SƢ PHẠM ĐỂ DẠY HỌC SINH HỌC
2.2. XÂY DỰNG CÂU HỎI VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG XÂY DỰNG CÂU HỎI CHO SV HỎI CHO SV
2.2.1. Xây dựng câu hỏi
Về khái niệm câu hỏi, bản chất câu hỏi, phân loại câu hỏi và vai trò của câu hỏi trong dạy học, chúng tôi đã đề cập trong phần cơ sở lí luận. Trong mục này chúng tôi đề cập tới nội dung quy trình xây dựng câu hỏi, quy trình và biện pháp rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV. Quy trình sử dụng câu hỏi, quy trình và biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho SV chúng tôi sẽ đề cập trong mục 2.3 của luận án.
2.2.1.1. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi
Hiệu quả của câu hỏi trong dạy học phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng câu hỏi như thế nào. Do đó khi xây dựng câu hỏi trong khâu nghiên cứu tài liệu mới cần nắm vững một số nguyên tắc sau:
1) Bám sát mục tiêu dạy học: Mục tiêu là đích mà quá trình dạy học cần đạt được. Câu hỏi giúp cụ thể hoá mục tiêu dạy học, đồng thời là phương pháp tổ chức quá trình dạy học. Câu hỏi giúp kiểm tra đánh giá kết quả đạt mục tiêu của hoạt động dạy học và điều chỉnh quá trình tiến tới mục tiêu dạy học. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên khi xây dựng câu hỏi là phải bám sát mục tiêu dạy học để tránh đặt những câu hỏi lan man, không đúng trọng tâm.
2) Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác của kiến thức: Câu hỏi dùng để mã hoá nội dung bài học nên chúng cần được xây dựng đảm bảo tính chính xác, khoa học. Do đó, phải nắm vững kiến thức thì khi xây dựng câu hỏi mới đảm bảo được nội dung khoa học, chính xác của kiến thức mà HS cần lĩnh hội và mới đạt được mục tiêu dạy học.
3) Phát huy được tính tích cực trong học tập của HS: Mâu thuẫn là động lực chủ yếu của quá trình phát triển mọi sự vật, nên mâu thuẫn cũng là động lực chủ yếu
của nhận thức. Từ mâu thuẫn khách quan chuyển thành mâu thuẫn chủ quan dưới dạng câu hỏi trong dạy học đó chính là vấn đề học tập. Vấn đề học tập là những tình huống có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, và mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết. Khi giải quyết được vấn đề nghĩa là đã trả lời được câu hỏi. Khi đó HS đã lĩnh hội được tri thức mới.
Vậy khi xây dựng câu hỏi thì điều quan trọng là câu hỏi phải phát huy được tính tích cực học tập của HS. Muốn vậy câu hỏi đó phải là những tình huống có vấn đề, được HS chấp nhận như một “vấn đề học tập” mà họ cần và có thể giải quyết được, kết quả là phát huy tính tích cực học tập của HS, giúp HS lĩnh hội được tri thức mới, phát triển tư duy.
4) Phù hợp với trình độ đối tượng HS: Đặt câu hỏi có ý nghĩa về PPDH. Yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp này là thiết kế hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp với trình độ phát triển tâm sinh lí của HS. Trình độ câu hỏi phải cao hơn so với trình độ phát triển trí tuệ của HS. Cách hỏi và thời điểm hỏi cũng là một yếu tố cần lưu ý. Nếu xây dựng được hệ thống câu hỏi có chất lượng, sử dụng chúng hợp lí, GV sẽ nhanh chóng định hướng được người học vào nội dung chính, kích thích sự vận động của tư duy và kiểm tra được trình độ về kiến thức, kĩ năng của người học.
Như vậy, tùy trình độ của đối tượng HS mà xây dựng câu hỏi về số lượng và chất lượng cho phù hợp. Nói cách khác, câu hỏi phải vừa sức với HS để hạn chế sự chán nản từ phía người học. Trong mỗi tiết học hay phần học, câu hỏi đặt ra phải đi từ dễ đến khó, nội dung yêu cầu của câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác.
