Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng la hiên (Trang 22 - 31)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH

1.1. Những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

a. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được DN của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng như ISO 9000, ISO 1400. Bản thân DN phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, DN phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi, và mức độ rủi ro cao như môi trường ngày nay.

b. Trình độ thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp

Trong bất kỳ một nền sản xuất thuộc xã hội nào, con người cũng sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hóa.

Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động. Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Do đó cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố quan trọng tạo ra tiềm năng, năng suất lao động, chất lượng tăng sức cạnh tranh cho DN. Thực tế đã chỉ ra rằng, DN nào có máy móc thiết bị sản xuất hiện đại và làm chủ được yếu tố kỹ thuật thì quá trình sản xuất kinh doanh phát triển, mang lại hiệu quả cao và ngược lại. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên công nghệ sản xuất có vai trò quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đồng thời lại dễ bị lạc hậu trong thời gian ngắn, điều đó đòi hỏi các DN phải luôn tìm giải pháp đầu tư đúng đắn và có hiệu quả tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Nếu DN ứng dụng thiết bị, công nghệ phù hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành nhưng vẫn nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ mới và phù hợp còn giúp DN nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa.

c. Trình độ lao động của doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, mặc dù khoa học - kỹ thuật - công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. Việc áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN. Tuy nhiên, dù kỹ thuật sản xuất có hiện đại đến đâu cũng là do con người sáng tạo ra, nếu không có lao động sáng tạo của con người thì không có những máy móc thiết bị tiên tiến đó. Và dù máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu thì cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng của người lao động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của các DN có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và áp dụng vào quá trình sản xuất sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động trong DN đã tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao với hình thức, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Lực lượng lao động đã tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác của DN (máy móc, nguyên, nhiên vật liệu…) nên tác động trực tiếp đến năng lực kinh doanh của DN. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của kinh tế tri thức đòi hỏi lực lượng lao động phải rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao từ đó khẳng định vai trò, vị trí của mình trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

d. Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho DN có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính yếu kém thì DN không những không đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính của DN ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của DN. Khả năng tài chính của DN ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ và khả năng

cạnh tranh của DN, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Vì vậy tình hình tài chính của DN tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính DN đó.

e. Năng lực marketing của doanh nghiệp

Năng lực marketing của DN là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (sản phẩm, phân phối, giá, xúc tiến hỗn hợp) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của DN. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của DN. Vì vậy, điều tra cầu thị trường và dựa trên khả năng sẵn có của DN để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thương hiệu được người sử dụng chấp nhận. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùng những hàng hóa có thương hiệu uy tín. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với những DN muốn tồn tại trên thị trường. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của DN phụ thuộc nhiều khâu như tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường… do đó dịch vụ bán hàng và sau bán hàng đóng vai trò quan trọng đến doanh số tiêu thụ, vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.

Năng lực marketing là công cụ quan trọng có tác động quyết định đến hoạt động kinh doanh, góp phần giúp DN đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững, hoàn thành các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, cũng như xây dựng, nâng cao thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Năng lực marketing của các DN được chia ra hai thành phần: Năng lực xây dựng và năng lực phát triển marketing. Có 4 yếu tố cấu thành nên năng lực xây dựng marketing gồm: kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, khả năng xác định và phân tích vấn đề, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo; và 5 yếu tố cấu thành năng lực phát triển marketing gồm: khả năng nắm bắt thị trường, khả năng xây dựng, hoạch định chiến lược marketing, khả năng xây dựng thương hiệu, khả năng xây dựng giá trị khách hàng và truyền thông.

Trong giai đoạn hiện nay năng lực marketing của DN được khẳng định qua khả năng làm marketing điện tử; đó chính là khả năng giới thiệu, quảng bá sản

phẩm của DN trên hệ thống thông tin hiện đại, mạng xã hội, email marketing. Nếu DN nào không ứng dụng, khai thác được công nghệ cao trong hoạt động marketing của mình thì xem như khó có khả năng thành công trong một thế giới phẳng như hiện nay.

f. Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp

Nghiên cứu và phát triển là việc khám phá ra những hiểu biết mới về sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những hiểu biết đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng (hoặc của thị trường).

Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của DN. Nghiên cứu và phát triển, cải tiến công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới. Để trở thành người dẫn đầu thị trường không còn cách gì khác là luôn phải đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả phải chăng. Do đó, tương lai của một DN phần nào phụ thuộc vào khả năng nghiên cứu và phát triển của DN đó. Yếu tố này nên được xem là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng, vị thế cạnh tranh của DN. Trong nhiều ngành kinh tế yếu tố này trở nên quyết định sự thành công của DN.

Tóm lại khả năng nghiên cứu và phát triển đem lại những thách thức và nguy cơ đối với DN. Chúng gắn liền với sự phát triển bền vững cũng như liên quan đến sự sống còn của một DN trong thời đại hiện nay. Nhiều người cho rằng đó là sự phá hủy của sáng tạo, nhờ sự phá hủy này mà các sản phẩm mới luôn thay thế cho sản phẩm cũ.

