SƢ PHẠM ĐỂ DẠY HỌC SINH HỌC
Dạng 6: Bài tập tổng hợp rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi (kĩ năng kết nối giữa mục tiêu bài học – nội dung bài học với việc xây dựng câu hỏi)
Yêu cầu của kĩ năng
- Vận dụng được quy trình xây dựng câu hỏi để xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm thiết kế các hoạt động học tập trong việc chuẩn bị bài soạn.
Mục đích, yêu cầu của bài tập
- Mục đích của bài tập là rèn luyện cho SV kĩ năng kết nối giữa mục tiêu bài học, nội dung bài học với câu hỏi xây dựng. Ngoài ra rèn kĩ năng vận dụng các bước của quy trình xây dựng câu hỏi để thiết kế câu hỏi cho những bài học hoặc phần nội dung cụ thể của bài học.
- Bài tập khi xây dựng cần đưa tới những cơ hội để SV nhận thấy rõ lôgíc chặt chẽ trong các bước của quy trình xây dựng câu hỏi từ đó rút ra mối liên hệ giữa mục tiêu bài học – nội dung bài học với việc xây dựng câu hỏi. Khi làm các bài tập dạng này SV sẽ luyện tập và nâng cao dần kĩ năng xây dựng câu hỏi trên cơ sở luyện tập các kĩ năng bộ phận, riêng lẻ.
Bài tập rèn luyện kĩ năng
Bài 1: Hãy nghiên cứu kĩ nội dung Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, Sinh học 10 [25] và thực hiện các yêu cầu sau:
1) Xác định mục tiêu bài học theo các bậc từ 1 đến 3. Từ mục tiêu bậc 1 (được quy định trong Chuẩn KTKN) hãy xác định nội dung trọng tâm của bài.
2) Phân loại các đơn vị kiến thức cho dưới đây thành 4 loại kiến thức đã biết, phải biết, nên biết và có thể biết:
+ Thẩm thấu, khuếch tán, građien nồng độ
+ Các phương thức vận chuyển (thụ động, chủ động, xuất - nhập bào) + Khái niệm môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương + Một số ví dụ cơ bản về các hình thức vận chuyển qua màng + Cấu trúc, chức năng của màng sinh chất
+ Tính động của các Prôtêin màng
+ Cấu tạo, chức năng của lizôzôm + Thí nghiệm về khuếch tán, thẩm thấu
+ Vai trò của các phương thức vận chuyển các chất qua màng với hoạt động sống + Khái niệm thế nước, nước tự do, nước liên kết
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán
3) Theo anh (chị), vì sao phải xác định các thành phần kiến thức này? Việc đó giúp gì cho GV trong quá trình dạy học?
4) Thiết kế các câu hỏi để tổ chức cho HS lĩnh hội mục I một cách tích cực trong đó có sử dụng kênh hình Hình 11.1.
5) Thiết kế và sử dụng thí nghiệm đã thiết kế để dạy nội dung mục I. Vận chuyển thụ động.
Bài 2: Phân tích mối quan hệ giữa việc xác định mục tiêu bài học với việc xác định nội dung bài học và việc thiết kế câu hỏi để tổ chức các hoạt động học tập tích cực?
Bài 3: Nghiên cứu kĩ một bài SGK Sinh học 11 (tự chọn) [26] [72] Hãy:
1) Xác định mục tiêu (Gồm: Kiến thức: Bậc 1, Bậc 2; Kĩ năng, Thái độ) 2) Phân tích nội dung của bài
3) Tìm khả năng mã hóa nội dung từ đó xây dựng tất cả các câu hỏi bằng cách hoàn thành bảng sau:
Mục trong bài
Mục tiêu
Khả năng mã hóa (điều cần tìm)
Câu hỏi thiết kế từ các khả năng mã hóa
Mức độ của câu hỏi
I. ... ... ... ... ...
II. ...
4) Từ bảng câu hỏi, thiết kế giáo án để tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức bài học một cách tích cực.
2.3. SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÂU HỎI CHO SV ĐỂ DẠY HỌC SINH HỌC
2.3.1. Sử dụng câu hỏi trong dạy học Sinh học 2.3.1.1. Yêu cầu khi sử dụng câu hỏi trong dạy học
Với mỗi dụng ý sư phạm cần xây dựng và sử dụng một dạng câu hỏi đặc thù.
Dạy học bằng câu hỏi có phát huy được hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời điểm nêu câu hỏi, ngôn ngữ dùng trong câu hỏi, tính lôgíc của hệ thống câu hỏi, cách xử lí phản ứng của HS trước những câu hỏi… Vì vậy “dạy học bằng câu hỏi là một nghệ thuật”. Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người
học, thực chất là tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS thông qua việc sử dụng hiệu quả một hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt người học theo những dụng ý sư phạm định trước. Do đó, trong dạy học bằng câu hỏi GV cần nắm vững các yêu cầu sau đây:
1) Yêu cầu trong việc lựa chọn câu hỏi:
+ Về phạm vi của câu hỏi cần lưu ý: lựa chọn câu hỏi khái quát, chủ chốt cho toàn bộ nội dung bài học => câu hỏi cho chủ đề nhỏ hơn của bài học => câu hỏi bài học với các câu hỏi cụ thể, gợi mở cho từng nội dung bài học.
+ Về nội dung của câu hỏi: các câu hỏi được lựa chọn phải hướng vào giải quyết mục tiêu của bài học; tập trung làm rõ nội dung trọng tâm của bài học; phù hợp với lôgíc nội dung từng phần của bài học.
+ Về mức độ của câu hỏi: các câu hỏi được lựa chọn phải phù hợp với trình độ đối tượng người học. Do đó, cần căn cứ vào đối tượng HS để lựa chọn về số lượng và chất lượng câu hỏi phù hợp, đảm bảo phát triển được tư duy cho người học.
2) Yêu cầu khi sử dụng câu hỏi trên lớp:
+ Sử dụng câu hỏi một cách linh hoạt (phù hợp với từng khâu dạy học, với mục tiêu, đối tượng người học).
+ Câu hỏi đưa ra đúng lúc, phù hợp với các giai đoạn trong tiến trình dạy học, luôn bám sát những câu hỏi chủ chốt.
+ Sử dụng câu hỏi vừa sức, định hướng vào số đông, lôi cuốn được nhiều HS tham gia trả lời tạo không khí lớp học sôi nổi.
+ Sử dụng nhiều loại câu hỏi với các mức tư duy khác nhau, biến đổi câu hỏi theo độ khó phù hợp với thực tiễn lớp học, các câu hỏi sử dụng có tính phân hóa, kích thích tư duy, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức.
+ Phân phối câu hỏi cho HS một cách hợp lí, có thời gian chờ phù hợp để HS suy nghĩ trả lời.
+ Các câu hỏi nêu ra thể hiện sự thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp; có sự kết hợp với các PPDH và PTDH khác.
+ Xử lí câu trả lời của HS (đúng, sai) một cách phù hợp, đáp ứng kịp thời khi có câu trả lời không đúng, tận dụng những câu trả lời tốt của HS.
+ Câu hỏi đo lường được mức độ đạt mục tiêu bài học; có các câu hỏi định hướng cho việc tự học tiếp theo.
2.3.1.2. Quy trình sử dụng câu hỏi
Trong dạy học, câu hỏi luôn được sử dụng trong các khâu khác nhau của quá trình dạy học nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau. Tuy vậy, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi quan tâm tới việc xây dựng câu hỏi để tổ chức các hoạt động học tập trong khâu nghiên cứu tài liệu mới.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan tới câu hỏi, với những ưu thế của dạy học bằng câu hỏi, trên cơ sở những yêu cầu cần đảm bảo khi sử dụng câu hỏi và căn cứ vào bảng 1.1. Cấu trúc của kĩ năng sử dụng câu hỏi đã xác định trong phần cơ sở lí luận, chúng tôi đề xuất quy trình sử dụng câu hỏi được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.5. Quy trình sử dụng câu hỏi trong dạy học Sinh học
Chúng tôi sẽ cụ thể hóa nội dung từng bước của quy trình thông qua ví dụ minh họa sau đây:
Ví dụ: Vận dụng quy trình sử dụng câu hỏi để thiết kế hoạt động dạy học với nội dung “Các con đường thoát hơi nước qua lá và vai trò của quá trình thoát hơi nước” Mục I và II (Bài 3: Thoát hơi nước - Sinh học 11)
Bước 1: Lựa chọn câu hỏi theo mục tiêu, nội dung bài học, đối tượng HS
Trong bước này GV cần đối chiếu với mục tiêu bài học, nội dung bài học, đối tượng HS (Trung bình, Khá, Giỏi) để lựa chọn các câu hỏi phù hợp, dự kiến số lượng câu hỏi và mức độ của câu hỏi.
Ngoài ra, cần lưu ý nguyên tắc lựa chọn câu hỏi là: câu hỏi khái quát, chủ chốt cho toàn bộ nội dung bài học => câu hỏi cho chủ đề nhỏ hơn của bài học => câu hỏi bài học với các câu hỏi cụ thể, gợi mở cho từng nội dung bài học.
Từ việc xác định mục tiêu bài học (xem ví dụ ở Bước 1 của quy trình xây dựng câu hỏi); phân tích nội dung bài học (xem ví dụ ở Bước 2 của Quy trình xây dựng câu hỏi); căn cứ đối tượng HS để quyết định lựa chọn câu hỏi trong các câu hỏi đã thiết kế ở Bảng 2.3 như sau:
Nội dung Câu hỏi lựa chọn
Lớp HS Trung bình – Khá Lớp HS Khá – Giỏi Các con đường
thoát hơi nước qua lá