5) Phản ánh được tính hệ thống và khái quát: Nội dung kiến thức trong từng phần, từng chương và trong từng bài đều được trình bày theo một trật tự lôgíc có hệ thống. Tính hệ thống đó được quy định bởi chính nội dung khoa học và bởi lôgíc hệ thống của bản thân hoạt động tư duy của người học. Do đó, câu hỏi khi xây dựng cũng phải theo một trật tự lôgíc hệ thống cho từng nội dung SGK, cho một bài, một chương, một phần hay cả chương trình môn học. Nắm vững được tính lôgíc sẽ có tác dụng trong việc xây dựng các câu hỏi, tạo điều kiện cho HS phát triển tư duy. Thêm vào đó, mỗi câu hỏi hay một nhóm câu hỏi phải xây dựng sao cho khi trả lời HS sẽ nhận được một lượng kiến thức nhất định và theo hệ thống về một chủ đề trọn vẹn.
2.2.1.2. Quy trình xây dựng câu hỏi
Dạy cho SV kĩ năng xây dựng câu hỏi chính là dạy cho SV các thao tác hành động theo một lôgíc cấu thành kĩ năng xây dựng câu hỏi. Quá trình đó thể hiện ở sơ đồ:
Sơ đồ 2.1. Quy trình xây dựng câu hỏi Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
(trả lời cho câu hỏi: Người học sẽ phải đạt được những gì sau khi kết thúc bài học?) Mục tiêu bài học là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn, sắp xếp nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá. Mục tiêu bài học cũng là thành phần cơ bản của kế hoạch bài dạy. Mục tiêu bài học là sự miêu tả đầu ra mong đợi của GV và HS sau một bài học và cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả giờ học.
Xác định mục tiêu bài học là khâu trọng tâm nhằm thực hiện hai chức năng chính: một là định hướng trong dạy và học; hai là căn cứ để kiểm tra đánh giá kết quả tiến bộ của HS.
Dựa trên mục tiêu của chương trình, mục tiêu quy định trong chuẩn KTKN, GV cần cụ thể hóa các mục tiêu đáp ứng các chỉ báo của các tiêu chí. Do đó mục tiêu khi xây dựng cần đảm bảo các yêu cầu: quan sát được; lượng hóa được; khả thi; định hướng được cách dạy và học.
Có thể tham khảo tiêu chí SMART trong việc xác định mục tiêu, cụ thể [18]:
S (specific): cụ thể, chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu M (measuable): quan sát được, đo đếm được A (achiveable): khả thi, vừa sức
R (realistic): thực tế
T (time - scale): có giới hạn về thời gian Cách xác định mục tiêu bài học:
- Bắt đầu bằng tuyên bố: “Sau khi kết thúc bài học này (phần này, chương này…) người học phải/ có thể/ có khả năng/ sẽ: …”
- Sử dụng các động từ hành động, có thể lượng hóa được mức độ công việc HS phải đạt.
- Trong lĩnh vực nhận thức của mục tiêu, sử dụng thang bậc tư duy nhận thức của Bloom để phân cấp mục tiêu theo 3 bậc sau:
+ Bậc 1: Tái hiện – Nhớ (liệt kê, chỉ ra, nêu, mô tả, phát biểu, trình bày…). Bậc 1 là mục tiêu trung bình hay mục tiêu quy định trong Chuẩn KTKN.
+ Bậc 2: Tái tạo – Hiểu, Áp dụng (phân loại, giải thích, tóm tắt, áp dụng, tính toán, so sánh, phân biệt, phân tích, lập luận, chứng minh…). Bậc 2 là mục tiêu trên chuẩn mức thấp.
+ Bậc 3: Sáng tạo – Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá (phản biện, đưa ra ý kiến, đánh giá, bảo vệ, phán xét, bình luận, phê phán, dự báo, dự đoán…). Bậc 3 là mục tiêu trên chuẩn mức cao.
Tùy theo đối tượng HS mà xác định mục tiêu phù hợp theo các bậc. Tuy nhiên, trong mỗi mục tiêu bài học cần đáp ứng cả 3 mức độ nhằm rèn luyện năng lực học tập cho HS.
