Các yếu tố bên ngoài Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng la hiên (Trang 82 - 85)

Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên

3.3.2. Các yếu tố bên ngoài Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên

3.3.2.1. Thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng của Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên

a. Thị trường

Trong những năm gần đây thị trường vật liệu xây dựng nói chung và thị trường xi măng nói riêng gặp nhiều khó khăn; bởi Chính phủ cắt giảm chi tiêu công, giá cả vật liệu đầu vào tăng cao, các hoạt động khai thác chịu tác động lớn bởi chính sách thuế tài nguyên, phí môi trường, phí cấp quyền khai thác... Tổng nhu cầu thị trường xi măng trong nước dự báo sẽ không có biến động lớn trong những năm tới;

trong khi đó sản lượng sản xuất vẫn chưa dừng lại, các nhà máy sản xuất với công suất rất lớn, công nghệ hiện đại đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu xi măng khá ấn tượng trên bản đồ các nhà xuất khẩu xi măng hàng đầu Thế giới, với tốc độ bình quân đạt tới 260% trong giai đoạn 2009 - 2013. Năm 2014, ngành xi măng đã lập kỷ lục khi xuất khẩu gần 20,5 triệu tấn xi măng và clinker, đạt 912,1 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2015 xuất khẩu xi măng của cả nước lại giảm 19% so với năm 2014, nhưng sang 6 tháng đầu năm 2016, lượng xi măng xuất khẩu đạt 8,85 triệu tấn, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2015; giá bán xuất khẩu giảm sút, đồng thời Chính phủ vừa có thay đổi trong chính sách thuế đối với xi măng xuất khẩu, Trung Quốc vừa có chính sách giảm giá mạnh đối với xuất khẩu xi măng nên thị trường xuất khẩu xi măng trong những năm tới sẽ đối mặt với thách thức rất lớn; Bởi vậy áp lực cạnh tranh thị trường trong nước ngày sẽ gia tăng gấp bội.

Hiện nay cả nước có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xi măng;

với dự báo đến năm 2020 tổng sản lượng sản xuất xi măng của Việt Nam đạt 100 triệu tấn/năm; trong khi đó nhu cầu trong nước dao động từ 50 ÷ 60 triệu tấn/năm;

xuất khẩu từ 20 ÷ 30 triệu tấn/năm; dư thừa khoảng 10 ÷ 25 triệu tấn/năm.

b. Đối thủ cạnh tranh

Ngoài các đối thủ cạnh tranh truyền thống như xi măng Quang Sơn, Cao Ngạn, Quán Triều, Hoàng Thạch thì hiện nay Công ty sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mới như: Xi măng Xuân Thành, Pomihoa, X18, Thăng Long.. đây là những DN tư nhân có năng lực tài chính rất mạnh, họ đầu tư thiết bị sản xuất xi măng hiện đại, công suất rất lớn, có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển, chi phí sản xuất thấp. Bởi vậy Công ty sẽ phải có những chiến lược trong cạnh tranh phù hợp mới đảm bảo được các mục tiêu đã đề ra.

Bảng 3.13. So sánh giá bán và chi phí sản xuất bình quân của một số Công ty xi măng trong năm 2015

(Chi phí chưa bao gồm chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp) Đơn vị tính: đồng/tấn

Công ty Giá bán BQ

(đã b/g VAT)

Chi phí SX BQ (chưa VAT)

Xi măng La Hiên 1.150.000 825.000

Xi măng Quang Sơn 1.130.000 785.000

Xi măng Quán Triều 1.090.000 795.000

Xi măng Xuân Thành 1.050.000 725.000

Xi măng Pomihoa 1.030.000 720.000

(Nguồn: Hiệp hội xi măng Việt Nam)

0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00 1,200.00

Giá bán BQ (đã b/g VAT) Chi phí SXBQ (chưa VAT)

Xi măng La Hiên Xi măng Quang Sơn Xi măng Quán Triều Xi măng Xuân Thành Xi măng Pomihoa

Biểu đồ 3.5. So sánh giá bán và chi phí sản xuất bình quân của một số Công ty Xi măng trong năm 2015

Chi phí sản xuất của Công ty là cao hơn nhiều so với các đối thủ trên thị trường; tuy nhiên do chi phí tài chính của Công ty hiện đang nhỏ hơn so với các đối thủ nên lợi nhuận mang lại trên tấn sản phẩm tiêu thụ của Công ty đang khá cao.

