SƢ PHẠM ĐỂ DẠY HỌC SINH HỌC
II. Vai trò của quá trình thoát hơi nước
2.3.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho SV
Quy trình khái quát
Sơ đồ 2.6. Quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho SV
Giải thích quy trình
Bảng 2.8. Nội dung các bước rèn luyện tương ứng với hoạt động của GgV và SV
Bước Mục tiêu Hoạt động của GgV Hoạt động của SV
1.GgV hướng dẫn lí thuyết về sử dụng câu hỏi
SV lĩnh hội và khắc sâu lí thuyết về sử dụng câu hỏi trong dạy học
Hướng dẫn lí thuyết về sử dụng câu hỏi trong dạy học. Cụ thể:
- Phát tài liệu cho SV nghiên cứu lí thuyết về sử dụng câu hỏi (cách lựa chọn câu hỏi, quy trình sử dụng câu hỏi để tổ chức hoạt động dạy học, những lưu ý hay yêu cầu khi sử dụng câu hỏi trên lớp) hoặc GgV có thể lên lớp lí thuyết hướng dẫn về sử dụng câu hỏi.
- Thảo luận, trao đổi những vấn đề mà SV gặp khó khăn khi tự nghiên cứu tài liệu, khắc sâu những điểm quan trọng.
Nghe hướng dẫn hoặc tự nghiên cứu lí thuyết về:
- Cách lựa chọn câu hỏi (mục tiêu, nội dung, đối tượng)
- Trình tự các bước sử dụng câu hỏi
- Thời điểm sử dụng câu hỏi
- Lưu ý khi sử dụng câu hỏi (chiến lược / kĩ thuật) Ghi lại những vấn đề còn thắc mắc khi nghiên cứu tài liệu hoặc khi nghe GgV hướng dẫn lí thuyết.
2.GgV giao
SV được thực hành lựa chọn
Giao nhiệm vụ, yêu cầu SV soạn giáo án. Cụ thể:
Nhận nhiệm vụ từ GgV, soạn giáo án:
nhiệm vụ, SV soạn giáo án
và sử dụng câu hỏi trong soạn giáo án
- Chọn những bài học thuộc chương trình Sinh học 10 và Sinh học 11 mà SV đã thực hành xây dựng câu hỏi (thực hiện trong rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi).
- Giáo án phải soạn có thể là một phần nội dung của bài học hoặc toàn bộ nội dung bài học.
- Yêu cầu bám sát lí thuyết về sử dụng câu hỏi và các tiêu chí đánh giá kĩ năng sử dụng câu hỏi trong soạn giáo án.
- Trong giáo án thiết kế thể hiện được lí do hay căn cứ để lựa chọn câu hỏi cả về số lượng và chất lượng các câu hỏi; thể hiện được việc thiết kế các hoạt động học tập có sử dụng các câu hỏi đã lựa chọn để có thể đánh giá được phần nào hiệu quả của câu hỏi đã xây dựng.
- Dùng các tiêu chí đánh giá kĩ năng sử dụng câu hỏi làm cơ sở cho việc thiết kế từng hoạt động học tập trong giáo án.
3.GgV giới thiệu mẫu bài
giảng, SV quan sát mẫu
và thảo luận
SV thu nhận được kinh nghiệm sử dụng câu hỏi trong dạy học
Tổ chức cho SV quan sát mẫu bài giảng và thảo luận bài giảng mẫu.
Mẫu bài giảng có thể là video quay lại giờ dạy của GV phổ thông hoặc của SV những khóa trước.
Lưu ý: Bước này không nhất thiết phải có vì khi một SV giảng sẽ là
“mẫu” cho các SV khác học tập và rút kinh nghiệm.
- Trước khi quan sát, GgV phát mẫu phiếu dự giờ cho SV, yêu cầu ghi lại tất cả các câu hỏi của từng hoạt động dạy học, nhận xét về hiệu quả của từng hoạt động với hệ thống câu hỏi được sử dụng trong bài giảng dựa vào các tiêu chí cho sẵn (các tiêu chí về sử dụng câu hỏi – Bảng 3. 4).
Quan sát, phân tích, đánh giá bài giảng mẫu:
- Quan sát tiến trình của giờ dạy với các hoạt động của GV và HS, đặc biệt là trình tự thao tác của GV trong việc sử dụng câu hỏi để điều khiển HS lĩnh hội kiến thức bài học.
