Thực trạng kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của SV khoa Sinh học - ĐHSP ĐHSP

Một phần của tài liệu Luận án rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 62 - 70)

PHẦN HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.3.2. Thực trạng kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của SV khoa Sinh học - ĐHSP ĐHSP

1.3.2.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trên đối tượng là SV khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 gồm: SV năm thứ 4 (K32 - niên khóa 2006 – 2010), SV năm thứ 3 các khóa K33 (niên khóa 2007 – 2011), K34

(niên khóa 2008 – 2012) và K35 (niên khóa 2009 – 2013) với tổng số SV được điều tra là 206.

Các nội dung điều tra được cụ thể trong bộ câu hỏi gồm 16 câu có cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở được thiết kế trong một phiếu điều tra (Phiếu số 2 - Phụ lục 1) dựa trên 3 vấn đề chính sau:

1) Hiểu biết của SV trong việc xây dựng, sử dụng câu hỏi trong dạy học (những hiểu biết về lí thuyết) và khả năng vận dụng những hiểu biết của bản thân về lí thuyết xây dựng câu hỏi cho một nội dung cụ thể trong SGK THPT;

2) SV tự đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của bản thân;

3) Khó khăn và mong muốn của SV trong việc nâng cao kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi.

1.3.2.2. Kết quả và phân tích

Số phiếu phát ra là 206 trong đó 160 phiếu cho SV năm thứ 3, 46 phiếu cho SV năm thứ 4, số phiếu thu về là 206. Tổng hợp và phân tích dữ liệu trong các phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả về các vấn đề nghiên cứu như sau:

Vấn đề 1: Hiểu biết của SV trong việc xây dựng, sử dụng câu hỏi trong dạy học (những hiểu biết về lí thuyết) và khả năng vận dụng những hiểu biết của bản thân về lí thuyết xây dựng câu hỏi cho một nội dung cụ thể trong SGK THPT (câu 1 đến câu 10 và câu 16):

Với 11 câu hỏi trong đó chủ yếu là câu hỏi mở, chỉ có 2 câu hỏi (3 và 6) là câu hỏi đóng được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá sự hiểu biết của SV về lí thuyết xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học cũng như khả năng vận dụng những hiểu biết của bản thân SV để xây dựng câu hỏi cho một nội dung cụ thể trong SGK Sinh học THPT (câu 16). Khi tiến hành phân tích dữ liệu từ câu trả lời cho các câu hỏi trong các phiếu điều tra thu được của SV, chúng tôi đã tiến hành phân loại SV theo 3 mức độ từ thấp đến cao. Theo đó, 3 mức độ là:

- Mức 1: Chưa có lí thuyết, kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi chưa thành thạo.

SV được xếp vào mức 1 nếu không có câu trả lời hoặc trả lời nhưng chưa đúng hoặc chỉ đúng một phần cho các câu hỏi mở thuộc nội dung vấn đề 1. Số câu hỏi thiết kế được trong câu 16 ít hơn 3, câu hỏi chưa đảm bảo về nội dung cũng như hình thức diễn đạt.

- Mức 2: Hiểu lí thuyết nhưng chưa sâu, kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi thành thạo. SV được xếp vào mức 2 nếu có câu trả lời đúng cho các câu hỏi 1, 2, 7, 8 nhưng đối với câu hỏi 4 và 5 thì có câu trả lời chỉ đúng một phần. Ngoài ra, số câu hỏi thiết kế được trong câu 16 từ 3- 5 câu, câu hỏi đã khai thác được nội dung kiến thức nhưng mới chỉ ở các mức nhận biết, hiểu và áp dụng.

- Mức 3: Thông hiểu lí thuyết, có kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi rất thành thạo. SV được xếp vào mức này nếu có câu trả lời đúng và đủ cho các câu hỏi 1, 2, 4, 5, 7, 8. Ngoài ra, số câu hỏi thiết kế được trong câu 16 từ 5 câu trở lên, câu hỏi khai thác được nội dung kiến thức và phát huy được không chỉ tư duy bậc thấp mà còn phát huy được tư duy bậc cao ở HS nghĩa là có cả câu hỏi ở các mức phân tích, đánh giá và sáng tạo.