Khi xác định mục tiêu bài học cần lưu ý tránh một số lỗi sau:
- Mục tiêu quá vụn vặt hoặc quá cao so với trình độ của người học
- Mục tiêu không rõ ràng, không cụ thể và khó hiểu(sử dụng các từ khó xác định, khó lượng hóa như “nắm”, “hiểu”, “nhận thức”, “tư duy”, “thấy”, “kiến thức cơ bản”, “kiến thức trọng tâm”, “một số”, “vài”, “những”…)
- Mục tiêu không được thông báo cho HS…
Ví dụ: Đối với Bài 3. Thoát hơi nước, Sinh học 11 [26] [72] [41] có thể xác định mục tiêu nhƣ sau: Sau khi học xong bài này HS có thể:
1. Về kiến thức
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Trình bày được vai trò của quá trình thoát hơi nước
Trình bày được con đường thoát hơi nước:
qua khí khổng và qua cutin
Trình bày được cơ chế
Phân tích được vai trò của quá trình thoát hơi nước ở thực vật
So sánh được quá trình thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin
Chứng minh được lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây
Vận dụng được sự cân bằng nước trong cây để đưa ra các phương pháp chăm sóc, tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
Vận dụng được kiến thức về quá trình
đóng mở khí khổng
Liệt kê được các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
Trình bày được cách xác định cân bằng nước
Chứng minh được lá có cấu tạo phù hợp với chức năng thoát hơi nước
Phân tích được cơ chế đóng mở khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào
Phân tích được các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
thoát hơi nước qua lá để giải thích một số hiện tượng thích nghi của cây
Thiết kế được một số thí nghiệm về thoát hơi nước
2. Về kĩ năng: Rèn luyện một số kĩ năng
+ Phân tích, so sánh, quan sát và thực hành thí nghiệm + Hoạt động nhóm
3. Về thái độ
+ Giáo dục quan điểm duy vật biện chứng, hình thành thế giới quan khoa học cho HS, có ý thức trồng cây xanh bảo vệ môi trường.
+ HS hứng thú tìm tòi, giải thích các hiện tượng liên quan đến hoạt động sống của cây, có ý thức vận dụng kiến thức về thoát hơi nước trong đời sống.
Bước 2: Phân tích nội dung xác định kiến thức trọng tâm, xác định lôgíc nội dung bài học
(trả lời cho câu hỏi: Người học cần phải biết, nên biết và có thể biết những gì từ bài học? Các kiến thức bài học có lôgíc về nội dung như thế nào?)
Trong các tài liệu hướng dẫn triển khai chương trình dạy học của các cấp quản lí đã vạch ra khá rõ các nội dung trọng tâm cần đạt của chương trình môn học, chương và bài học [8] [40] [41]. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai nội dung dạy học thường gặp mâu thuẫn giữa yêu cầu nội dung, thời gian và hình thức thực hiện. Do đó để đảm bảo thực hiện đúng, đủ các yêu cầu về nội dung dạy học của chương trình đề ra, để đảm bảo mục tiêu dạy học, đồng thời dung hòa được những áp lực về thời gian, không gian, đối tượng… bất kì GV nào cũng cần phải thực hiện quá trình phân tích nội dung, cấu trúc hóa lại nội dung cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể. Muốn vậy, GV phải nghiên cứu kĩ tài liệu SGK, phân tích nội dung bài học ở mức chi tiết để có thể khái quát hóa về nội dung, xác định được các đơn vị kiến thức cấu thành bài học, yếu tố kiến thức trọng tâm, mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị kiến thức của bài học từ đó xác định tiến trình xây dựng tri thức cho người học.
Việc phân tích nội dung, cấu trúc bài học có vai trò:
- Giúp cụ thể hóa, chính xác hóa mục tiêu bài học.
- Giúp xác định các khái niệm, quy luật, quá trình sinh học, xác định kiến thức, kĩ năng đã có ở HS và nội dung kiến thức sẽ học ở những bài tiếp theo, từ đó xác định PPDH cụ thể.
- Giúp lập dàn ý bài dạy theo một trình tự hợp lí. Mỗi đề mục có chứa các nội dung và có giới hạn tương đối với các đề mục khác. Giữa các đề mục với nhau, giữa mục lớn với các mục nhỏ có mối quan hệ lôgíc cho phép phân chia nội dung ra từng đơn vị kiến thức làm cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động tìm tòi, khám phá.
- Là cơ sở quan trọng để gia công sư phạm các nội dung dạy học thành các dạng câu hỏi; sưu tầm, thiết kế và sử dụng các PTTQ.
- Giúp phân bố thời gian triển khai bài học một cách hợp lí.
Khi phân tích cấu trúc nội dung bài học cần:
- Xác định được vị trí của bài học đối với toàn chương, xác định sự liên quan giữa kiến thức bài học với kiến thức của các bài khác trong chương và với kiến thức chương khác; giữa kiến thức bài học với kiến thức bài trước và bài sau;
- Xác định các đơn vị kiến thức trong bài;
- Xác định kiến thức trọng tâm, cơ bản của bài học;
- Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức trong bài;
- Xác định lôgíc cấu trúc các nội dung bài học.