- Ghi lại nhận xét, thu hoạch theo yêu cầu hoặc theo mẫu phiếu cho trước.
- Phân tích, đánh giá bài mẫu, học tập kinh nghiệm.
4.SV thực hành
SV luyện tập và củng cố được kĩ năng
Tổ chức cho SV thực hành giảng và nhận xét giờ giảng:
- Cho SV thực hành tập giảng
Thực hành tập giảng:
- Tập giảng có GgV dự (hoặc tự tập theo nhóm)
giảng và thảo luận bài
giảng
sử dụng câu hỏi.
theo giáo án đã soạn. Yêu cầu SV giảng một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung bài học.
- Một giờ thực hành có thể tổ chức cho 2-3 SV tập giảng. Các SV còn lại vừa đóng vai trò là HS vừa là đồng nghiệp để nhận xét, góp ý và rút kinh nghiệm.
- Sau giờ giảng, tổ chức cho SV thảo luận và nhận xét về giờ giảng, đánh giá kết quả thực hiện bài soạn của SV.
- Trao đổi, thảo luận, phản hồi các ý kiến nhận xét từ GgV và SV khác.
- Ghi lại nhận xét của bạn và của GgV.
5.SV tự đánh giá, rút
kinh nghiệm
và tự điều chỉnh
SV củng cố và nâng cao dần mức độ thành thạo về kĩ năng sử dụng câu hỏi, phát huy được tính độc lập và sáng tạo.
Tạo cơ hội cho SV luyện tập, tự luyện tập để nâng cao dần kĩ năng
- Khuyến khích SV đánh giá chéo giáo án, nhận xét, góp ý, học tập từ việc đánh giá chéo giáo án.
- Khuyến khích SV tự thành lập các nhóm: “nhóm cùng xóm trọ”,
“nhóm cùng bàn”, “nhóm bạn thân”, “nhóm cùng trường thực tập”… để thực hành tập giảng theo nhóm vào bất cứ thời gian nào có thể.
Tự đánh giá, tự điều chỉnh:
- Tự đánh giá, rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh - Tự luyện tập để nâng
cao kĩ năng
- Thành lập các nhóm nhỏ, thường xuyên tập giảng cùng nhau để không ngừng nâng cao kĩ năng.
2.3.2.2. Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi
1) Qua quan sát mẫu bài giảng là các băng video quay giờ dạy của GV phổ thông hoặc của SV những khóa trước
Theo Lê Khánh Bằng, “Học theo mẫu của thầy giáo tốt để bắt chước tiết kiệm được 2/3 thời gian luyện tập” (dẫn theo Nguyễn Như An) [3, tr.82]. Do đó trong quá trình rèn luyện cho SV kĩ năng sử dụng câu hỏi, GgV có thể cho SV quan sát mẫu một số bài giảng ghi lại tiết dạy của một số GV phổ thông có kinh nghiệm và nghiệp vụ sư phạm tốt đặc biệt lưu ý tới kĩ năng đặt câu hỏi và sử dụng câu hỏi trong giờ học để điều khiển lớp học của GV dạy mẫu. Để chuẩn bị cho giờ quan sát mẫu (có thể coi như một tiết dự giờ qua màn ảnh), GgV yêu cầu SV nghiên cứu trước nội dung bài dạy và soạn bài. Trong khi dự giờ, mỗi cá nhân SV cần tiến hành các hoạt động như khi dự
giờ một tiết dạy (lí thuyết đã được trang bị ở phần Lí luận dạy học Sinh học). SV cần ghi được tiến trình của giờ dạy, hoạt động của GV và HS, đối chiếu bài dạy với mục tiêu đề ra, ghi lại những nhận xét và rút kinh nghiệm từ tiết dạy. Ngoài ra, GgV yêu cầu SV ghi lại tất cả các câu hỏi được nêu ra trong giờ dạy để sau khi kết thúc dự giờ GgV sẽ tổ chức cho SV thảo luận về mục tiêu bài học với hệ thống các câu hỏi đã được đặt ra, thảo luận về số lượng, chất lượng của các câu hỏi đã sử dụng trong tiết dạy, thảo luận về thời điểm, cách sử dụng và hiệu quả của hệ thống các câu hỏi từ đó đánh giá hiệu quả chung của giờ dạy và rút kinh nghiệm từ giờ dạy mẫu.
