Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động dịch vụ logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG DỊCH VỤ

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Khung lý thuyết và quy trình nghiên cu 1.4.1.1. Khung lý thuyết

Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã xác định, gốc độ chủ yếu đề tài tiếp cận là các DNSX trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhằm xem xét, phân tích,

đánh giá những yếu tố và loại hình dịch vụ logistics thuê ngoài (2PL, 3PL, 4PL) có hiệu quả ra sao so với dịch vụ logistics do các DNSX này tự đảm nhiệm (1PL) trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước theo cách tiếp cận này, tác giả đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu sau (Hình 1.1):

Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu về tác động dịch vụ logistics đến hiệu quả HĐKD của DNSX 1.4.1.2. Quy trình nghiên cứu

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu và bằng cách tiếp cận ở trên, luận án tiến hành quy trình nghiên cứu sau (Hình 1.2):

Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu về tác động dịch vụ logistics đến hiệu quả HĐKD của DNSX

Dịch vụ logistics - Bản chất dịch vụ logistics

- Các loại hình dịch vụ logistics (1PL, 2PL, 3PL,..) - Vai trò của dịch vụ logistics đối với HĐKD

Hiệu quả DNSX - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: ROS, ROC,...

- Mức độ tác động của DV logistics đến hiệu quả.

Xây dựng khung lý thuyết về tác

động dịch vụ Logistics đến hiệu quả HĐKD

của các DNSX

Chỉ rõ thực trạng dịch vụ Logistics đối với DNSX

trên địa bàn Quảng Bình

Phân tích, đánh giá tác động dịch vụ Logistics đến hiệu quả HĐKD của các

DNSX trên địa bàn Quảng Bình Đề xuất các giải

pháp dịch vụ Logistics nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của DNSX trên địa bàn Q.Bình Chọn lọc; nghiên

cứu tài liệu trong và ngoài nước

Phỏng vấn các chuyên gia về Logistics: các Viện/ Trường ĐH

lớn, cơ quan QLNN, các nhà

điều/hành hoạt động thực tiển.

Điều tra bằng phiếu hỏi tại các

DNSX trên địa bàn Quảng Bình

1.4.2. Phát trin mô hình nghiên cu

Trên cơ sở mô hình các yếu tố cơ bản của dịch vụ logistics tác động đến hiệu quả HĐKD của DNSX (sơ đồ 1.5), đồng thời thông qua phỏng vấn sâu đối với các nhà nghiên cứu, nhà quản lý cơ quan chức năng (sở Công thương, Hải quan, sở Giao thông,...) và nhà quản trị các DNSX trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, kết quả cho thấy hai yếu tố sự tin dùng dịch vụ logistics thuê ngoàimức độ sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài có tác động đến hiệu quả hoạt động của các DNSX trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Sử dụng các dịch vụ logistics thuê ngoài (dịch vụ logistics chuyên nghiệp) sẽ giúp các DNSX không ngừng hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ và tốt hơn yêu cầu 7R (7 rights – 7 đúng) của khách hàng/người mua, đó là: đúng khách hàng (right customer), đúng sản phẩm (right product), đúng số lượng (right quantity), đúng điều kiện (right condition), đúng địa điểm (right place), đúng thời gian (right time), đúng chi phí (right cost) [8]. Yêu cầu 7R không chỉ được coi là những yêu cầu cơ bản của dịch vụ logistics mà còn chính là tiêu chuẩn để khách hàng đánh giá, chọn lựa sản phẩm của các DNSX trong điều kiện hiện nay.

Như vậy, có thể tổng hợp các yếu tố dịch vụ logistics tác động đến hiệu quả HĐKD của DNSX: (1) Chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp vật tư nguyên liệu; (2) Chất lượng dịch vụ của các nhà phân phối; (3) Chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác; (4) Mức độ tin dùng dịch vụ logistics thuê ngoài; (5) Mức độ sử dụng dịch vụ cơ bản; và (6) Mức độ sử dụng dịch vụ gia tăng.

Đến đây, nghiên cứu sinh phát triển và đưa ra mô hình các yếu tố cơ bản của dịch vụ logistics tác động đến hiệu quả HĐKD của các DNSX trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:

Sơ đồ 1.6: Mô hình các yếu tố cơ bản của dịch vụ logistics tác động đến hiệu quả HĐKD của các DNSX trên địa bàn Quảng Bình

Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp, [8], [15], [73].

1.4.3. Phát trin thang đo [68]

Luận án sử dụng từ thang đo của Đề tài độc lập cấp Nhà nước ĐTĐL 2010 T/33 về “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế”

của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển – Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

1.4.4. Mu nghiên cu

- Tổng thể nghiên cứu là tất cả các DNSX trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp phi ngẫu nhiên kết hợp với phương pháp phân loại theo địa bàn, được chọn từ tổng thể nghiên cứu (danh sách lấy ở Cục Thuế Quảng Bình).

Kích thước mẫu điều tra 185 DNSX trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong đó:

Thành phố Đồng Hới chọn 80 DNSX, thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch chọn 30 DNSX, huyện Bố Trạch chọn 20 DNSX, huyện Quảng Ninh chọn 20 DNSX, huyện Lệ Thủy chọn 25 DNSX, huyện Tuyên Hóa chọn 10 DNSX.

