SƢ PHẠM ĐỂ DẠY HỌC SINH HỌC
3) Hãy so sánh đặc điểm, hình thức và cơ chế biểu hiện về cảm ứng giữa thực vật và động vật?
Quan sát hình 23.1 và cho biết:
1) Thí nghiệm được mô tả ở hình này nhằm chứng minh đặc điểm nào của cây?
2) Tác nhân kích thích ở đây là gì? Tác nhân này có đặc điểm như thế nào về hướng tác động?
3) Em có nhận xét gì về đặc điểm của cây trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau (cụ thể từng trường hợp một)?
4) Phản ứng của cây đối với các tác nhân kích thích từ
một hướng xác định được gọi là hướng động. Hãy cho biết hướng động là gì?
5) Cây phản ứng lại tác nhân kích thích bằng những biểu hiện nào? So sánh hình thức biểu hiện đó với hình thức biểu hiện ở động vật.
Nghiên cứu thêm thông tin mục I Bài 23 trong SGK Sinh học 11 và cho biết:
6) Chiều của phản ứng được xác định bởi yếu tố nào?
Nếu chia theo chiều phản ứng, có mấy loại hướng động?
7) Cho biết nguyên nhân (cơ chế) của các loại hướng động đó?
8) Em có nhận xét gì về số lượng tế bào và kích thước tế bào ở phía có kích thích và phía đối diện?
Nguyên nhân nào dẫn tới sự khác nhau về kích thước của tế bào ở 2 phía?
Bước 5: Chỉnh sửa nội dung, hình thức diễn đạt của câu hỏi để đưa vào sử dụng (trả lời cho câu hỏi: Câu hỏi vừa xây dựng đã đạt yêu cầu chưa về cả hình thức diễn đạt và nội dung của câu hỏi?)
Câu hỏi sau khi xây dựng cần được xem xét lại cả về nội dung và hình thức diễn đạt. Cần đối chiếu các câu hỏi với mục tiêu bài học để xác định số lượng và chất lượng của câu hỏi. Nếu chưa đạt yêu cầu về nội dung và hình thức diễn đạt của câu hỏi cần chỉnh sửa lại cho chính xác và phù hợp. Muốn vậy, các câu hỏi cần xem xét trả lời các vấn đề sau đây:
- Câu hỏi nêu ra có bám sát mục tiêu bài học, có là công cụ lôgíc để tổ chức hoạt động dạy học không?
- Câu hỏi có hướng vào nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học không?
- Câu hỏi nêu ra có phát triển được các mức độ tư duy khác nhau ở HS không?
- Câu hỏi có vừa sức, phù hợp với trình độ và năng lực khác nhau của HS không?
- Câu hỏi đã được diễn đạt rõ ràng, chính xác, chỉ rõ được điều cần hỏi và đánh giá được bằng các chỉ báo cụ thể chưa?
Trên đây chúng tôi đã phân tích từng bước quy trình xây dựng câu hỏi, mỗi bước đều có ví dụ minh họa để làm rõ nội dung từng bước. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra sơ đồ kết nối giữa các bước, phân tích thêm mối quan hệ giữa việc xây dựng câu hỏi với các hoạt động khác của quá trình dạy học và tổng kết lại các ví dụ trên để một lần nữa thấy rõ mối quan hệ giữa các bước từ việc xác định mục tiêu bài học đến phân tích nội dung, lựa chọn nội dung tới tìm khả năng mã hóa và diễn đạt khả năng mã hóa đó thành các câu hỏi để tổ chức hoạt động học tập cho HS.
Phân tích mối quan hệ giữa xây dựng câu hỏi với các hoạt động khác của quá trình dạy học:
+ Xây dựng câu hỏi là xác định cái đã biết và cái chưa biết để thiết lập mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết sao cho tạo được vấn đề học tập.
+ Xác định mục tiêu bài học là một khâu trọng tâm trong quá trình dạy học thực hiện 2 chức năng: định hướng trong dạy và học; căn cứ để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
+ Phân tích nội dung, cấu trúc bài học nhằm xác định vị trí bài học đối với toàn chương; xác định sự liên hệ giữa kiến thức bài học với kiến thức các bài khác trong chương và với chương khác; xác định các đơn vị kiến thức trọng tâm; xác định mối liên hệ giữa các kiến thức trong bài học.
+ Kiểm tra đánh giá là khâu nhằm đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS sau khi kết thúc bài học.
- Mối quan hệ giữa xây dựng câu hỏi với xác định mục tiêu bài học:
+ Xây dựng câu hỏi phải bám sát mục tiêu tức là xác định mục tiêu là cơ sở cho xây dựng câu hỏi.
+ Mục tiêu bài học có thực hiện được hay không lại nhờ vào chất lượng câu hỏi. Do đó có thể coi câu hỏi là công cụ để thực hiện mục tiêu; xây dựng câu hỏi là bước quan trọng để tiến tới mục tiêu bài học.
- Về mối quan hệ giữa xây dựng câu hỏi với phân tích cấu trúc nội dung bài học:
+ Xây dựng câu hỏi phải đảm bảo tính chính xác nội dung kiến thức và theo hệ thống lôgíc vận động của nội dung, tức là xây dựng câu hỏi phải thể hiện đúng nội dung bài học và phải tuân theo trình tự cấu trúc nội dung của bài.
