Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số nước trên thế giới Để hỗ trợ cho DN các nước xây dựng các chính sách hỗ trợ với mục tiêu phù hợp. Đối với các nước đang phát triển, trọng tâm trong chính sách hỗ trợ DN là nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa. Đối với các nước phát triển và các nền kinh tế có trình độ hội nhập sâu rộng, các chính sách quan tâm hơn đến việc hỗ trợ DN vươn ra thị trường bên ngoài, phát triển thành các công ty xuyên quốc gia, cạnh tranh ở phạm vi khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, mỗi nước và vùng lãnh thổ lại có ưu tiên riêng về quy mô DN, như Hàn Quốc tập trung phát triển các tập đoàn lớn, Đài Loan phát triển DN vừa và nhỏ và đều thu được thành công. Điểm quan trọng là chính sách hỗ trợ như thế nào? Chính sách hỗ trợ DN có thể khác nhau nhưng đều phải bảo đảm theo bốn nguyên tắc: Không trái với các cam kết quốc tế và các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); tạo môi trường để DN phát huy nội lực và tự phát triển; bảo đảm công bằng về cơ hội trong tiếp cận chính sách; phù hợp với mục tiêu, chiến lược quốc gia.
1.2.1.1. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Trung Quốc về nâng cao năng lực cạnh tranh Chính phủ Trung Quốc tập trung vào các chương trình tạo môi trường kinh doanh thuận lợi điển hình như: Tạo ra các chương trình hỗ trợ phát triển DN vừa và
nhỏ trong khoảng thời gian nhất định, giảm áp lực cạnh tranh và lũng đoạn từ các công ty lớn bằng việc xác định một số loại sản phẩm, dịch vụ dành riêng DN vừa và nhỏ sản xuất, cung ứng và chính phủ mua bao tiêu sản phẩm để đảm bảo đầu ra cho DN, yêu cầu các DN nhà nước kết hợp với các DN vừa và nhỏ thông qua tư cách các nhà thầu phụ. Chính phủ Trung Quốc tập trung tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động KD, cải cách hệ thống hành chính; Ví dụ hàng năm Chính phủ Trung Quốc đều rà soát lại tất cả các thủ tục hành chính và tiếp cận những phản ánh của DN để bãi bỏ thủ tục lạc hậu, không còn phù hợp.
Các chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp: Tạo các nguồn vốn ưu đãi ngành thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, hình thành các quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo hiểm, đơn giản các thủ tục đi vay, thế chấp tài sản, tài sản đảm bảo linh hoạt; Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho DN, hỗ trợ lãi suất cho các DN xuất khẩu.
Chính sách thúc đẩy thị trường phục vụ phát triển DN: Phát triển thị trường bền vững bao gồm các tổ chức khác nhau, chủ yếu là khu vực kinh tế tư nhân, cung cấp các dịch vụ trên cơ sở cạnh tranh; Chính phủ khuyến khích nhiều chủ thể khác nhau cung cấp các dịch vụ chất lượng cho DN trên cơ sở thương mại; Chính phủ sẽ ngừng can thiệp khi thị trường này đã tương đối phát triển.
Theo thống kê của Hiệp hội xi măng Việt Nam, năm 2013 Trung Quốc đã sản xuất 2,42 tỷ tấn xi măng, chiếm 58,6% sản lượng toàn cầu; lượng xi măng Trung Quốc tiêu dùng nội địa từ 2011-2013 nhiều hơn Mỹ sử dụng trong cả thế kỷ 20; Nhà nước đã tạo điều kiện về thị trường tiêu thụ trong nước như: Xây dựng hệ thống giao thông đường bộ bằng xi măng, hiện đại hệ thống giao thông, đường cao tốc, đường trên cao vào bậc hiện đại nhất thế giới.
Trung Quốc xây dựng các hệ thống cảng hiện đại phục phụ cho vận chuyển xuất khẩu xi măng, clinker; Chính phủ đứng ra tổ chức gắn kết các DN xuất khẩu với các nhà sản xuất trong nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về vốn, khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Với ưu thế về tài nguyên, sản lượng sản xuất lớn, suất đầu tư thấp nên giá thành xi măng Trung Quốc là rất thấp. Bởi vậy Trung Quốc luôn đứng đầu về lượng xuất khẩu xi măng trên toàn cầu.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong khối ASEAN về nâng cao năng lực cạnh tranh
Các doanh nghiệp trong khối Asean chuyển dịch từ nền sản xuất hàng hóa thô sơ, gia công sang những sản phẩm có công nghệ cao như các linh kiện điện tử, công nghệ ô tô, thiết bị công nghiệp.
Chuyên môn hóa các sản phẩm phục vụ các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, EU, Mỹ của các doanh nghiệp Thái Lan, Malaisia.
Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có trình độ cao và lao động trẻ; Singapore là quốc gia thành công nhất trong việc nâng cao năng suất lao động bằng con đường giáo dục để tạo ra những lao động trẻ có tay nghề và chất lượng cao; đối với đất nước Singapore lao động có tay nghề cao là vấn đề then chốt trong sử dụng lao động.
Chú trọng vào thị trường nội địa, tận dụng được lợi thế về số lượng dân cư trong khối là rất lớn.