HIỆU QUẢ HĐKD 1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) 2. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (ROC)

Chất lượng dịch vụ của các NCC NVL

+

Chất lượng dịch vụ của các nhà phân phối

+

Chất lượng dịch vụ của các NCC dịch vụ Logistics khác

+

Mức độ tin dùng DV logistics thuê ngoài

+

Mức độ sử dụng DV logistics cơ bản

+

Mức độ sử dụng DV logistics gia tăng

+

Đối tượng điều tra là các DNSX đang HĐKD ở địa bàn các huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh Quảng Bình theo mẫu đã chọn có sử dụng dịch vụ logistics tự đảm nhận (1PL) và sử dụng dịch vụ logistics chuyên nghiệp (2PL, 3PL, 4PL).

1.4.5. Phương pháp thu thp d liu

1.4.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Nghiên cứu sinh tìm kiếm, chọn lọc và phân loại tài liệu của các công trình khoa học đã được công bố ở trong nước và nước ngoài liên quan tới dịch vụ logistics, mối quan hệ, sự ảnh hưởng hoặc tác động dịch vụ logistics đến hiệu quả HĐKD của các DNSX (các đề tài khoa học, các đề án, giáo trình, sách chuyên khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành, các luận án tiến sỹ, kỷ yếu hội thảo khoa học); chọn lọc, nghiên cứu các văn bản pháp luật của Nhà nước về dịch vụ logistics (Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư, Chiến lược, Quy hoạch) liên quan đến phát triển dịch vụ logistics; Khai thác và sử dụng các dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, của các Sở và Cục có liên quan tại tỉnh Quảng Bình, dữ liệu đã công bố của các Tổ chức, Viện nghiên cứu, trường Đại học có nghiên cứu đến lĩnh vực logistics; các quan điểm nhận định, nhận xét đánh giá của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu logistics và hiệu quả doanh nghiệp.

Khi có các dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu toàn bộ và quyết định khai thác và sử dụng các tài liệu, dữ liệu phù hợp cùng với việc hỏi ý kiến giáo viên hướng dẫn, một số chuyên gia về logistics, về thương mại doanh nghiệp và hiệu quả doanh nghiệp để làm căn cứ cho việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu. Đồng thời, qua đó cũng khái quát được một phần hiện trạng dịch vụ logistics, xu hướng sử dụng dịch vụ logistics của các DNSX, kinh nghiệm khai thác, sử dụng dịch vụ logistics của các DNSX trong và ngoài nước có hiệu quả.

1.4.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp lấy từ mẫu điều tra (mẫu điều tra đã trình bày ở mục 1.4.4) bằng phương pháp điều tra trực tiếp đối tượng thông qua bảng hỏi (phiếu điều tra) phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Thời gian tiến hành điều tra phiếu nghiên cứu sinh thực hiện trong thời gian 03 tháng (quý IV/2013).

Trong quá trình thực hiện điều tra, nghiên cứu sinh đã gặp phải một số khó khăn nhất định đó là: một số DNSX được điều tra, người trả lời chưa hiểu rõ nội hàm dịch vụ logitics, nên nghiên cứu sinh mất nhiều thời gian để giải thích; việc thu xếp thời gian điều tra gặp khó khăn; có một số DNSX không sẵn sàng cung cấp thông tin, phụ thuộc vào ý kiến cho phép của Giám đốc; trong quá trinh ghi phiếu điều tra, người cung cấp thông tin bận rộn nên trả lời chưa thật sự bao quát, hẹn lần khác trả lời.

1.4.6. Phương pháp x lý s liu 1.4.6.1. Phương pháp xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, nghiên cứu sinh tiến hành kiểm tra, làm sạch dữ liệu cả trước, trong và sau khi mã hóa và nhập dữ liệu. Sau đó, sử dụng phần mềm SPSS 16 làm công cụ để xử lý dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu của đề tài Luận án.

1.4.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Phân tích mô tả

Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả phục vụ cho phân tích và đánh giá thực trạng, sự ảnh hưởng và chiều hướng tác động của dịch vụ logistics đến hiệu quả HĐKD của các DNSX trên địa bàn Quảng Bình.

Kiểm định các nhân tố và độ tin cậy

Phân tích nhân tố để xác định các trục nhân tố chính (cả nguyên nhân và kết quả). Kiểm định các biến trong từng trục nhân tố bằng phương pháp kiểm định Cronbach alpha, hồi quy tương quan để loại các biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình (được trình bày chi tiết tại mục 2.3.2 của Luận án).

Phân tích hồi quy bội

Sử dụng mô hình hồi bội để xác định mối quan hệ tuyến tính gữa biến độc lập và biến phụ thuộc, phân tích mức độ tác động của dịch vụ logistics đến hiệu quả HĐKD của các DNSX trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; đồng thời sử dụng các công cụ kiểm định mô hình hồi quy tương quan bội phổ biến để kiểm định chất lượng mô hình (nội dung được trình bày chi tiết tại mục 2.3.3 của Luận án).

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Tác động dịch vụ logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)