Những công nghiệp hiện đại tiên tiến hơn thay chỗ cho công nghiệp lỗi thời.

Những thành tựu của công nghệ đã làm thay đổi phương pháp làm việc của con người trong cả văn phòng lẫn công xưởng. Chính vì vậy, để thực hiện các mục tiêu trên, đòi hỏi các DN phải thường xuyên thu thập thông tin về thị trường, khách hàng, từ đó hình thành nên ý tưởng về sản phẩm mới, thông tin về sự phát triển của khoa học công nghệ mới.

1.1.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp a. Môi trường vĩ mô

Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp biết được hiện tại DN đang trực diện với những vấn đề gì, những thay đổi và xu hướng của môi trường, những khả năng có thể xẩy ra đối với doanh nghiệp. Từ đó DN có những chiến lược cụ thể để tận dụng cơ hội cũng như hạn chế các rủi ro do sự tác động của môi trường bên ngoài. Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến doanh nghiệp bao gồm những yếu tố sau:

- Yếu tố kinh tế

Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái.. tất cả các yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và những thách thức với DN. Để đảm bảo thành công hoạt động kinh doanh của DN trước biến động về kinh tế, các DN phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của các yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.

Kết cấu hạ tầng của nền kinh tế Quốc gia, địa phương ảnh hưởng lớn đến sức tiêu thụ của sản phẩm; chính sách chi tiêu công mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực cho sản phẩm DN.

Sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng tạo cho DN đạt được những ưu thế nhất định trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của mình. Đối với ngành xi măng thì ngành sản xuất vật liệu đá vôi, đất sét, khai khoáng, vận tải có sự ảnh hưởng lớn.

Khi xây dựng các chiến lược kinh doanh hay xác định mục tiêu kinh doanh, các DN phải phân tích và nghiên cứu yếu tố kinh tế, nó giúp doanh nghiệp đưa ra được những quyết định đúng đắn.

- Yếu tố chính trị

Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị, các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về các quan điểm phát triển, chính sách luôn là sự hấp dẫn đối với các

nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế.

Để đưa ra những quyết định hợp lý trong quản trị DN, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường chính trị trong từng giai đoạn phát triển.

Yếu tố chính phủ, hệ thống chính trị có tác động rất lớn đến hoạt động lâu dài của một DN. Sự ổn định của chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DN.

- Yếu tố xã hội

Các giá trị văn hóa xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của khách hàng. Bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của DN. Nhân khẩu bao gồm các yếu tố như: dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý, phân phối thu nhập… tạo nên quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy DN cần phải phân tích chúng để tận dụng các cơ hội và giảm các nguy cơ.

- Yếu tố tự nhiên

Là những yếu tố liên quan đến vị trí địa lý, khí hậu, môi trường sinh thái, đất đai, sông biển, tài nguyên khoáng sản.

Những yếu tố này tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của DN. Bởi vậy DN cẩn phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản thân DN và đánh giá của các cơ quan chuyên môn.

- Yếu tố công nghệ

Đây là một yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp:

Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ có thể là:

1. Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu.

2. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các DN phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.

3. Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các DN hiện hữu trong ngành.

4. Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.

Bên cạnh những đe dọa này thì những cơ hội có thể đến từ môi trường công nghệ đối với các DN có thể là:

1. Công nghệ mới có thể tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn, làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Thường thì các doanh nghiệp đến sau có nhiều ưu thế để tận dụng được cơ hội này hơn là các DN hiện hữu trong ngành.

2. Sự ra đời của công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm có nhiều tính năng hơn và qua đó có thể tạo ra những thị trường mới hơn cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Ngoài những khía cạnh trên đây, một số điểm cần đề cập đến môi trường công nghệ là:

1. Áp lực tác động của sự phát triển công nghệ và mức chi tiêu cho sự phát triển công nghệ khác nhau theo ngành. Các ngành truyền thông, điện tử, hàng không và dược phẩm luôn có tốc độ đổi mới công nghệ cao, do đó mức chi tiêu cho sự phát triển công nghệ thường cao hơn so với ngành dệt, lâm nghiệp và công nghiệp.

Đối với những nhà quản trị trong những ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kỹ thuật nhanh thì quá trình đánh giá những cơ hội và đe dọa mang tính công nghệ trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài.

2. Một số ngành nhất định có thể nhận được sự khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho việc nghiên cứu phát triển khi có sự phù hợp với các phương hướng và ưu tiên của chính phủ. Nếu các DN biết tranh thủ những cơ hội từ sự trợ giúp này sẽ gặp được những thuận lợi trong quá trình hoạt động.

b. Môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố bên ngoài tác động trực diện đến DN, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó.

Theo Micheal Porter ngành kinh doanh nào củng phải chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh đó là: (1) Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ tiềm ẩn, (2) Mức độ cạnh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng la hiên (Trang 22 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)