Các đối thủ như Xi măng Quán Triều, Quang Sơn hiện đang có kết quả kinh doanh thua lỗ; Xi măng Quán Triều đang có số lỗ lũy kế >123 tỷ, Xi măng Quang Sơn lỗ lũy kế >1.000 tỷ và Chính phủ đã đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay ngân hàng.

c. Khách hàng

- Người mua xi măng để xây dựng: Sản phẩm Xi măng La Hiên đã xuất hiện trên thị trường Thái Nguyên và các tỉnh lân cận hơn 20 năm và để lại nhiều dấu ấn trong tâm trí của khách sử dụng. Với sản phẩm xi măng dùng chủ yếu phục vụ công trình xây dựng nhà ở, các công trình dân dụng; Xi măng La Hiên được khách hàng đánh giá cao trong việc xây, và trát; với tính dẻo, mịn, dễ sử dụng.

- Người mua xi măng để xây dựng công trình: Các dự án chung cư Tiến Bộ, khu đô thị Picenza, Hồ Xương Rồng, khu dân cư Túc Duyên được các nhà đầu tư sử dụng vào các công trình, cơ sở hạ tầng; và được đánh giá cao về chất lượng.

- Đại lý, bán buôn, bán lẻ xi măng: Với số lượng Đại lý, cửa hàng kinh doanh lớn trải nhiều trên 10 tỉnh - thành, và sự gắn kết - hợp tác kinh doanh sản phẩm Xi măng La Hiên lâu năm. Công ty đã dành được lòng tin và sự chung thành của nhiều Đại lý, đây là tài sản rất quý giá của Công ty cần phải được phát huy và gìn giữ.

3.3.2.2. Thể chế chính sách: Các quy định pháp luật, các chính sách

Hệ thống pháp luật còn có nhiều sự thay đổi mà bản thân Công ty không thể dự đoán trước được; trong những năm qua có những sự thay đổi mà làm cho Công ty gặp không ít khó khăn như: quy định về phí cấp quyền khai thác đã làm cho Công ty phát sinh chi phí mỗi năm trên 3 tỷ đồng, lương tối thiểu, luật bảo hiểm, thuế GTGT, thuế TNDN; Luật giao thông thay đổi liên tục và thực thi không nhất quán, triệt để làm ảnh hưởng tới hoạt động vận tải của Công ty.

Chính sách giảm chi tiêu công của Chính phủ cũng đã làm giảm cầu tiêu dùng vật liệu xây dựng; các dự án của Tỉnh vẫn bị ảnh hưởng bởi cơ chế xin cho, chỉ định sản phẩm như xi măng làm cho Công ty khó xâm nhập được. Các thủ tục hành chính giải quyết chậm không kịp thời.

3.3.2.3. Kết cấu hạ tầng xã hội: Hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống thông tin

Với đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội mới đưa vào hoạt động và chưa thu phí đã làm cho giao thông gặp nhiều thuận lợi; tuy nhiên đây lại là điều làm cho Công ty phải đối mặt với nhiều sản phẩm của đối thủ từ các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội bởi chi phí giao thông thấp hơn thời gian trước đây.

Kết cấu giao thông nông thôn nay đã gần vào giai đoạn hoàn thành làm giảm nhu cầu về vật liệu xây dựng và xi măng trên địa bàn.

3.3.2.4. Các ngành hỗ trợ

Công ty nằm trên địa bàn có nhiều mỏ Đá vôi, Quặng sắt, đất sét, than với khoảng cách gần, hàng hóa sẵn có. Hoạt động kinh doanh vận tải tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, giá xăng dầu giảm mạnh đã làm giảm chi phí vận tải của Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng la hiên (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)