần câu hỏi ở mức độ tái hiện và mức độ hiểu thay vì cần tất cả các câu hỏi ở các mức độ từ nhận biết tới vận dụng cao theo thang 4 mức mà Bộ Giáo dục đang sử dụng hoặc từ mức 1 đến mức 6 theo thang phân loại của Bloom. Số GV còn lại (7/36) chưa có câu trả lời cho câu hỏi này hoặc trả lời thiếu chính xác về đặc điểm của câu hỏi trong mỗi khâu của quá trình dạy học.
Câu 9. Khi lựa chọn câu hỏi để thiết kế các hoạt động dạy học trong GA, Thầy (cô) thường dựa vào những căn cứ nào? Mục tiêu của câu hỏi này là đánh giá nhận thức của GV trong việc lựa chọn câu hỏi để sử dụng trong thiết kế các hoạt động dạy học.
Câu trả lời của phần lớn GV là dựa vào hai trong số các căn cứ như: khâu dạy học, thời gian, trình độ nhận thức của HS, kiến thức của bài. Chỉ có khoảng một nửa số GV (15/36) được điều tra đưa ra đúng và đủ các căn cứ để lựa chọn câu hỏi như: mục tiêu bài học, nội dung bài học và trình độ đối tượng HS.
Ngoài ra, khi tìm hiểu giáo án của một số GV, chúng tôi nhận thấy, hầu hết GV (đặc biệt là các GV có từ 5 năm công tác trở lên) không thực sự đầu tư cho giáo án.
Đầu tiên là việc xác định mục tiêu bài học. Đa số GV nhất là các GV lớn tuổi và GV ở những trường vùng nông thôn, việc xác định mục tiêu bài học chỉ là hình thức, GV vẫn còn quen viết mục tiêu cho hoạt động của thầy thay vì phải xác định mục tiêu mà trò phải đạt được, cũng không quan tâm tới Chuẩn KT-KN khi xác định mục tiêu bài học, không có sự kết nối giữa việc xác định mục tiêu bài học với việc phân tích tìm nội dung trọng tâm, do đó trong cùng một bài học không có sự thống nhất trong việc xác định nội dung trọng tâm bài học của các GV khác nhau. Trong giáo án, chủ yếu là liệt kê những kiến thức cần truyền đạt như một dàn bài chi tiết. Số câu hỏi đặt ra rất ít chủ yếu tập trung vào các chủ đề lớn của bài học. Một số GV đã có câu hỏi tìm tòi, câu hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS nhưng chưa nhiều và chưa thường xuyên.
Trong giáo án, cũng chưa thể hiện được sự quan tâm đến phản ứng của HS trước mỗi câu hỏi. Do đó câu hỏi đưa ra không phù hợp với trình độ nhận thức của HS, chưa thể hiện được lôgíc tìm tòi kiến thức của HS, ngoài ra giáo án cũng không có sự lưu ý tới việc sử dụng câu hỏi cho các đối tượng HS khác nhau nghĩa là dùng một GA cho tất cả các lớp HS từ lớp trung bình đến lớp chọn. Ở một số trường nội thành, GV đã bước đầu xác định đúng mục tiêu bài học theo hướng tích cực hoá. Chắc chắn đó là một trong số ít các GV đã được tham gia tập huấn về thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo Chuẩn KT-KN mà Bộ Giáo dục triển khai năm 2011. Trong giáo án, GV đã chú ý tới hoạt động của HS, chú ý tới phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của HS bằng việc thiết kế các hoạt động học tập tích cực, bằng việc sử dụng kết hợp nhiều PPDH, sử dụng câu hỏi tự lực nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định rằng số GV này chưa nhiều.
Vấn đề 3: GV tự đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của bản thân, đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của GV mới ra trường và của SV thực tập tại trường (câu 11 đến câu 15):
Bảng 1.4. Kết quả điều tra GV đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi Câ
u
Nội dung Mức độ
Rất thành
thạo (Tốt) Thành thạo (Khá)
Chƣa thành thạo (Cần cải
tiến)
SL % SL % SL %
11. Việc xây dựng các câu hỏi nêu vấn đề (câu hỏi kích thích được sự suy nghĩ, tìm tòi kiến thức của HS) đối với Thầy (cô) là:
5 13,9 26 72,2 5 13,9 12. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về kĩ
năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học của bản thân?
3 8,3 28 77,7 5 14,0
13. Thầy (cô) hãy đánh giá về kĩ năng sử dụng câu hỏi của bản thân khi tổ chức các hoạt động học tập cho HS bằng câu hỏi theo các tiêu chí sau:
1. Hệ thống câu hỏi hướng vào giải
quyết mục tiêu của bài học 32
88,
9 3 8,3 1 2,8
2. Hệ thống câu hỏi nêu ra tập trung làm rõ nội dung trọng tâm của bài học 29
80,
5 5 13,9 2 5,6 3. Hệ thống câu hỏi nêu ra phù hợp với
lôgíc nội dung từng phần của bài học 3 8,3 11 30,6 22 61,1 4. Hệ thống câu hỏi đưa ra đúng lúc,
phù hợp với các giai đoạn trong tiến
trình dạy học 3 8,3 29 80,6 4 11,1
5. Hệ thống câu hỏi vừa sức, lôi cuốn
được nhiều HS tham gia trả lời, 2 5,6 19 52,8 15 41,7
không khí lớp học sôi nổi
6. Hệ thống câu hỏi có tính phân hóa, kích thích tư duy, tăng cường khả
năng vận dụng kiến thức 2 5,6 5 13,9 29 80,6
7. Các câu hỏi được phân phối cho HS một cách hợp lí, có thời gian chờ phù
hợp để HS suy nghĩ trả lời 11
30,
6 11 30,6 14 38,9 8. Hệ thống câu hỏi nêu ra thể hiện sự
thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp; có sự kết hợp với các phương pháp và PTDH khác
3 8,3 5 13,9 28 77,8 9. Xử lí câu trả lời của HS (đúng, sai)
một cách phù hợp 31
86,
1 5 13,9 0 0,0 10. Câu hỏi đo lường được mức độ đạt
mục tiêu bài học; Câu hỏi định hướng được cho việc tự học tiếp theo
2 5,6 8 22,2 26 72,2
14. Nhận định của Thầy (cô) về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của
GV mới ra trường là: 2 5,6 7 19,
4 27 75,0
15. Nhận định của Thầy (cô) về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của giáo sinh thực tập tại trường (nếu có) những năm gần đây:
0 0,0 7 19,4 29 80,6 Kết quả bảng 1.4 cho thấy:
- Phần lớn GV (77,7%) tự đánh giá về khả năng xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học của bản thân đạt mức thành thạo (khá). Tỉ lệ GV tự đánh giá ở mức rất thành thạo (tốt) và mức chưa thành thạo (cần cải tiến) chiếm tỉ lệ nhỏ (tương ứng là 8,3%
và 14%). Điều này có nghĩa là, phần lớn GV khá tự tin về khả năng đặt câu hỏi của mình, tuy nhiên họ cũng thừa nhận sự hạn chế trong việc đặt các câu hỏi có chất lượng cao trong dạy học (các câu hỏi ở mức tư duy bậc cao). Theo chúng tôi, hoạt động dạy học phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố. Yếu tố quan trọng thứ nhất là nội dung kiến thức. Yếu tố thứ hai không kém phần quan trọng là phương pháp (hay kĩ năng sử dụng phương tiện để chuyển tải nội dung kiến thức). Có nhiều phương pháp như thuyết trình/ giảng giải, nêu vấn đề, khám phá, thí nghiệm…
trong đó có phương pháp đặt câu hỏi. GV thường rất chú trọng tới yếu tố thứ nhất mà xem nhẹ yếu tố thứ hai. Do đó mà số liệu trên cũng đã phản ánh một vấn đề là số lượng GV quan tâm đúng mức tới cả hai yếu tố trên để cải tiến hiệu quả dạy học của mình là không nhiều kể cả GV đã công tác lâu năm.
- Với số liệu đánh giá kĩ năng sử dụng câu hỏi theo các tiêu chí từ 1 đến 10 (câu 13) chúng tôi thấy rằng, đa số GV tự đánh giá ở mức độ rất thành thạo về tiêu chí 1, 2 và 9 (chiếm từ hơn 80% đến gần 89%); ở mức thành thạo về tiêu chí 4 và 5; ở mức