Kết quả phân loại và đếm số lượng SV theo các mức được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.6. Kết quả điều tra về hiểu biết lí thuyết và khả năng vận dụng lí thuyết để xây dựng và sử dụng câu hỏi của SV

Mức

Kết quả Tổng số Mức 1 Mức 2 Mức 3

Số lƣợng 206 164 42 0

% 100 79,6 20,4 0,0

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số SV ở mức 1 là rất lớn (164/206 SV chiếm 79,6%). SV có lí thuyết về câu hỏi và có kĩ năng xây dựng, sử dụng câu hỏi thành thạo mới chỉ đạt gần 21%. Trong số 206 SV, không có SV nào thông hiểu lí thuyết, có kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi ở mức rất thành thạo (mức 3). Minh chứng là, khi được hỏi về các bước trong quy trình xây dựng câu hỏi (câu 5) thì 100% SV không đưa ra được một quy trình đúng và đầy đủ. Điều đó chứng tỏ rằng, SV chưa được trang bị về lí thuyết xây dựng câu hỏi, do đó kĩ năng xây dựng câu hỏi còn rất yếu. Một số SV xây dựng được các câu hỏi hay, có tác dụng phát huy tính tích cực của HS nhưng số lượng câu hỏi còn rất hạn chế, họ dựa vào sự phân tích nội dung kiến thức SGK để đưa ra các câu hỏi. Nhưng khi trả lời cho câu hỏi nêu các bước xây dựng câu hỏi thì họ cũng không nêu ra được quy trình đúng thể hiện các thao tác ra câu hỏi. Ngoài ra, với kết quả của câu 16 về xây dựng câu hỏi cho một nội dung cụ thể thuộc SGK Sinh học THPT, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết SV viết lại các câu hỏi ở mục “câu hỏi và bài tập” trong SGK, số câu hỏi tự đặt được là rất ít, nếu có thì câu hỏi còn vụn vặt, diễn đạt câu hỏi lủng củng, dài dòng, chưa nêu bật được điều cần hỏi. Đa số SV mới chỉ đặt được các câu hỏi ở mức tái hiện, mức hiểu và mức áp dụng. Đặc biệt, chưa có hoặc rất ít các câu hỏi đòi hỏi mức tư duy bậc cao (phân tích, đánh giá, sáng tạo).

Vấn đề 2: SV tự đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của bản thân (câu 11, 12 và 13):

Bảng 1.7. Kết quả điều tra SV tự đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi

Câu Nội dung Mức độ

Rất thành thạo (Tốt)

Thành thạo (Khá)

Chƣa thành thạo (Cần

cải tiến)

SL % SL % SL %

11 Việc xây dựng các câu hỏi nêu vấn đề (câu hỏi kích thích được sự suy nghĩ, tìm tòi kiến thức của HS) đối với bạn là:

5 2,4 92 44,7 10

9 52,9 12 Bạn đánh giá như thế nào về kĩ năng

xây dựng và sử dụng câu hỏi trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của bản thân?

7 3,4 74 35,9 12

5 61,7

13 Bạn đánh giá như thế nào về kĩ năng sử dụng câu hỏi của bản thân khi soạn giáo án và khi thực hành tập giảng theo các tiêu chí sau:

1. Hệ thống câu hỏi hướng vào giải

quyết mục tiêu của bài học 122 59,2 79 38,3 5 2,4 2. Hệ thống câu hỏi nêu ra tập trung

làm rõ nội dung trọng tâm của bài học

104 50,5 96 46,6 6 2,9 3. Hệ thống câu hỏi nêu ra phù hợp với

lôgíc nội dung từng phần của bài học 12 5,8 96 46,6 98 47,

6 4. Hệ thống câu hỏi đưa ra đúng lúc,

phù hợp với các giai đoạn trong tiến

trình dạy học 102 49,5 96 46,6 4 1,9

5. Hệ thống câu hỏi vừa sức, lôi cuốn được nhiều HS tham gia trả lời,

không khí lớp học sôi nổi 2 1,0 55 26,7 149 72,

3 6. Hệ thống câu hỏi có tính phân hóa,

kích thích tư duy, tăng cường khả

năng vận dụng kiến thức 2 1,0 35 17,0 169 82,

0 7. Các câu hỏi được phân phối cho HS

một cách hợp lí, có thời gian chờ

phù hợp để HS suy nghĩ trả lời 102 49,5 92 44,7 12 5,8 8. Hệ thống câu hỏi nêu ra thể hiện sự

thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp; có sự kết hợp với các phương pháp và PTDH khác

3 1,5 15 7,3 188 91,

3 9. Xử lí câu trả lời của HS (đúng, sai)

một cách phù hợp 31 15,0 163 79,1 12 5,8

10. Câu hỏi đo lường được mức độ đạt mục tiêu bài học; Câu hỏi định hướng được cho việc tự học tiếp theo

3 1,5 96 46,6 107 51, 9 Kết quả điều tra trong bảng 1.7 cho thấy:

- Tỉ lệ SV tự đánh giá chung về khả năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của mình ở mức chưa thành thạo là chủ yếu (dao động từ 53% đến 62%), mức thành thạo về kĩ năng này chiếm khoảng 36%. Tỉ lệ SV tự đánh giá ở mức rất thành thạo về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi là rất thấp (7/206 SV chiếm 3,4%).

- Khi tự đánh giá kĩ năng sử dụng câu hỏi theo các tiêu chí từ 1 đến 10, tỉ lệ cao nghiêng về mức rất thành thạo ở các tiêu chí 1, 2, 4 và 7 nghĩa là SV rất tự tin khi

lựa chọn câu hỏi trong việc thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với đối tượng HS. Trong kĩ thuật sử dụng câu hỏi trên lớp, SV tự tin trong việc phân phối câu hỏi cho các đối tượng HS, có thời gian chờ phù hợp. Còn đối với các tiêu chí 3, 4, 9 và 10 thì tỉ lệ cao SV (gần 50%) chỉ đạt mức thành thạo (khá). Tỉ lệ SV tự nhận thấy cần cải tiến kĩ năng sử dụng câu hỏi ở các tiêu chí 3, 5, 6, 8, 10 đặc biệt ở các tiêu chí 5, 6 và 8 (chiếm từ hơn 70% đến trên 90%). Điều đó có nghĩa là, SV còn yếu trong việc sử dụng câu hỏi sao cho phân hóa được HS, sử dụng nhiều câu hỏi ở mức tư duy bậc cao để có thể phát huy được tính tích cực của HS từ đó lôi cuốn nhiều HS tham gia, không khí lớp học mới sôi nổi. SV gặp khó khăn khi sử dụng câu hỏi để có thể tạo ra sự thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp, sử dụng câu hỏi kết hợp với các phương pháp và phương tiện dạy học khác.

Vấn đề 3: Khó khăn và mong muốn của SV trong việc nâng cao kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi (câu 14 và câu 15):

Bảng 1.8. Kết quả điều tra về khó khăn và mong muốn của SV trong việc nâng cao kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi

Câu Nội dung Số

lƣợng

Tỉ lệ (%) 14 Khó khăn mà bạn thường gặp trong việc xây dựng và sử dụng các câu hỏi khi

soạn giáo án và khi giảng tập là:

A. Không có hứng thú trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2 1,0 B. Chưa hiểu sâu sắc kiến thức trong SGK 97 47,1 C. Chưa được trang bị lý thuyết về xây dựng và sử dụng câu

hỏi trong dạy học 105 51,0

D. Khó khăn khác 2 1,0

15 Trong khi học tập ở trường đại học, bạn có mong muốn gì để nâng cao kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học?

A. Được rèn luyện, bồi dưỡng về kĩ năng xây dựng và sử

dụng câu hỏi 194 94,2

B. Được cung cấp tài liệu về kĩ thuật xây dựng và sử dụng

câu hỏi trong dạy học 10 5,7

C. Không cần thiết vì có thể tự mình xây dựng và sử dụng

câu hỏi một cách thành thạo 0 0,0

D. Mong muốn khác: … 2 1,0

Qua bảng trên chúng tôi thấy rằng, khó khăn chủ yếu mà SV gặp trong việc xây dựng và sử dụng câu hỏi là chưa hiểu sâu sắc kiến thức trong SGK (47,1%) và chưa được trang bị một cách bài bản, có hệ thống về lí thuyết cũng như chưa được rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi (51%). Do đó, hầu hết SV (94,2%) có mong muốn được rèn luyện, bồi dưỡng về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi. Một

số SV (5,7%) muốn được cung cấp tài liệu về kĩ thuật này để họ có thể trang bị lí thuyết và tự rèn luyện nâng cao kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học.

1.3.2.3. Kết luận về thực trạng kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của SV

Tổng hợp kết quả về các vấn đề tìm hiểu, chúng tôi rút ra kết luận sau: SV chưa được trang bị đầy đủ và có hệ thống về kĩ thuật xây dựng, sử dụng câu hỏi để dạy học, chưa được rèn luyện kĩ năng đó trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở trường đại học hoặc nếu có thì cũng thiếu bài bản và chưa mang tính chất nhất quán. Do đó, khả năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trong thiết kế bài soạn của SV còn rất hạn chế.

Nhiều SV chỉ tự đặt được rất ít câu hỏi, các câu hỏi trong giáo án chủ yếu tham khảo từ SGK, SGV hoặc các tài liệu thiết kế bài giảng khác. SV chưa tự mình xây dựng được các câu hỏi đảm bảo về nội dung cũng như hình thức diễn đạt của câu hỏi hoặc nếu có thì còn ở mức độ rất thấp. SV đặt câu hỏi một cách ngẫu nhiên và thường chỉ kiểm tra được mức độ biết và mức độ hiểu. SV cũng chưa phân biệt được tính chất và phạm vi của câu hỏi ở các khâu khác nhau của quá trình dạy học, chưa đưa ra được những căn cứ để có thể lựa chọn câu hỏi trong thiết kế các hoạt động học tập sao cho hiệu quả… Theo chúng tôi, thực trạng này do một số nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ SV chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi trong lớp học.

+ SV chưa được rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi.

+ SV năm thứ 3 đặc biệt là SV năm thứ 4 bắt đầu bị chi phối bởi nhiều vấn đề trong cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần.

+ Nhiều SV học sư phạm là do áp lực của gia đình nên họ không có hứng thú và chưa thật chú ý đến việc rèn kĩ năng dạy học cho bản thân.

- Nguyên nhân khách quan:

+ SV phải học rất nhiều các môn học khác trong chương trình đào tạo của trường mà các học phần Lí luận và Phương pháp dạy học có thời lượng không nhiều (2 tín chỉ / 1 học phần), trong khi đó lại có rất nhiều kĩ năng dạy học đòi hỏi SV phải luyện tập và rèn luyện thường xuyên.

+ GgV bộ môn trong đó đặc biệt là GgV phương pháp chưa quan tâm nhiều và cũng chưa có điều kiện để rèn luyện một cách bài bản và có hệ thống cho SV kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học.

Như vậy, qua khảo sát về kĩ năng xây dựng, sử dụng câu hỏi của SV các khóa từ K32 đến K35 khoa Sinh – KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2, chúng tôi nhận thấy thực trạng về việc rèn luyện kĩ năng xây dựng, sử dụng câu hỏi cho SV trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở trường ĐHSP Hà Nội 2 còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức. Để khắc phục thực trạng này, tổ bộ môn PPDH, Khoa Sinh – KTNN,

trường ĐHSP Hà Nội 2 đã trao đổi, lên kế hoạch và thống nhất sửa đổi khung chương trình các học phần PPDH Sinh học. Mỗi học phần đều có sự lồng ghép một số kĩ thuật dạy học tích cực trong đó dành thời lượng nhất định để rèn luyện cho SV kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi. Do đó, SV có nhiều cơ hội hơn rèn luyện các kĩ năng dạy học nói chung, kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi nói riêng góp phần nâng cao dần nghiệp vụ sư phạm cho SV. Đặc biệt, từ khóa 36 tổ bộ môn đã xây dựng được khung chương trình một số chuyên đề tự chọn về PPDH, phân công cán bộ đảm nhiệm viết chương trình và giảng dạy cho mỗi chuyên đề đó. Như vậy, từ khóa 36, SV được chọn một số chuyên đề tự chọn thuộc bộ môn PPDH trong đó có chuyên đề “Xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học Sinh học” với 2 tín chỉ. Điều đó thể hiện sự ghi nhận của nhà trường đối với những cố gắng của Khoa Sinh – KTNN nói chung, của tổ bộ môn PPDH Sinh học nói riêng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV của trường.

Kết luận chương 1

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về kĩ năng, kĩ năng dạy học, về câu hỏi và kĩ thuật xây dựng, sử dụng câu hỏi trong lớp học. Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về kĩ năng, kĩ năng dạy học; về việc rèn luyện kĩ năng dạy học; nhiều công trình nghiên cứu về câu hỏi với các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào ở Việt Nam nghiên cứu về việc rèn luyện cho SV kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi để tổ chức bài dạy Sinh học.

Với cơ sở lí luận về câu hỏi giúp chúng tôi có cơ sở để đề xuất quy trình rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho SV, định hướng các biện pháp rèn luyện nhằm đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện không chỉ kĩ năng xây dựng câu hỏi, kĩ năng sử dụng câu hỏi mà còn nhiều kĩ năng dạy học khác.

Với kết quả từ tìm hiểu thực trạng về kĩ năng xây dựng, sử dụng câu hỏi của GV Sinh học THPT và kĩ năng xây dựng, sử dụng câu hỏi của SV ĐHSP, chúng tôi rút ra kết luận: “Kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi là quan trọng và cần thiết. Muốn nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng câu hỏi thì SV cần phải được đào tạo”.

Thêm vào đó, Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung ương khoá VII nêu rõ “Để đảm bảo chất lượng đào tạo của giáo dục phổ thông cần phải giải quyết vấn đề thầy giáo”. Để đáp ứng được vấn đề nghị quyết nêu trên, theo GS.Trần Bá Hoành [35], cần tập trung vào một số định hướng chính sau đây:

+ Khẳng định vị trí của người GV là nhân vật trung tâm của mọi chương trình cải cách, cải tổ, đổi mới giáo dục.

+ Đổi mới trong đào tạo GV, phải xem nhân cách của người GV được xây dựng qua 3 giai đoạn: Hướng nghiệp sư phạm trước đào tạo; đào tạo cơ bản về nghề dạy học trong trường sư phạm và bồi dưỡng trình độ nghề nghiệp sau đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận án rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)