Tùy theo kế hoạch dạy học mà GgV có thể chỉ tổ chức cho SV quan sát từng đoạn phim ghi lại từng đoạn bài dạy một cách điển hình về kĩ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học. Khi xem đoạn phim GgV cũng yêu cầu SV ghi lại tất cả các câu hỏi trong đoạn bài giảng, thảo luận và rút ra những nhận xét, đánh giá câu hỏi theo tiêu chí cho trước. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong việc luyện tập kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi.
Học từ cái sai cũng là một cách học tốt. Do đó, GgV cũng có thể tổ chức cho SV quan sát các giờ dạy của SV khóa trước hoặc quay lại một số giờ tập giảng của một số SV sau đó cho SV xem lại. SV cũng sẽ học được rất nhiều từ việc quan sát chính mình đặc biệt khi luyện tập các kĩ năng dạy học nói chung, kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi nói riêng.
Quy trình sử dụng băng video có thể theo các bước sau:
Bước 1: GgV nêu nhiệm vụ nhận thức
Bước 2: SV độc lập quan sát băng hình (ghi chép theo mẫu hướng dẫn)
Bước 3: GgV tổ chức cho SV thảo luận (dựa trên những ghi chép cá nhân) và vận dụng những hiểu biết của bản thân nêu nhận xét, đánh giá giờ dạy đã quan sát.
Thêm vào đó, nếu thời gian cho việc luyện tập kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi không nhiều, GgV cũng có thể tổ chức theo cặp SV đọc giáo án của nhau và thực hiện các yêu cầu (ngoài việc đối chiếu mục tiêu bài học với nội dung và PPDH, SV cần ghi lại tất cả các câu hỏi có trong giáo án, nhận xét về hệ thống các câu hỏi dựa vào tiêu chí cho sẵn). Như vậy, SV không chỉ rèn luyện được kĩ năng sử dụng câu hỏi mà còn củng cố kĩ năng xây dựng câu hỏi vì SV từ việc rút ra những nhận xét về nội dung của câu hỏi, mức độ của câu hỏi, hình thức diễn đạt của câu hỏi… sẽ học tập được kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi từ chính bạn mình.
2) Qua thực hành tập giảng
Bài thực hành là kiểu bài lên lớp với mục tiêu hình thành tri thức, kĩ năng mới hoặc ôn tập, củng cố tri thức, kĩ năng đã có. Đặc trưng của bài thực hành là người học
trực tiếp tiến hành các thao tác tay chân hoặc trí óc dưới sự tổ chức của GgV, tác động đến đối tượng học tập nhằm thu thập thông tin. Thực hành có giá trị với những kĩ năng, thao tác khó ghi lại bằng văn bản. Khi đó, thực hành cung cấp cơ hội cho người học tự rèn luyện trực tiếp để đúc rút kinh nghiệm và hoàn thiện năng lực bản thân.
Trong các tiết thực hành tập giảng, SV được yêu cầu soạn một số bài cụ thể.
Trên lớp GgV tổ chức cho SV lên giảng thử theo từng nội dung của bài học. Các SV còn lại cũng làm nhiệm vụ tương tự như khi xem băng dự giờ, ngoài việc nhận xét cho bạn về nội dung, phương pháp, cách diễn đạt, tư thế tác phong, viết bảng … SV cần đưa ra những nhận xét về số lượng câu hỏi được nêu ra trong đoạn bài giảng, chất lượng của câu hỏi về nội dung, mức độ và hình thức diễn đạt, cách sử dụng câu hỏi trong lớp học như việc lựa chọn câu hỏi vào thiết kế từng hoạt động học tập đạt mục tiêu của bài học, phù hợp nội dung, phương pháp và đối tượng dự kiến của lớp học để tự rút kinh nghiệm cho chính mình.