+ Phân tích cấu trúc nội dung bài học giúp ta nắm vững kiến thức trọng tâm và lôgíc tìm hiểu nội dung đó, từ đó có thể xây dựng câu hỏi một cách chính xác.
- Về mối quan hệ giữa xây dựng câu hỏi với kiểm tra đánh giá:
+ Xây dựng câu hỏi ở các mức độ nhận thức khác nhau giúp GV đánh giá khả năng nhận thức của HS.
+ Khi xây dựng câu hỏi phải dựa vào tiêu chí của kiểm tra đánh giá.
Như vậy, mối quan hệ thống nhất giữa việc xây dựng câu hỏi với các hoạt động khác của quá trình dạy học có thể được minh họa bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2. Mối quan hệ giữa xây dựng câu hỏi với xác định mục tiêu, phân tích nội dung và kiểm tra đánh giá bài học
Tổng kết ví dụ được thể hiện trong bảng 2.5
Bảng 2.5. Ví dụ về mối quan hệ giữa xác định mục tiêu, nôi dung bài học với khả năng mã hóa và diễn đạt khả năng mã hóa thành câu hỏi
Mục tiêu
Nội dung bài học
Khả năng mã hóa
Câu hỏi thiết kế từ các khả năng mã hóa và mức độ của từng câu hỏi
- Trình bày được con đường thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin.
- Chứng minh được lá có cấu tạo phù hợp với chức năng thoát hơi nước.
- So
Thoát hơi nước qua lá (Mục II Bài 3 SH11) (Kiến thức trọng tâm)
I:
Thoát hơi nước qua khí khổng.
I1: Thoát hơi nước ở thực vật diễn ra ở bộ phận nào?
(M1) Nêu những đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng thoát hơi nước? (M2)
I2: Nêu cấu tạo của tế bào khí khổng? (M1)
I3: Hãy chứng minh khí khổng có cấu tạo phù hợp với chức năng thoát hơi nước? (M2)
I4: Yếu tố nào trong khí khổng ảnh hưởng đến độ mở khí khổng? (M1)
I5: Phân tích mối quan hệ giữa độ mở khí khổng với hàm lượng nước trong tế bào? (M2)
I6: Dựa vào thông tin trong SGK, trình bày cơ chế đóng mở khí khổng? (M1)
I7: Mô tả cơ chế đóng mở khí khổng bằng hình vẽ?
(M2)
I8: Quan sát hình và cho biết sự biến đổi tế bào khí khổng khi tế bào no nước và mất nước? (M1)
I9: Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh độ mở khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước? (M3)
I10: Giải thích vì sao không nên tưới nước cho cây khi trời nắng nóng? (M3)
I11: Nếu sự điều tiết đóng mở khí khổng bị gián đoạn thì điều gì sẽ xảy ra đối với thực vật? (M2)
I12: Giải thích vì sao thực vật ở vùng khô hạn khí khổng đóng vào ban ngày, mở ban đêm? (M2)
sánh được con đường thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin.
II:
Thoát hơi nước qua cutin
II1: Lớp cutin ở biểu bì lá có vai trò gì trong quá trình thoát hơi nước?
II2: Kể tên một số loại cây có tầng cutin dày? Cho biết đặc điểm về môi trường sống của các loại cây này?
(M1)
II3: Nêu đặc điểm của sự thoát hơi nước qua cutin?
(M1) Đặc điểm này có gì giống và khác so với đặc điểm của thoát hơi nước qua khí khổng? (M2)
II4: Tại sao khi mới trồng cây người ta thường ngắt bớt lá? (M2)
II5: Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Giải thích vì sao? (M2)
2.2.2. Rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV
2.2.2.1. Quy trình rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV
Quy trình xuôi (đối với người học chưa có kĩ năng xây dựng câu hỏi)
Căn cứ vào quy luật tâm lí của quá trình hình thành kĩ năng, kĩ xảo và quy trình xây dựng câu hỏi, chúng tôi đã tiến hành rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV qua các bước sau:
Sơ đồ 2.3. Quy trình rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV (Quy trình xuôi)
Quy trình rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi thực chất là các bước thực hiện bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV được quy trình hóa theo một lôgíc mở. Tuân thủ lôgíc quy trình đó là thực hiện liên tục các bước (từ bước 1 đến bước 5).
Sản phẩm của bước trước là điều kiện thực hiện bước tiếp theo. Tính mở thể hiện ở việc thực hiện quy trình theo từng bước còn phải được cụ thể hóa bởi các động từ hành động của GgV và SV trong các mối tương tác thầy – trò, trò – trò. Chúng tôi gọi quy trình trên là quy trình xuôi bởi vì người học (SV) sau khi được trang bị lí thuyết về câu hỏi, về cách đặt câu hỏi mới tiến hành thực tập đặt câu hỏi. Như vậy, tính xuôi thể hiện qua lôgíc nhận thức từ lí thuyết đến thực hành.
Từng bước của quy trình rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV sẽ được cụ thể hóa trong bảng sau: