CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG DỊCH VỤ
2.4. Những đánh giá khái quát qua nghiên cứu tác động dịch vụ logistics đến hiệu quả HĐKD của các DNSX trên địa bàn Quảng Bình
2.4.1. Kết quả đạt được
Qua nghiên cứu tác động dịch vụ logistics đến hiệu quả HĐKD của các DNSX trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đặc biệt là các dịch vụ logistics đầu vào logistics đầu ra thời gian qua, có thể rút ra một số đánh giá sau đây:
(1) Dịch vụ logistics ở Quảng Bình từng bước phát triển và từ năm 2010 đến nay có sự phát triển nhanh cả về nội dung và các hình thức dịch vụ, qua đó đã có những tác động rất tích cực đến KĐKD của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao hiệu quả HĐKD cho các DNSX trên địa bàn tỉnh.
(2) Dịch vụ của doanh nghiệp nói chung và các dịch vụ logistics nói riêng ngày càng phát triển, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp. Dịch vụ logistics đã có những tác động tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của các DNSX trên địa bàn tỉnh.
(3) Các dịch vụ logictics phát triển đã giúp nhiều DNSX nâng cao được trình độ kỹ thuật sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ, vì thế đã làm cho các sản phẩm sản xuất chất lượng ngày càng tốt hơn, giảm được giá thành và từng bước nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường.
(4) Sự phát triển các dịch vụ logistics (dịch vụ logistics đầu vào, đầu ra và dịch vụ logistics khác) đã hỗ trợ tích cực đối với nhiều DNSX trên địa bàn tỉnh mở rộng và chiến lĩnh được thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Hiệu quả HĐKD của DNSX
(Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí)
Chất lượng dịch vụ của các NCC NVL
1,513***
Chất lượng dịch vụ của các NCC dịch
vụ Logistics khác
4,458***
Mức độ tin dùng DV logistics thuê ngoài
1,840**
Mức độ sử dụng DV logistics cơ bản
0,684***
Mức độ sử dụng DV logistics gia tăng
2,149***
R2 = 0,949
(5) Trong điều kiện hội nhập, mở cửa thị trường, dịch vụ logistics đã giúp các DNSX tỉnh Quảng Bình tiếp cận với thị trường ngoài nước, nâng cao được trình độ và kỹ năng quản trị kinh doanh. Nhờ đó giảm được các chi phí trong sản xuất kinh doanh, điều quan trọng hơn nữa là luôn bảo đảm cho sản xuất của các doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng, liên tục và không bị gián đoạn.
(6) Nhờ các yếu tố dịch vụ logistics được cải thiện tốt, đó là chất lương dịch vụ của các nhà cung cấp nguyên vật liệu, các nhà phân phối và của các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác (vận tải, giao nhận, kho bãi, hải quan,...) đã giúp các DNSX trên địa bàn Quảng Bình tin dùng hơn, mức độ sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài cao hơn. Do đó, các yếu tố của dịch vụ logistics thuê ngoài có những tác động tích cực và trực tiếp đến việc giảm chi phí logistics, tăng doanh thu, tăng ROS (kết quả hồi quy mô hình 1) và ROC (kết quả hồi quy mô hình 2) của các DNSX trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Phụ lục 4.1 và phụ lục 4.2)
(7) Nhiều loại dịch vụ logistics có giá trị gia tăng thuê ngoài (dịch vụ lựa chọn người vận chuyển, đàm phán giá cả, xử lý đơn hàng, lắp ráp hoặc lắp đặt hàng hóa, trả lại hàng) đã được nhiều DNSX Quảng Bình sử dụng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của sản xuất kinh doanh như về xây dựng được hệ thống các khách hàng, hệ thống các đối tác trong và ngoài nước, tác động tích cực và đảm đảm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định. (Phụ lục 3, C3.5).
(8) Các DNSX trên địa bàn Quảng Bình đã đánh giá đúng lợi ích từ việc sử dụng các dịch vụ logistics từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp đã mạnh dạn thuê ngoài các dịch vụ logistics cơ bản (dịch vụ quản lý kho hàng, gom và gửi hàng, hệ thống thông tin logistics, quản lý phương tiện vận chuyển, thực hiện đơn hàng), vì thế HĐKD của các DNSX ngày càng văn minh, hiện đại và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tác động tích cực đến hiệu quả HĐKD . (Phụ lục C3.5)
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Nghiên cứu tác động dịch vụ logistics đến hiệu quả HĐKD của các DNSX trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, bên cạnh những mặt đạt được, cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế, đó là:
(1) Phía các DNSX, chưa khai thác và tận dụng hết những tác động tích cực của dịch vụ logistics đến HĐKD của mình chưa thực sự mạnh dạn thuê ngoài dịch vụ logistics để giảm chi phí, tăng doanh thu, cụ thể:
Các DNSX vẫn chú trọng dịch vụ logistics tự mình đảm nhiệm (1PL), nhưng chất lượng các 1PL này còn hạn chế, điều này là do đội ngũ lao động trong lĩnh vực dịch vụ logistics thiếu tính chuyên nghiệp, đầu tư của DNSX về hạ tầng 1PL còn ít và lạc hậu, nên năng suất lao động thấp dẫn đến chi phí 1PL, nhất là chi phí vận tải hàng hóa cao hơn so với sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài (2PL, 3PL,...). Điều này có tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của các DNSX trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
(2) Tổ chức bộ máy quản lý các dịch vụ logistics của các DNSX còn phân tán, thiếu tính tập trung thống nhất, do nhiều phòng ban trong doanh nghiệp đảm nhiệm.
Nội dung công tác logistics vật tư cho DNSX chưa được thực hiện bài bản, khoa học. Do vậy, nhiều dịch vụ logistics tự đảm nhiệm (1PL) ở các DNSX khó phát triển, không phát huy được tác dụng trong sản xuất - kinh doanh. Qua điều tra ở các DNSX tỉnh Quảng Bình về công tác logistics vật tư cho thấy rõ hạn chế trên với điểm đánh giá trung bình cao nhất là 2,74 và điểm trung bình thấp nhất là 2.37 (Biểu đồ 2.20)
2.71 2.60
2.64 2.39 2.37 2.59
2.74
0 1 2 3 4 5
Mức độ xác định đúng nhu cầu vật tư cho sản xuất và lập các kế hoạch mua sắm
Lập đơn hàng, ký hợp đồng cung ứng và theo dõi thực hiện hợp đồng đã ký về vật tư kỹ thuật
Mức độ tìm kiếm các nguồn vật tư bổ sung để thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu của DN
Mức độ tổ chức tiếp nhận vật tư về số lượng, chất lượng và thực hiện bảo quản
Mức độ theo dõi thường xuyên tình hình dự trữ SX, có biện pháp về mức dự trữ SX hợp lý
Mức độ tổ chức đảm bảo vật tư theo hạn mức cấp phát cho phân xưởng, tổ đội SX, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vật tư đã cấp phátThực hiện hạch toán vật tư và báo cáo tình hình đảm bảo vật tư của DN
(Ghi chú: thang điểm đánh giá từ 1- 5 với ý nghĩa 1= Rất thấp và 5= Rất cao) Biểu đồ 2.20. Đánh giá của DNSX về mức độ hoàn thiện
công tác quản lý hậu cần vật tư của doanh nghiệp
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (3) Nguồn nhân lực của các DNSX trong lĩnh vực dịch vụ logistics còn thiếu so với nhu cầu. Các doanh nghiệp phải tự đào tạo và đào tạo lại cho người lao động.
Vấn đề cập nhật về thông tin, chính sách, pháp luật quốc tế cũng là một hạn chế lớn đối với đội ngũ cán bộ chuyên làm dịch vụ logistics của doanh nghiệp hiện nay.
(4) Các DNSX trên địa bàn Quảng Bình quản trị dịch vụ logistics còn nhiều
bất cập, phát triển và quản lý theo truyền thống, kinh nghiệm, chưa thường xuyên quan tâm các loại dịch vụ cả đầu vào và đầu ra, tư tưởng kinh doanh không theo đúng quy tắc của thị trường còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp.
(5) Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin là yếu tố hết sức quan trọng trong HĐKD của các doanh nghiệp. Thông tin về khách hàng, về đối tác kinh doanh, thông tin về thị trường, về chính sách,… hiện còn nhiều yếu kém ở các DNSX Quảng Bình. Nguyên nhân xuất phát từ cả phía chủ quan như thiếu nhân lực chuyên nghiệp, trình độ nhân viên còn hạn chế và các nguyên nhân khách quan như hệ thống văn bản của nhà nước chưa nhất quán, có nơi có lúc còn chồng chéo, sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước (các bộ ngành, địa phương…) chưa hiệu quả, chưa thực sự hướng tới doanh nghiệp. Tất cả làm cho các dịch vụ nói chung và dịch vụ logistics đối với các doanh nghiệp Quảng Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
(6) Tổ chức các mối quan hệ kinh tế trong kinh doanh dịch vụ logistics chưa phát triển, đa số các nhà cung cấp dịch vụ logistics ở Quảng Bình chưa thiết lập được các mối quan hệ cung ứng dịch vụ lâu dài, phát triển các loại dịch vụ logistics chủ yếu trong ngắn hạn, chưa có chiến lược lâu dài nên làm cho các DNSX có xu hướng thiên về tự đảm nhiệm các dịch vụ logistics cả đầu vào và đầu ra, chưa tối ưu hóa khâu vận chuyển vật tư cho sản xuất và cung ứng sản phẩm cho khách hàng, từ đó đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của chính doanh nghiệp, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa của DNSX ở tỉnh Quảng Bình còn hạn chế. Điều này thể hiện qua kết quả điều tra khảo sát ở biểu sau (Biểu đồ 2.21).
3.01 2.66 2.5
2.77 2.86
0 1 2 3 4 5
Mức độ cạnh tranh về quy cách hàng hóa Mức độ cạnh tranh về chất lượng hàng hóa Mức độ cạnh tranh về giá cả hàng hóa Mức độ cạnh tranh về sự đa dạng của hàng hóa Mức độ cạnh tranh về dịch vụ khách hàng
(Ghi chú: thang điểm đánh giá từ 1- 5 với ý nghĩa 1= Rất thấp và 5= Rất cao) Biểu đồ 2.21. Mức độ cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp
sản xuất ở tỉnh Quảng Bình cung ứng trên thị trường
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
(7) Các nhà cung cấp logistics và thị trường dịch vụ logistics chưa thực sự phát triển ngang tầm tiềm năng và lợi thế của tỉnh Quảng Bình, thể hiện sự cung ứng dịch vụ còn mang tính nhỏ lẻ, số lượng công ty logistics chuyên nghiệp sử dụng chưa nhiều, chưa kết nối được chuỗi các dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh với toàn quốc và với các nước trong khu vực cũng như thế giới.
(8) Cơ sở hạ tầng logistics ở địa phương còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu, làm cho chi phí dịch vụ logistics, nhất là chi phí vận tải hàng hóa cao hơn so với các địa phương khác trong nước và khu vực. Điều này tác động không nhỏ đến hiệu quả HĐKD của các DNSX ở tỉnh Quảng Bình và mức doanh lợi trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thường thấp hơn so với các tỉnh trong khu vực.