Thời lượng dành cho thực hành tập giảng của các phân môn PPDH tương đối nhiều nên đây là cơ hội tốt để SV không chỉ rèn luyện các kĩ năng dạy học nói chung mà còn luyện tập để không ngừng nâng cao kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi. Nếu SV có thái độ nghiêm túc, chỉn chu trong việc luyện tập thì sẽ trang bị cho mình nhiều kiến thức và sự tự tin để chuẩn bị cho các đợt kiến tập và thực tập sư phạm trong kì học tiếp theo của mình. Tuy thời lượng dành cho thực hành tương đối nhiều nhưng cơ hội để SV được giảng nhiều lần trên lớp có sự giám sát của GgV cũng rất ít nên GgV khuyến khích SV tự tập giảng theo nhóm ngoài giờ lên lớp để có thể học hỏi lẫn nhau, tăng số lần luyện tập sẽ nâng cao dẫn kĩ năng dạy học cho bản thân. Các tiết SV thực hành giảng dạy là cơ hội để SV đồng thời thực hành rất nhiều kĩ năng. Nếu thực hành giảng dạy kết hợp với ghi băng hình để SV tự phân tích, tự xem lại thì hiệu quả đem lại sẽ cao hơn.
Hình thức tổ chức thực hành có thể theo 3 bước sau:
Bước 1: SV chuẩn bị cá nhân theo sự phân công của GgV
Bước 2: Trao đổi, thảo luận trong nhóm, tổ dưới sự chỉ đạo của GgV. SV tập dạy trước những nhóm nhỏ, sau đó trong giờ thực hành sẽ tập dạy trước nhóm lớn.
Bước 3: Nhận xét và rút kinh nghiệm 3) Qua dự giờ GV phổ thông
Dự giờ GV phổ thông cũng là một trong những biện pháp hình thành kĩ năng dạy học nói chung, kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi nói riêng. Thông qua hoạt động này, SV học tập GV phổ thông không chỉ về việc vận dụng PPDH, sử dụng các
phương tiện dạy học, hoạt động điều khiển tổ chức lớp học, tác phong sư phạm mà còn học tập việc sử dụng câu hỏi trên lớp thế nào cho hiệu quả.
Dự giờ GV phổ thông có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: SV nghiên cứu, soạn bài mà GV phổ thông dạy mẫu với mục đích đối chiếu, so sánh, đánh giá nội dung và phương pháp thể hiện của GV với giáo án đã soạn Bước 2: Dự giờ, ghi chép đầy đủ, chi tiết mọi hoạt động của GV và HS trên lớp.
Bước 3: Rút kinh nghiệm tiết dạy. SV ghi lại những ý kiến nhận xét tiết dạy theo các tiêu chí đánh giá giờ dạy. Tự rút kinh nghiệm và học tập những điểm thành công của tiết dạy.
4) Qua kiến tập và thực tập sư phạm (môi trường thực tế để SV rèn luyện và dần hoàn thiện kĩ năng - SV bên bàn HS)
Ở trường ĐHSP, SV có nhiều thời gian hơn để giảng tập theo nhóm SV có hoặc không có sự giám sát của GgV. Tuy nhiên, đây là quá trình rèn luyện trong “hoàn cảnh giả” nên có thể chưa huy động hết tính độc lập, chủ động và hứng thú của SV, thiếu không khí sinh động của lớp học thật với những học trò thật do đó hiệu quả rèn luyện thường không cao.
Trong thời gian kiến tập và thực tập sư phạm, thời gian tuy có hạn chế (đợt 1 gồm 4 tuần, đợt 2 gồm 7-8 tuần) nhưng đây là sự rèn luyện sống động, thể hiện toàn bộ sự cố gắng, nỗ lực cũng như sự chủ động, sáng tạo của từng SV trước trách nhiệm của người GV thực sự. Do đó, sau mỗi đợt thực tập SV thường trưởng thành và chững chạc hơn rất nhiều từ kĩ năng soạn bài đến kĩ năng lên lớp và kĩ năng xử lí tình huống sư phạm.
Có thể đánh giá đây là biện pháp hiệu quả nhất trong việc rèn luyện kĩ năng dạy học nói chung, kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi nói riêng. Tuy nhiên, việc tổ chức cho SV thực tập sư phạm ở trường phổ thông diễn ra theo kế hoạch chung của nhà trường. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng hai biện pháp 1 và 2 trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho SV. Còn trong thời gian SV đi thực tập sư phạm chúng tôi có đi thăm lớp một số tiết dạy của SV, nhờ SV quay lại giờ dạy của một số SV khác, gửi phiếu đánh giá cho GV hướng dẫn thực tập ở trường phổ thông của tất cả các SV mà chúng tôi tiến hành thử nghiệm để có thêm những nhận định về hiệu quả của quy trình rèn luyện mà chúng tôi đã đề xuất.