Ví dụ: Đối với Bài 3. Thoát hơi nước, Sinh học 11 – THPT [26] [72], có thể phân tích nhƣ sau:
1) Vị trí của bài học
Đây là bài thứ 3 thuộc phần A – chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”
trong chương trình Sinh học 11 - THPT. Hai bài đầu chương (Bài 1 và Bài 2), HS đã được tìm hiểu sự hấp thụ nước và muối khoáng qua rễ và vận chuyển nước và muối khoáng trong thân. Bài thứ 3 này HS sẽ được tiếp tục tìm hiểu về quá trình thoát hơi nước qua lá. Kết thúc các bài học này, HS sẽ nhận thức được sự trao đổi nước ở thực vật được thực hiện bởi ba quá trình: quá trình hấp thụ nước từ đất – đẩy nước từ rễ lên thân – thoát hơi nước ở lá. Sự phối hợp hoạt động của ba quá trình đã đưa được các phân tử nước từ đất vào rễ cây và được đưa lên tận ngọn cây dù cây có thể cao tới hàng trăm mét. Tuy nhiên, đây không phải là kiến thức hoàn toàn mới đối với HS vì Thoát hơi nước đã được học trong chương trình Sinh học 6 – THCS.
1.1. Kiến thức đã biết
+ Hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (Bài 1 Sinh học 11) + Vận chuyển các chất trong cây (Bài 2 Sinh học 11) + Khái niệm thoát hơi nước (Sinh học 6)
+ Cấu tạo của lá cây (Sinh học 6) + Cấu tạo của khí khổng (Sinh học 6)
+ Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với thực vật (Sinh học 6)
Các kiến thức trên HS đã được học trong Sinh học 6 – THCS. Tuy nhiên, HS mới chỉ biết đến khái niệm cấu tạo đơn giản ở một số cơ quan, bộ phận của cây. Trong Sinh học 11, các em tiếp tục tìm hiểu kiến thức quá trình sinh lí cũng như đi sâu phân tích các chức năng các cơ quan, bộ phận của cây. Trong Sinh học 11, HS sẽ được tìm hiểu về quá trình điều hòa thoát hơi nước trong cây thực chất là mối quan hệ giữa các quá trình quang hợp, hô hấp với thoát hơi nước.
1.2. Kiến thức bài học
+ Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với thực vật (phân tích rõ hơn so với Sinh học 6)
+ Con đường và cơ chế thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin + Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
+ Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng 1.3. Kiến thức liên quan tới phần sau
“Thoát hơi nước qua lá” liên quan Bài 7 – Thực hành: thí nghiệm so sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá. Từ con đường thoát hơi nước qua khí khổng, HS tiến hành thí nghiệm chứng minh thoát hơi nước qua khí khổng là con đường chủ yếu, so sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá từ đó thấy được sự phân bố khí khổng trên hai bề mặt lá.
Như vậy, bài 3 có quan hệ mật thiết với các bài 1, 2 trong Chương I. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các bài này qua sơ đồ sau:
Hấp thụ nước ở rễ dẫn nước trong cây Thoát hơi nước Các nội dung này đều nằm trong hoạt động trao đổi nước. Khi học các bài này HS sẽ hiểu được nước có vai trò rất lớn đối với cây (là nguyên liệu cấu trúc, là môi trường cho các phản ứng sinh lí, sinh hóa diễn ra trong tế bào, điều hòa thân nhiệt…) và hoạt động thoát hơi nước ở lá phải nằm trong hoạt động trao đổi chất của cây. Vai trò của nước đối với cây cũng chính là vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật. Đây là cơ sở để HS tìm hiểu thêm về đặc tính trao đổi chất thuộc nội dung Chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng - đặc tính cơ bản của một cấp độ tổ chức sống.
2) Nội dung kiến thức bài học
Trên cơ sở phân tích về vị trí của bài học và sự liên quan giữa kiến thức bài học với kiến thức đã học và sẽ học; sự yêu cầu về kiến thức được quy định trong Chuẩn kiến thức, kĩ năng [41] xác định nội dung kiến thức bài học như sau:
2.1. Kiến thức phải biết (trọng tâm)