Thể chế ưu đãi phát triển kinh tế đối với các DN tư nhân trong khối là rất lớn;
đây là thành phần quan trọng tạo nên cú hích lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế; thực tế các DN tư nhân của Singapore, Thái Lan phát triển và tăng trưởng hiệu quả mang tầm cỡ thế giới trong những năm qua như: Berli Jucker trong lĩnh vực kinh doanh bán sỉ, Siam City Cement trong lĩnh vực sản xuất xi măng...
1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty xi măng ở Việt Nam 1.2.2.1. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần VICEM Hà Tiên 1 (HT1)
Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) tiền thân là nhà máy xi măng Hà Tiên được thành lập từ năm 1964. Nhà máy xi măng HT1 sau đó đổi thành Công ty Xi măng HT1 vào năm 1993 và chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ tháng 02/2007. HT1 niêm yết trên sàn Hose vào tháng 11/2007 với vốn điều lệ đăng ký là 870 tỷ, hiện nay đã tăng lên là 1.100 tỷ đồng.
Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của Tổng công ty Xi măng Việt Nam và là nhà sản xuất và phân phối xi măng hàng đầu ở miền Nam. Công ty hiện chiếm khoảng 8% thị phần xi măng cả nước và gần 30% thị phần tại khu vực IV như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu…, một phần khu vực ĐBSCL và một phần Tây Nguyên. Với dây chuyền hiện đại từ các hãng hàng đầu thế giới như Đức,
Pháp và quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ từ khâu đầu vào và đầu ra, Vicem Hà Tiên luôn tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng và luôn xứng đáng là thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
Những bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 là:
- Công ty có hệ thống kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và định mức thực hiện, giảm hao hụt nguyên vật liệu thấp nhất tại các khâu trung gian như vận chuyển, đóng bao xi măng thông qua hệ thống MPG.
- Theo dõi và thu thập thông tin của các nhà sản xuất cạnh tranh, phân tích so sánh mức độ cạnh tranh để đề xuất chính sách bán hàng, chính sách hỗ trợ khách hàng cụ thể, linh hoạt, đẩy mạnh kênh phân phối trực tiếp.
- Công ty đã xây dựng ma trận chức năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị và tổ chức nguồn nhân lực của Công ty.
- Công ty đã đầu tư lắp đặt các hệ thống biến tần ở các thiết bị tiêu hao nhiều điện năng nhằm tiết kiệm điện trong sản xuất; thay thế hệ thống máy nghiền bi truyền thống sang sử dụng máy nghiền sử dụng con lăn mang lại năng suất cao và tiết kiệm điện.
- Năm 2013 công ty đã lắp đặt xong hệ thống lò đốt củi và trấu thay thế cho công nghệ tiêu thụ dầu HFO giúp tiết kiệm chi phí trong sản xuất của các trạm nghiền.
1.2.3.2. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (BCC)
Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn thành lập năm 1980. Chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa từ tháng 5/2006, hoạt động với vốn điều lệ 956 tỷ đồng. BCC thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam chuyên sản xuất xi măng Portland hỗn hợp PCB 30, PCB 40 mang thương hiệu xi măng “Con Voi” với tổng công suất 4 triệu tấn/năm. BCC đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường phía Bắc.
Các nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn luôn biết tận dụng thế mạnh của mình như vị trí đặt gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào như:
Đá vôi, Đất sét… giúp BCC kiểm soát được chi phí sản xuất. Chi phí điện năng chiếm tỷ trọng lớn cấu thành lên giá thành sản phẩm. Nhận thức tầm quan trọng đó
Công ty cũng đã đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải của các lò sản xuất giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty được chú trọng và phát triển mạnh trong những năm qua. Việc tái cấu trúc DN, tối ưu hóa trong sản xuất, nâng cao chất lượng, ổn định đầu ra cho sản phẩm là vấn đề cốt lõi của công ty. Các chương trình marketing được áp dụng linh hoạt như: chính sách mua hàng trả chậm đối với với các dự án nông thôn, các dự án có vốn ngân sách, xúc tiến vào chương trình xây dựng nông thôn mới sâu và rộng trên toàn tỉnh Thanh Hóa trong nhiều năm qua đạt hiệu quả cao.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên
Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên tiền thân là nhà máy Xi măng La Hiên thành lập năm 1995, là đơn vị sản xuất xi măng bằng công nghệ lò quay đầu tiên tại Thái Nguyên. Vị trí hiện nay của Công ty có rất nhiều thuận lợi như: gần khu cung cấp nguyên vật liệu như đá vôi, đất sét, quặng sắt, than đốt...Như vậy, đúc kết những kinh nghiệm của các Công ty đang dẫn đầu về thị phần sản xuất, tiêu thụ xi măng trên cả nước đã mang lại cho Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên nhiều bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh đó là:
- Tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có (lao động, nguyên vật liệu đầu vào...) góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Đổi mới công nghệ sản xuất, tận dụng nhiệt khí thải giúp tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu, mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng các tỉnh lân cận và đặc biệt xem thị trường tại tỉnh nhà là thị trường mục tiêu chiến lược.
- Có chiến lược trong phát huy vai trò và xây dựng thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng.
- Nâng cao vai trò quản trị và tổ chức nguồn nhân lực của Công ty.
Chương 2